Hà Tĩnh: Xót xa từ tâm bão lửa
Nắng nóng gay gắt cộng với gió Lào thổi mạnh và thảm thực bì dày, hàng trăm ha rừng trên địa bàn Hà Tĩnh bị thiêu rụi chỉ trong chưa đầy 1 tuần. Bản đồ tỉnh này chìm trong một màu đỏ khi “giặc lửa” tàn phá kinh hoàng những cánh rừng phòng hộ khắp các huyện miền núi.
Gần 50ha rừng thông tại huyện Nghi Xuân bị “bảo hỏa” thiêu cháy
Cháy rừng “chồng” lên cháy rừng
Chỉ trong ngày 28/6, tại Hà Tĩnh đã xảy ra liên tiếp 5 vụ cháy rừng khủng khiếp, chưa từng có trong lịch sử, cả một bầu trời nhuộm trong khói lửa. Chính quyền, người dân bàng hoàng, lo sợ. Lực lượng cứu hỏa căng mình ngày đêm dập lửa. Sức người kiệt quệ, rừng tang hoang, người dân đau thương khi chứng kiến rừng xanh đổ nát trong hoang tàn.
Khoảng 13 giờ ngày 28/6, người dân phát hiệnđám cháyđã bùng phát ở khu vực rừng thông tiểu khu 92A thôn 7, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân.Từ điểm phát cháy ban đầu ở vùng núi xã Xuân Hồng, ngọn lửa sau đó lan rộng sang các khu rừng thuộc tổ dân phố 2, 3 của thị trấn Xuân An. Chính quyền và các cơ quan chức năng của huyện này đã huy động hơn 1.000 người gồm lực lượng công an, bộ đội, kiểm lâm, dân quân tự vệ và người dân địa phương dốc sức dập tắt đám cháy.
Đến 21 giờ cùng ngày, ngọn lửa vẫn cháy dữ dội, đe dọa các khu dân cư ở tổ dân phố 1, thị trấn Xuân An nên UBND huyện Nghi Xuân đã phải cho sơ tán gần 100 hộ dân với 300 người trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Khoảng 22 giờ 30 phút, đám cháy cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, đến khoảng 3 giờ sáng ngày 29/6, đám cháy bất ngờ bùng phát trở lại, lan nhanh và đe dọa trực tiếp 2 cây xăng dầu cạnh quốc lộ 1A, đoạn thuộc thị trấn Xuân An, khiến lực lượng chức năng phải phối hợp với cửa hàng xăng dầu tháo rời các cột bơm xăng và di chuyển toàn bộ tài sản ra ngoài, đồng thời phủ cát lên các bồn chứa đề phòng cháy nổ. Đến khoảng 16 giờ ngày cùng ngày, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Các lực lượng chức năng đã khoanh vùng, cô lập, không để lửa lan sang các khu vực khác.
Sau 3 ngày, rừng thông ở núi Hồng chỉ còn một vài điểm bén lửa ở gốc cây bốc khói lên
Video đang HOT
“Lần đầu tiên, địa phương chúng tôi xảy ra đám cháy kinh khủng như thế này. Mọi người cuống cuồng lo sợ. Trẻ con thấy lửa khóc thét không chịu ngủ. Để bảo đảm an toàn, tôi đã đưa vợ con về gửi bên ngoại, còn đồ đạc có giá trị trong nhà tôi nhờ các lực lượng chức năng di dời đi gửi ở nhà văn hóa thôn”, anh Nguyễn Đức Dũng, trú tại xã Xuân Hồng nói.
Cùng thời điểm này, trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Can Lộc, Cẩm Xuyên cũng xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng tự nhiên và rừng sản xuất. Tại huyện Cẩm Xuyên từ trưa 29/6 tại Tiểu khu 324 (xã Cẩm Mỹ) thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, ngọn lửa thiêu rụi một số diện tích rừng phòng hộ tự nhiên. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đã nhanh chóng huy động lực lượng gồm hơn 500 người để chữa cháy. Đến sáng 30/6, lửa đã được khống chế, tuy nhiên vẫn còn cháy âm ỉ.
Đêm 1/7, một vụ cháy rừng lớn đã xảy ra tại xã Trường Sơn (huyện Đức Thọ) suốt nhiều giờ liền khiến nơi đây chìm trong biển lửa và đe dọa tính mạng của hàng trăm người dân sống lân cận. Cơ quan chức năng đã huy động 500 người dập lửa cùng phương tiện tối ưu nhất. “Khi lực lượng cứu hỏa thở phào nhẹ nhõm khi vừa dập tắt ngọn lửa ở điểm Xuân An (Nghi Xuân) thì lại nghe dân báo cháy rừng ở nơi khác. Đến lúc này, chúng tôi thật sự kiệt sức và thương cho chính mình, thương cho người dân”, một chiến sĩ biên phòng Hà Tĩnh chia sẻ.
Bằng mọi cách dập lửa
Ông Nguyễn Công Tố, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, ngay sau vụ cháy xảy ra tại huyện Nghi Xuân, chính quyền Hà Tĩnh đã huy động tối đa lực lượng quân đội, công an, kiểm lâm và nhân dân địa phương tham gia cứu rừng. Ngọn lửa bùng phát từ trưa 28/6, cơ quan chức năng đã huy động tối đa người, phương tiện để dập lửa. Đến chiều ngày 29/6, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC công an tỉnhNghệ An, kiểm lâm cơ động tỉnhThanh Hóa vào ứng cứu.
Tại rừng thông huyện Nghi Xuân, với các biện pháp dập lửa thông thường, các đội ứng cứu cũng chủ động triển khai phương án “dùng lửa cứu lửa”. Theo đó, các đội chữa cháy chủ động phát cây tạo đường “băng trắng” trước khoảng cách đám cháy sắp tới, sau đó chủ động dùng lửa đốt trước, từ đó hạn chế được thiệt hại khi lửa bùng phát trong những vùng mà lực lượng chức năng không thể kiểm soát. Đồng thời sơ tán gần 300 người dân đến nơi an toàn, các cây xăng gần đó cũng được tháo cột bơm, sơ tán đồ đạc, lấp cát vào vùng chứa tẹc xăng dầu.
Lực lượng cứu hỏa thật sự kiệt sức sau nhiều ngày gồng mình vào khống chế đám cháy
Trong công tác chữa cháy tại rừng thông huyện Nghi Xuân, ông Nguyễn Công Tố, thừa nhận, do phương tiện thiết bị dập lửa thô sơ nên để tiếp cận dập lửa khi đang cháy lớn là rất khó khăn và nguy hiểm. Vì vậy, lực lượng chữa cháy đã tiến hành khoanh vùng đám cháy và kiểm soát đám cháy bằng hình thức tạo ra một đường băng cản lửa để xử lý và cô lập đám cháy. Nhờ cách này mà đám cháy sau đó mới được khống chế.
Cũng theo ông Tố, diện tích rừng bị cháy hiện chưa đo đếm được, nhưng ước tính thiệt hại khoảng 50ha, chủ yếu là rừng thông và keo. Khu rừng bị cháy này thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý. “Bước đầu, nguyên dân xảy ra vụ cháy được xác định là do một người dân ở xã Xuân Hồng đốt rác gây ra vụ cháy rừng phòng hộ. Hiện công an huyện Nghi Xuân đã tạm giữ người này để tiến hành xử lý theo quy định”, ông Tố nói.
Về nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy rừng liên tiếp, ông Nguyễn Công Tố cũng cho biết: “Do các cây thông già, thân gỗ mục vẫn còn âm ỉ, gió Lào thổi mạnh nên các đám cháy sẽ dễ dàng bùng phát trở lại. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Hà Tĩnh trong thời gian qua cùng với tình trạng thảm thực bì dày thì diễn biến tiếp theo của vụ cháy rừng là khó lường trước được”.
Chỉ đạo công tác chữa cháy rừng tại huyện Nghi Xuân, ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “Vụ cháy rừng thông tại huyện Nghi Xuân mấy ngày nay thực sự rất nguy hiểm. Đây là rừng thông đã trồng gần 40 năm, đang kỳ thu hoạch, lại nằm sát khu dân cư. Nếu mấy ngày qua không có sự phối hợp kịp thời của các lực lượng vũ trang, cơ quan chức năng, quần chúng nhân dân, hậu quả có thể đã xảy ra với con người”.
Theo GD&TĐ
Nguy cơ cháy rừng cấp V, cấp bách triển khai giải pháp phòng chống
Trước nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra ở nhiều địa phương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) vừa có công điện khẩn gửi các địa phương yêu cầu chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Theo công điện, hiện nay các tỉnh khu vực Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang trong thời kỳ cao điểm về nguy cơ xảy ra cháy rừng, hầu hết những diện tích rừng của các địa phương có nguy cơ cháy rất cao và thường xuyên ở cấp cấp V (cực kỳ nguy hiểm).
Để chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị điện Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh triển khai ngay các biện pháp sau:
Hầu hết diện tích rừng của các địa phương có nguy cơ cháy rất cao và thường xuyên ở cấp cấp V (cực kỳ nguy hiểm). Ảnh: I.T.
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể với từng thành viên của Ban chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc phòng cháy, chữa cháy rừng tại cơ sở.
Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng trong cộng đồng dân cư. Địa phương để xảy ra cháy rừng phải chủ động xử lý kịp thời; làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt của các chủ rừng không thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội và các lực lượng có liên quan) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các chủ rừng khẩn trương duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô để kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, giảm thiểu nguồn lửa; phát hiện kịp thời điểm cháy; hướng dẫn khách thăm quan du lịch tại những khu vực trọng điểm cháy rừng cao.
Bố trí các điểm chốt, trạm canh gác, tuần tra tại các khu vực trọng điểm;rà soát thực hiệnphương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ, có phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng,không để xảy ra cháy lớn.
Chủ động xử lý thực bì, đốt trước có kiểm soát, làm giảm vật liệu cháy ở các khu rừng dễ cháy, làm mới, tu sửa đường băng cản lửa, các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng ở các diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao.
Theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Báo cáo ngay khi phát sinh cháy rừng về Cục Kiểm lâm theo số điện thoại: 098 666 8 333 để phối hợp chỉ đạo và huy động lực lượng chữa cháy rừng trong trường hợp cần thiết.
Theo Danviet
20 tiếng dầm mình trong biển lửa cứu rừng ngùn ngụt cháy ở Hà Tĩnh Vụ cháy rừng hơn 20 tiếng tại huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) đã thiêu rụi hơn 40ha rừng, cả nghìn lượt người đã được huy động dập lửa. Tính đến 12h trưa nay, vụ cháy rừng lớn nhất ở Hà Tĩnh xảy ra tại thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân) cơ bản được khống chế. Hàng nghìn lượt người đã được...