Hacker Trung Quốc làm Mỹ mất 300 tỷ USD/năm
Một tổ chức độc lập về sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ khuyến cáo Hoa Kỳ có biện pháp trả đũa mạnh, như là “tấn công tin học” nhắm vào các cơ sở hacker Trung Quốc này sau khi khẳng định nền kinh tế Mỹ chịu thiệt hại hơn 300 tỷ đô la hằng năm chủ yếu do hacker Trung Quốc đã đánh cắp trên quy mô lớn các phần mềm tin học và nhiều sản phẩm khác do Hoa Kỳ phát triển.
Theo hãng tin AP, hôm qua, (ngày 22/5), Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ – IP (The Commission on the Theft of American Intellectual Property) – một tổ chức phi chính phủ – đã ra bản báo cáo ghi nhận tin tặc Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp bản quyền đứng đầu thế giới.
Báo cáo dài 89 trang dựa trên tư liệu hải quan và các số liệu thương mại khác đã chỉ đích danh chính quyền Bắc Kinh có liên quan đến vấn đề này: “Chính sách công nghiệp quốc gia ở Trung Quốc đặt ra mục tiêu khuyến khích ăn cắp tài sản trí tuệ và hiện có rất nhiều người Trung Quốc đang làm việc trong các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ liên quan đến việc làm này”.
Đồng chủ tịch Ủy ban, ông Jon Huntsman – nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa – nói: “Hiện nay chúng tôi tin rằng mức độ đánh cắp bản quyền trí tuệ của Hoa Kỳ trên thế giới là chưa từng có”.
Ông cho rằng Mỹ có thể có thêm được 2,1 triệu chỗ làm nếu các tiêu chuẩn bảo vệ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài được tăng cường đến mức tối đa.
Video đang HOT
Bản báo cáo của IP kêu gọi chính giới Hoa Kỳ có một loạt các biện pháp thích đáng kể cả dùng các biện pháp trừng phạt kinh tế, cấm nhập khẩu, và đưa vào sổ đen của các thị trường tài chánh hay thay đổi luật để cho phép “tấn công tin học” nhằm vào các cơ sở tin tặc ở nước ngoài nhằm lấy lại thông tin hay làm tê liệt máy tính của các hacker…
Ông Huntsman thúc giục Tổng Thống Barack Obama phải mạnh mẽ nêu lên vấn đề này trong cuộc họp ở California với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới.
Theo GenK
Đăng phim lậu, FileServe bị kiện đòi 1 triệu USD
Vừa qua, dịch vụ lưu trữ file FileServe đã bị nhà sản xuất Cowslip Film Partners kiện về hành vi đăng tải bộ phim điện ảnh American Cowslip khi không có giấy phép của đơn vị chủ quản. Cụ thể, theo cáo trạng tại tòa án liên bang California, nhà sản xuất tố cáo FileServe vi phạm bản quyền của hãng và đòi trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến bối thường hơn 1 triệu USD.
Đây không phải là vụ án điển hình duy nhất trong những năm qua khi các trang dịch vụ chia sẻ hay lưu trữ dữ liệu trực tuyến lần lượt đến với tòa án Hoa Kỳ và trong số đó chúng ta có thể kể đến những cái tên như Megaupload, RapidShare, Hotfile hay Oron. Hầu hết các vụ án trên đều có một mẫu số chung chính là các vấn đề liên quan tới việc sử dụng dữ liệu không có bản quyền của chủ sở hữu để phát tán diện rộng trong thế giới mạng.
Megaupload, rapidshare, hotfile,... là những trang chia sẻ trực tuyến được biết đến nhiều nhất
Trở lại với vụ án trong tuần khi nhà sản xuất phim American Cowslip cáo buộc FileServe vi phạm một loạt các vấn đề liên quan tới bản quyền trong đó có vi phạm về quyền tác giả, phí bản quyền và kinh doanh trái phép dựa trên nguồn tư liệu bất hợp pháp.
Theo đại diện của nhà sản xuất: "FileServe là một website cung cấp các sản phẩm sở hữu trí tuệ không được cấp phép và không trả bất kỳ một đồng phí bản quyền nào cho người sở hữu sản phẩm... Bên cạnh đó, đây cũng là phương tiện sao chép và phân phối số lượng lớn các tư liệu bất hợp pháp có tính phí thành viên đối với các mức truy cập khác nhau."
Theo quy định chung, hầu hết các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng có thể được coi như một "nơi lưu trữ dữ liệu không bản quyền". Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng bổ sung thêm rằng họ đã khuyến cáo FileServe về các bản sao chép phạm pháp nhưng có vẻ như hiện tượng vi phạm vẫn tiếp diễn.
FileServe phân phối và kinh doanh dữ liệu bất hợp pháp
Trong bản khai của mình, đại diện Buffalo Speedway khẳng định "trong khoảng thời gian giữa ngày 31/3/2011 tới mùng 7/2/2012, chúng tôi đã đã gửi thông báo bằng thư tay và email cho FileServe khuyến cáo về việc vi phạm bản quyền bộ phim American Cowslip. Cho dù có thông báo từ trước nhưng bị cáo vẫn cố tình không tuân theo đề nghị của chúng tôi."
Cowslip Film Partners tin rằng File Serve phải chịu trách nhiệm trong hành vi phát tán các bản sao bất hợp pháp và phải có thời gian thử thách. Nhà sản xuất cũng muốn được bồi thường thiệt hại 1 triệu USD.
Đây không phải là lần đầu tiên FileServe lâm vào tình trạng kiện tụng như trên. Năm ngoái, phó chủ tịch hãng phim Paramount Pictures đã gọi dịch vụ lưu trữ trực tuyến này là một trong những ứng viên tiếp theo đáng bị trừng trị theo luật pháp sau Megaupload của Kim Dotcom.
Megaupload và Kim Dotcom đã từng lao đao với luật pháp Hoa Kỳ
Với bộ luật hiện hành, không phải ai cũng có quyền chia sẻ dữ liệu một cách công khai nữa, thay vào đó, người dùng trên khắp thế giới chỉ được download file do chính trang chủ đăng tải lên, như với trường hợp của Megaupload. Nhưng động thái này vẫn chưa chứng tỏ được gì nếu so với cục diện hiện nay của giới Internet khi các trang web đang dần bị giới hạn loại dữ liệu upload và download.
Theo GenK
Android, Chrome OS trở thành "mỏ vàng" của... Microsoft Mặc dù là nền tảng mang tính chất mở và hoàn toàn miễn phí, lại thuộc quyền sở hữu của Google, tuy nhiên Android và ChromeOS lại trở thành "mỏ vàng" của Microsoft khi các hãng công nghệ phải trả phí bản quyền cho Microsoft nếu muốn sử dụng 2 nền tảng mở này. Theo đó, Microsoft và hãng điện tử Hon Hai...