Hacker rao bán hồ sơ của 300.000 sinh viên các trường đại học Việt Nam
Hồ sơ của hơn 300.000 sinh viên từ 10 trường đại học Việt Nam bị một hacker rao bán. Gói dữ liệu này gồm nhiều hình ảnh, thông tin nhạy cảm của sinh viên.
Ngày 13/8, thông tin cá nhân của người Việt một lần nữa bị rao bán công khai trên diễn đàn R***. Theo bài đăng của tài khoản X***1983, đây là dữ liệu hồ sơ của hơn 300.000 sinh viên các trường đại học tại Việt Nam.
Ngoài các thông tin cơ bản của sinh viên như tên tuổi, địa chỉ và số điện thoại, tệp dữ liệu còn chứa nhiều thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, hình ảnh chứng minh nhân dân, địa chỉ liên lạc phụ huynh… Tuy nhiên, hacker không nêu rõ các dữ liệu này được thu thập từ khi nào.
Hacker rao bán hồ sơ của 300.000 sinh viên các trường đại học Việt Nam
Bài đăng của X***1983 bao gồm mẫu thông tin cá nhân của hai sinh viên năm nhất đang theo học tại Học viện Hàng không Việt Nam. Ngoài ra, tài khoản này còn đính kèm nhiều dữ liệu bao gồm danh sách lớp học, ảnh chứng minh nhân dân của sinh viên. Bên cạnh đó, hacker này còn để lại địa chỉ email để người mua liên hệ.
Khi liên hệ ngẫu nhiên với một bộ thông tin mẫu của hacker, sinh viên N.T.B tỏ ra hoang mang vì không hiểu tại sao thông tin cá nhân chi tiết của mình lại bị lộ. Sinh viên N.T.B xác nhận với phóng viên Zing toàn bộ những dữ liệu mà tài khoản X***1989 đăng tải trùng khớp với thông tin cá nhân của mình.
Video đang HOT
Zing đã liên hệ với Học viện Hàng không Việt Nam, nơi sinh viên N.T.B đang theo học nhưng chưa nhận được phản hồi. Đến 11 giờ ngày 15/8, bài đăng trên diễn đàn R*** của hacker đột ngột biến mất.
Theo ông Phan Bá Tuấn, chuyên gia quảng cáo trực tuyến từ PhanBros, những dữ liệu này được sử dụng để định danh người dùng trên Internet để phân phối quảng cáo. Ngoài ra, thông tin trên cũng được dùng với mục đích lừa đảo như phising, đăng ký vay tín dụng. “Tùy theo sự sáng tạo của hacker mà những dữ liệu này có hàng trăm cách sử dụng. Tuy vậy, đa phần cách sử dụng đều với mục đích xấu”, ông Tuấn cho biết.
Từ 2016, hàng chục vụ lừa đảo được ghi nhận tại Việt Nam dưới hình thức phising. Theo đó, kẻ gian sẽ thu thập thông tin người dùng để tăng lòng tin ở các bước lừa đảo. Điển hình là chiêu trò giả mạo sàn thương mại điện tử để “ship lụi”. Với thông tin cá nhân khách hàng trong tay, kẻ gian sẽ tạo những đơn hàng giả, ship đến nhà người dùng trong các đợt sale lớn.
Hồi tháng 2, dữ liệu của khoảng 18.900 khách hàng từng mua sắm tại chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim cũng bị rao bán với giá 800 USD. Ngoài thông tin cơ bản của người mua hàng như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, tệp dữ liệu còn chứa nhiều thông tin nhạy cảm, quan trọng như đơn hàng đã mua, tình trạng bảo hành.
Trước đây, thông tin mua sắm tại các chuỗi bán lẻ trong đó có Điện Máy Xanh từng bị khai thác với mục đích lừa đảo, bán gói bảo hành giả. Công thức được kẻ gian áp dụng là gọi đến nạn nhân, tự nhận là nhân viên của hãng, đọc chính xác thông tin mua hàng của người dùng và đề xuất bán gói bảo hành giả.
Đọ sức mạnh mạng Mỹ - Trung: Tưởng "chung mâm" hóa ra chênh nhau cả thập kỷ, bất ngờ với vị trí của Việt Nam
Những tưởng Trung Quốc có thể ngang cơ với Mỹ khi so sánh sức mạnh mạng, hóa ra chênh lệch giữa hai nước xa đến bất ngờ. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn cả là vị trí của Việt Nam.
Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc trên không gian mạng toàn cầu. Nhưng một nghiên cứu mới đây dự báo, với tình trạng bảo mật nghèo nàn cùng khả năng phân tích tình báo yếu kém, Trung Quốc vẫn không thể bắt kịp Mỹ trong ít nhất một thập kỷ nữa.
Các nhà nghiên cứu của IISS xếp hạng sức mạnh không gian mạng của các quốc gia dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm sức mạnh nền kinh tế số và mức độ trưởng thành về năng lực bảo mật và tình báo, cũng như mức độ tích hợp sức mạnh an ninh mạng vào các hoạt động quân sự.
Cũng giống như Nga, Trung Quốc đã cho thấy chuyên môn và trình độ của mình trong các hoạt động tấn công mạng, như xâm nhập lấy trộm thông tin sở hữu trí tuệ và các chiến dịch phát tán tin tức sai lệch khác. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này vẫn chỉ xếp hạng hai sau Mỹ do sự lỏng lẻo trong khả năng bảo đảm an ninh mạng của mình.
Trong báo cáo của mình, tổ chức nghiên cứu kết luận rằng, chỉ có Mỹ là cường quốc không gian mạng "bậc nhất". Trong khi đó, hạng Hai bao gồm Trung Quốc, Nga, Anh, Úc, Canada, Pháp và Israel. Việt Nam cùng các quốc gia Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Triều Tiên và Iran đứng hại thứ ba.
Ông Greg Austin, chuyên gia an ninh mạng tại IISS, cho rằng, các báo cáo từ truyền thông chỉ tập trung vào những mặt tích cực trong các tiến bộ công nghệ số của Trung Quốc - ví dụ như khát vọng trở thành người dẫn đầu thế giới về AI. Điều này đã góp phần "thổi phồng" sức mạnh mạng của Trung Quốc trong mắt mọi người.
Ông Austin cho biết: "Trong mọi thước đo, sự phát triển về kỹ năng an ninh mạng ở Trung Quốc đều kém xa so với nhiều quốc gia khác."
Theo báo cáo, Trung Quốc mới chỉ tập trung vào "an ninh nội dung" - hạn chế các thông tin bất lợi cho internet trong nước - do vậy, nó làm giảm sự tập trung cho việc bảo mật các hệ thống mạng để vận chuyển nội dung đó. Ngoài ra, báo cáo của IISS cũng cho rằng khả năng phân tích tình báo của Trung Quốc cũng "kém trưởng thành" hơn năng lực của nhóm Fire Eyes (Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand).
Theo IISS, điều làm nước Mỹ ở vị thế độc tôn trong bảng xếp hạng là nền tảng công nghiệp kỹ thuật số vô song, chuyên môn mã hóa và năng lực thực hiện các cuộc tấn công mạng "tinh vi, nham hiểm" chống lại kẻ thù. Không giống như các đối thủ Nga, Trung Quốc, nước Mỹ còn có nhiều đồng minh thân cận đều là các cường quốc không gian mạng, bao gồm cả các nước thuộc nhóm Fire Eyes.
Ông Robert Hannigan, cựu giám đốc cơ quan tình báo Anh GCHQ cũng đồng tình với nhiều kết luận trong báo cáo của IISS nhưng ông cho rằng, các nước như Nga và Trung Quốc sẽ nhanh chóng củng cố lại những điểm yếu trong hệ thống an ninh mạng của mình.
Báo cáo này được công bố bởi Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược IISS (International Institute for Strategic Studies) sau một loạt các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào nước Mỹ trong thời gian qua, cho thấy mối đe dọa ngày càng tăng về việc do thám trực tuyến từ các quốc gia thù địch.
Trong tháng 12, các quan chức Mỹ phát hiện ra một nhóm hacker có nguồn gốc từ Nga đã thâm nhập vào phần mềm SolarWinds để theo dõi các mục tiêu cấp cao trong chính quyền Washington, bao gồm cả bộ Thương mại và Bộ Tài chính. Ba tháng sau, phần mềm email của Microsoft tại các tổ chức phi chính phủ và nghiên cứu cấp cao cũng bị tấn công bởi các hacker nghi ngờ có liên quan đến Trung Quốc.
Các cuộc tấn công mạng giờ bắt đầu có quy mô lớn hơn và nguy hiểm hơn khi nó liên quan đến các hệ thống hạ tầng khác. Ví dụ như cuộc tấn công vào hệ thống dẫn khí đốt Colonial Pipeline và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Ireland vào tháng trước.
'Cựu hacker' HiếuPC: Thế giới hacker cũng có 'đa cấp' "Thế giới ngầm trên mạng cũng có đa cấp", Ngô Minh Hiếu - chuyên gia tại Trung tâm NCSC - tiết lộ trong buổi nói chuyện về bảo mật thông tin gần đây. Cựu hacker nổi tiếng những năm 2010 cho biết, quy mô của một nhóm đa cấp nhỏ khoảng l5 - 10 người, tổ chức lớn có thể lên đến hàng...