Hạ viện Mỹ thừa nhận cộng đồng tình báo theo không nổi Trung Quốc
Báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cảnh báo cộng đồng tình báo nước này không bắt kịp bước tiến về công nghệ và chính trị của Trung Quốc trong 2 thập kỷ qua.
Bản báo cáo dài 200 trang được Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ biên tập lại thành bản tóm tắt dài 37 trang công bố hôm 30/9.
Tài liệu này khẳng định, cộng đồng tình báo Mỹ không bắt kịp với những thay đổi trong môi trường công nghệ và địa chính trị đang được định hình bởi một Trung Quốc trỗi dậy.
“Nếu không có sự phân bổ lại đáng kể các nguồn lực, chính phủ và cộng đồng tình báo Mỹ sẽ không đạt được kết quả cần thiết để Mỹ tiếp tục cạnh tranh với Trung Quốc trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới và để bảo vệ an ninh Mỹ”, bản báo cáo viết.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 30/9, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff thừa nhận các cơ quan tình báo Mỹ có nhiều việc phải làm để đối phó với các thách thức mà Trung Quốc đặt ra.
Video đang HOT
Cộng đồng tình báo Mỹ có dấu hiệu “hụt hơi” trước Trung Quốc trong 20 năm qua. (Ảnh: iStock)
Theo ông Schiff, sau 2 thập kỷ, năng lực của Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC) trong việc giải quyết các mục tiêu khó nhằn như Trung Quốc đã suy yếu.
“Nếu không có sự sắp xếp lại nguồn lực một cách đáng kể và ngay lập tức, chúng ta sẽ không có sự chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với Trung Quốc về mặt ngoại giao, kinh tế và quân sự trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.
Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để dự đoán và mô tả chính xác ý định của Bắc Kinh…Tin tốt là chúng ta vẫn còn thời gian”, ông Schiff cho biết.
Bản báo cáo mới đây được đưa ra vào thời điểm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng liên quan tới 2 loạt các vấn đề từ COVID-19, Biển Đông, Hong Kong…
Tài liệu này cũng đưa ra 36 khuyến nghị công khai và 100 khuyến nghị được bảo mật để cải thiện tình trạng. Một số khuyến nghị bao gồm: Nhà Trắng xem xét gia tăng ngân sách cho IC, IC ưu tiên đào tạo nhân lực về các vấn đề tập trung vào Trung Quốc hay thành lập “nhóm nghiên cứu lưỡng đảng, lưỡng viện” để đánh giá xem có cần thay đổi hay không.
“Tôi hy vọng Cộng đồng Tình báo sẽ hợp tác với các ủy ban giám sát của Quốc hội để thực hiện các thay đổi cần thiết này một cách nhanh chóng. Tất cả chúng ta nên có cùng một mục tiêu – đảm bảo Mỹ và cộng đồng tình báo được chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với thách thức tới từ Trung Quốc một cách hiệu quả”, ông Schiff nói.
Bản báo cáo không đề cập tới các cáo buộc Trung Quốc can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ. Nhưng nó làm nổi bật nguy cơ xuất phát từ “các tác nhân gây ảnh hưởng” của Bắc Kinh và các nỗ lực tuyên truyền và thông tin sai lệch của Trung Quốc xung quanh các sự kiện như biểu tình ở Hong Kong hay đại dịch COVID-19.
Hạ viện Mỹ đề xuất chi 2.200 tỷ USD cứu trợ Covid-19
Phe Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đề xuất gói cứu trợ 2.200 tỷ USD ứng phó Covid-19, đồng thời tỏ ý sẵn sàng đàm phán với Nhà Trắng.
Các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện Mỹ hôm 28/9 công bố dự luật cứu trợ Covid-19 trong nỗ lực đạt được thỏa thuận lưỡng đảng trước cuộc bầu cử tháng 11. Gói cứu trợ 2.200 tỷ USD này giảm đáng kể so với đề xuất ban đầu 3.400 tỷ USD của Hạ viện, gồm các khoản hỗ trợ cho chính quyền địa phương, giáo dục, doanh nghiệp nhỏ và những nỗ lực ứng phó Covid-19 như xét nghiệm, truy vết và cách ly người nhiễm.
"Các thành viên đảng Dân chủ đang thực hiện đúng lời hứa về thỏa hiệp với dự luật này. Đây là điều cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế mà các gia đình lao động Mỹ đang phải đối mặt", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết.
Chủ tịch Hạ viện Pelosi phát biểu tại họp báo ở thủ đô Washington ngày 2/7. Ảnh: Reuters.
Bà Pelosi cùng lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows hôm 7/8 đã đàm phán về gói cứu trợ 3.400 tỷ USD, nhưng không đi đến thống nhất do khác biệt giữa hai bên quá lớn.
Một vài thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đề xuất gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD, song bị nhiều thành viên trong đảng bác bỏ vì quá lớn, trong khi phe Dân chủ cho rằng nó quá ít.
"Chúng tôi sẵn sàng đàm phán", bà Pelosi cuối tuần trước cho hay, nói rằng bà vừa trao đổi qua điện thoại với Bộ trưởng Tài chính Mnuchin.
Chủ tịch Uỷ ban Cách thức và Phương pháp Hạ viện Mỹ Richard Neal tuần trước cho biết các nỗ lực thông qua dự luật cứu trợ 2.200 tỷ USD sẽ sớm được thực hiện. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell trước đó nói rằng các nghị sĩ cần hỗ trợ thêm cho nền kinh tế quay cuồng vì đại dịch Covid-19.
"Các nét cơ bản đã có sẵn. Tôi nghĩ bây giờ chỉ là vấn đề thời gian và những yếu tố tương tự", nghị sĩ Neal nói với các phóng viên khi được hỏi về tiềm năng của dự luật mới, cho biết nó có thể được bỏ phiếu trong vài ngày tới.
Hiện không rõ Nhà Trắng có đồng ý với khoản cứu trợ lớn như vậy hay không.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 33,5 triệu người nhiễm và hơn một triệu người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 7,3 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong.
'Bất ngờ tháng 10' có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ Tuyên bố mở cuộc điều tra vào ngày 28/10/2016 của giám đốc FBI James Comey đã giáng đòn "không thể cứu vãn" với ứng viên tổng thống Hillary Clinton. Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Comey ngày 28/10/2016 thông báo với quốc hội rằng một cuộc điều tra nhằm vào bà Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ...