Hacker lại tấn công một website khác của Sony
Theo tính toán của Sony, hơn 100 triệu tài khoản của Sony Computer Entertainment Developer Network đã bị ảnh hưởng.
Hôm qua, một nhóm hacker lại tuyên bố đã tấn công Sony bằng cách tung lên mạng một tài liệu có chữa mã nguồn trang web Sony Computer Entertainment Developer Network.
Lulz Security để lại “chữ ký” sau cuộc tấn công nhằm vào Sony Computer Entertainment Developer Network. Ảnh: Forbes
Nhóm hacker thực hiện đợt tấn công lần này mang tên Lulz Security. Tuần vừa rồi nhóm này cũng tuyên bố mình đã có được hơn một triệu mật khẩu, địa chỉ email và các thông tin khác từ SonyPictures.com.
Sony Pictures Entertainment đã xin lỗi người dùng suốt những ngày cuối tuần bởi đã vi phạm về thông tin cá nhân ở trang web SonyPictures.com. Trang web này cung cấp các đoạn phim trailer giới thiệu và cập nhật thông tin các phim sắp ra mắt tới người dùng.
Mạng Playstation Network, dịch vụ nghe nhạc Qriocity và Sony Online Entertainment của “gã khổng lồ điện tử” Nhật bản đều là mục tiêu tấn công của các nhóm hacker trong những ngày gần đây. Sony còn phải hứng chịu các đợt tấn công khác từ Hy Lạp, Thái Lan và Indonesia. Thậm chí website Sony Ericsson của Canada cũng nằm trong danh sách các “nạn nhân” bị hack.
Video đang HOT
Trong vụ tấn công Sony lần này, nhóm Lulz Security còn “chôm” được địa chỉ email và mật khẩu của một số thành viên trong chương trình bảo mật mang tên InfraGard của FBI.
Nhóm này cho biết vụ tấn công và website Atlanta của InfraGard nhằm trả đũa Mỹ vì đã liệt hok vào danh sách các hành động tuyên chiến. Lulz Security cũng tung ra một list chứa 180 địa chỉ email và mật khẩu được đánh cắp từ chương trình InfraGuard.
Theo Số Hóa
Tại sao hacker ghét Sony?
Sony bỗng nhiên liên tục bị hacker tấn công. Nguyên nhân rất có thể do những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh tay của hãng này.
Chuyên gia bảo mật Gene Spafford thuộc Đại học Purdue University - người giải trình trước Quốc hội về các vấn đề bảo mật của Sony - cho biết có rất nhiều vụ việc liên quan. Ông trích dẫn vụ Sony cấm truy cập vĩnh viễn đối với người dùng vi phạm bản quyền PlayStation, Sony cài đặt "rockits" trên máy tính khách hàng để kiểm soát việc sao chép nhạc, và các vụ kiện của hãng chống lại hacker George Hotz và Jammie Thomas.
George Hotz (hay còn gọi là GeoHot), một hacker nổi tiếng vì bẻ khóa iPhone, đã chọc tức Sony khi mở blog công bố quá trình hack PlayStation 3 - hệ thống được coi là an toàn và bảo vệ tốt.
Jammie Thomas bị bắt trong một vụ vi phạm bản quyền âm nhạc. Bà này bị buộc tội chia sẻ bài hát có bản quyền qua mạng chia sẻ Kazaa.
Spafford nói "Tất cả những vụ việc này làm nổi lên hình ảnh của Sony như một công ty tham lam và không có trái tim. Vì vậy không đáng nhạc nhiên khi họ trở thành mục tiêu của hacker."
Vụ tấn công có chủ ý nhằm vào PlayStation Network xâm phạm hàng triệu tài khoản và thông tin người dùng cho thấy Sony không thực hiện tốt những biện pháp bảo mật cần thiết. Hacker thấy sơ hở và tìm đến là điều đương nhiên.
Sony rối tung trong các cuộc tấn công gần như liên tiếp khắp mọi phía, từ các trang web giả mạo trên máy chủ của hãng ở Thái Lan cho tới cuộc tấn công gần đây nhất của nhóm hacker LulzSec.
Hãy cùng nhìn lại những cuộc tấn công của Hacker mà Sony phải gánh chịu trong năm 2011:
Ngày 17/04: Hacker tấn công PlayStation Network, truy cập vào các thông tin cá nhân của 77 triệu người dùng.
Ngày 02/05: Sony phát hiện thông tin 12.000 thẻ tín dụng bị hacker đánh cắp trong các vụ tấn công PSN.
Ngày 19-20/05: So-net (công ty con của Sony) bị mất cắp số thẻ token ảo trị giá 1.200 USD; Hacker tấn công máy chủ của Sony ở Thái Lan, chuyển hướng người dùng đến những trang web giả mạo.
Ngày 23/05: Hacker tấn công máy chủ Sony BMG tại Hy Lạp, đánh cắp thông tin tài khoản.
Ngày 24/05: Sony xác nhận hacker tấn công trang web eShop tại Canada của Sony Ericsson, gây ảnh hưởng tới 2000 người dùng.
Ngày 02/06: Nhóm hacker Lulzsec tấn công attacks Sonypictures.com, xâm phạm thông tin cá nhân của 1 triệu khách hàng.
Theo ICT