Hạ viện Argentina không thông qua dự luật ngân sách năm 2022
Sau hơn 20 giờ tranh luận căng thẳng, phiên họp quan trọng của Hạ viện Argentina về dự luật ngân sách năm 2022 đã kết thúc vào đêm muộn ngày 17/12 (giờ địa phương) mà không đạt được kết quả như mong đợi khi văn kiện này đã bị bác bỏ với 132 phiếu chống, 121 phiếu ủng hộ và 1 phiếu trắng.
Các cửa hàng đóng cửa khi lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại Buenos Aires, Argentina. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc dự luật ngân sách không được thông qua được coi là một thất bại lớn của chính phủ Argentina không chỉ vì nước này sẽ bước vào năm 2022 mà chưa có được nguồn ngân sách phân bổ phục vụ cho các chương trình hồi phục kinh tế mà còn bởi đây là một thành tố quan trọng trong quá trình đàm phán kéo dài với Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) liên quan tới việc tái cơ cấu khoản nợ 44 tỷ USD mà Argentina đã nhận của tổ chức tài chính đa phương này.
Hạ nghị sỹ Mario Negri thuộc liên minh đối lập Juntos por el Cambio đã cáo buộc chính phủ tìm cách “xử lý một cách nhanh chóng” dự luật này và “dường như họ không nhận ra thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội mới đây”. Ông Negri cũng cho rằng chính phủ của Tổng thống Alberto Fernandez đã đánh giá thấp các dự báo về lạm phát và thâm hụt ngân sách cho năm tới mà phớt lờ thực tế rằng đất nước đang phải trải qua một giai đoạn nguy kịch với mức lạm phát lên tới hơn 50%, thâm hụt ngân sách lên tới 3 điểm GDP.
Theo dự luật, chính phủ Argentina đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 4% so với năm 2021, tỷ lệ lạm phát là 33% và tỷ giá hối đoái chính thức là 131 peso/1 USD so với mức 107 peso/1 USD hiện nay.Trước những bất đồng không thể san lấp, liên minh đối lập cũng từ chối hoãn cuộc tranh luận và chuyển dự luật này lại cho Ủy ban Ngân sách.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, Tổng thống Alberto Fernandez ngay lập tức đã phải ký sắc lệnh kéo dài hoạt động ngân sách hiện nay cho tới khi dự luật này được thảo luận trở lại vào tháng 3 tới. Cách đây 10 năm chính phủ Argentina cũng rơi vào tình trạng tương tự khi dự thảo ngân sách do Tổng thống lúc bấy giờ là Cristina Fernandez đệ trình cũng không được Hạ viện do phe đối lập kiểm soát thông qua.
Nghị sĩ Anh bị phê bình vì mang con tới nghị trường
Một nữ nghị sĩ Anh mới đây đã bị phê bình vì mang con nhỏ tới Hạ viện. Vụ việc làm dấy lên cuộc tranh luận về quy tắc ứng xử trong cơ quan lập pháp.
Nghị sĩ Creasy đã đưa con tới các phiên họp quốc hội (Ảnh: Getty).
Stella Creasy, một nghị sĩ thuộc Công đảng, cho biết một đại diện của Hạ viện đã nói với bà rằng, việc bà đưa con trai nhỏ tới cuộc tranh luận tại Điện Westminster là vi phạm các quy định trong Hạ viện, sau khi bà đưa con đi họp hôm 23/11.
Bà Creasy đã chia sẻ một email được gửi tới bà, nói rằng "bà không nên ngồi trong phòng họp khi đi cùng con nhỏ", và rằng điều này cũng áp dụng với Điện Westminster, tòa nhà cổ kính nhất tại khu tòa nhà quốc hội, được sử dụng cho các sự kiện chính thức và các hoạt động quan trọng.
Giải thích cho lý do đưa con nhỏ tới phiên họp, nữ nghị sĩ Anh cho biết: "Con trai tôi mới được 13 tuần tuổi, và tôi cũng không nghỉ thai sản. Tôi không thể để con một mình, vì vậy việc mang theo con đi làm là cách duy nhất".
Bà Creasy cũng cho rằng với phần lớn thành viên trong Hạ viện đều là đàn ông thì có lẽ họ sẽ không hiểu được sự vất vả và khó khăn của phụ nữ trong thời gian này.
Sau các phàn nàn của Creasy, Chủ tịch Hạ Nghị viện Anh Lindsay Hoyle đã yêu cầu Ủy ban Thủ tục xem xét các quy định xung quanh việc đưa trẻ sơ sinh vào Hạ viện và quốc hội.
Trên thế giới, việc các nghị sĩ mang theo con nhỏ tham gia các cuộc họp hoặc bầu cử không phải là điều hiếm gặp.
Tại Mỹ, hồi năm 2018, thượng nghị sĩ Tammy Duckworth đã trở thành thượng nghị sĩ đầu tiên đưa con tới một phiên bỏ phiếu tại Thượng viện, chỉ vài ngày sau khi Thượng viện thay đổi các quy tắc cho phép trẻ sơ sinh vào Thượng viện trong các cuộc bỏ phiếu.
Vào năm 2019, nghị sĩ Công đảng New Zealand Tāmati Coffey đưa con trai 6 tuần tuổi đến một buổi tranh luận trong quốc hội.
Thủ tướng Jacinda Ardern, thủ tướng đầu tiên của New Zealand nghỉ thai sản và là nhà lãnh đạo được bầu thứ hai trên thế giới sinh con khi đang tại vị, đã làm nên lịch sử khi đưa con gái ba tháng tuổi vào hội trường Liên Hợp Quốc vào năm 2018.
Nhưng một số nhà lập pháp cũng bị chỉ trích vì chăm con tại nơi làm việc, như nghị sĩ Tây Ban Nha Carolina Bescansa vào năm 2016 đã bị phàn nàn khi đưa con vào quốc hội và cho con bú trong một phiên họp.
Argentina thúc đẩy sản xuất các loại vaccine phòng COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, ngày 16/11, Chính phủ Argentina đã đăng trên Công báo quyết định thành lập một cơ quan liên bộ phụ trách vấn đề nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại vaccine cũng như thúc đẩy các công nghệ y tế khác với mục đích giảm thiểu tình trạng phụ thuộc vào dược phẩm nhập...