Hà Tĩnh xây dựng thành phố giáo dục quốc tế
HÀ TĨNH – Tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận cho tập đoàn Nguyễn Hoàng (TP HCM) đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng xây dựng dự án thành phố giáo dục quốc tế.
Ảnh minh họa
Quyết định công bố ngày 7/12, do Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng ký. Hệ thống trường học này có cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, đại học theo tiêu chuẩn quốc tế; nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách; giảm áp lực cho vốn nhà nước trong đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Dự án có công suất thiết kế hơn 11.000 học sinh, được xây dựng tại phường Nguyễn Du và xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) trên diện tích đất 22 ha, chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn một dự kiến hoàn thành trong quý III/2021, gồm hệ thống trường mầm non, song ngữ, liên cấp với gần 200 lớp và hơn 5.000 học sinh. Giai đoạn hai sẽ đưa vào khai thác trong quý 3/2022, với trường đại học quốc tế quy mô 100 lớp, 6.000 sinh viên.
Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu nhà đầu tư triển khai dự án đúng mục tiêu, nội dung và tiến độ cam kết, tuân thủ quy định về pháp luật đất đai, môi trường, giáo dục và đào tạo…
Video đang HOT
Năm 2018, tập đoàn Nguyễn Hoàng khởi công xây dựng “Thành phố giáo dục” tại tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Các dự án có tổng vốn từ 1.000-1500 tỷ đồng, trên diện tích đất 10-41 ha.
Đức Hùng
Theo Vnexpress
Thiếu 62 giáo viên mầm non và tiểu học, Lộc Hà "hóa giải" bài toán này ra sao?
Năm học này, tình trạng thiếu giáo viên ở bậc tiểu học và mầm non ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục "nóng" lên buộc các nhà trường phải dồn lớp và tăng sĩ số học sinh để sớm ổn định việc dạy học...
Trường Tiểu học Thạch Kim từ nhiều năm nay luôn trong tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp nên buộc phải thực hiện giải pháp dồn lớp.
Nhiều năm nay, Trường Tiểu học Thạch Kim luôn trong tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Nếu theo quy chuẩn sĩ số học sinh của Bộ GD&ĐT thì với 913 học sinh, năm nay, Trường Tiểu học xã Thạch Kim phải có đến 35 lớp và 41 giáo viên. Song trên thực tế, hiện nay, trường chỉ có 27 giáo viên dạy văn hóa, thiếu đến 14 người.
Thầy Lê Ý - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Kim cho biết: "Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chúng tôi tiến hành thực hiện phương án dồn học sinh để giảm xuống còn 27 lớp. Giải pháp mang tính bắt buộc này tuy có dẫn đến việc sĩ số học sinh ở các lớp tăng lên, nhất là đối với khối 4 và khối 5 (40 - 41 em/lớp) nhưng nhà trường sẽ cố gắng trong chuyên môn và đảm bảo các điều kiện dạy học khác để không ảnh hưởng đến chất lượng".
Cùng với việc dồn lớp, hiện Lộc Hà đang thực hiện việc điều động giáo viên để đảm bảo dạy tốt, học tốt.
Trường Mầm non xã Thạch Mỹ hiện cũng đang thiếu 7 giáo viên và đang khắc phục tình trạng này bằng cách tăng sĩ số, bố trí giáo viên quản lí tham gia đứng lớp.
Được biết, năm học 2019-2020, trường mầm non này đã tiếp nhận 258 cháu ở độ tuổi từ 36 đến 72 tháng vào học, biên chế vào 8 lớp. Với các giải pháp trước mắt của nhà trường đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, xử lý được 68 cháu từ 3 tuổi trở lên được đến trường...
Không chỉ 2 trường nêu trên mà tình trạng thiếu giáo viên ở bậc tiểu học và mầm non ở Lộc Hà đang diễn ra khá phổ biến.
Trường Mầm non xã Thạch Mỹ nỗ lực để đảm bảo chất lượng dạy học...
Theo khảo sát, để đảm bảo cơ cấu đứng lớp có 1,11 giáo viên văn hóa/lớp ở bậc tiểu học, 2 giáo viên/lớp với bậc học mầm non và đảm bảo sỹ số đúng theo quy định thì năm học này, huyện Lộc Hà phải có 254 giáo viên tiểu học, 330 giáo viên mầm non. Nhưng thực tế, hiện toàn huyện chỉ có 242 giáo viên tiểu học, 280 giáo viên mầm non, chỉ đủ để cơ cấu 242 lớp tiểu học và 140 lớp mầm non.
Ông Lê Quang Huệ - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: "Nhằm giảm áp lực cho các trường, hạn chế tình trạng thừa thiếu cục bộ ở các cấp học, UBND huyện Lộc Hà đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT phối hợp với chính quyền các xã rà soát lại thực tế, đưa ra giải pháp tạm thời như điều động một số giáo viên đi biệt phái có thời hạn từ vùng thừa sang vùng thiếu; thực hiện chủ trương dồn lớp, tăng sĩ số, đồng thời bố trí thêm giáo viên quản lí tham gia đứng lớp để đảm bảo giờ dạy, lịch dạy theo đúng chương trình.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tích cực chuẩn bị để tuyển dụng thêm 34 giáo viên tiểu học theo chỉ tiêu UBND tỉnh".
Huyện Lộc Hà phát triển các trường mầm non tư thục, nhóm trẻ tư nhân để phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội
Ông Lê Thanh Dân - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà thông tin thêm: "Ngoài việc thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của UBND huyện và động viên cán bộ, giáo viên trong toàn ngành khắc phục khó khăn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thi đua dạy tốt, học tốt thì chúng tôi cũng đã chỉ đạo, nhắc nhở các trường cố gắng đảm bảo các điều kiện phục vụ học tập, giảng dạy khi dồn lớp, tăng sỹ số.
Chúng tôi còn khuyến khích đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, phát triển các trường mầm non tư thục, nhóm trẻ tư nhân để phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, giúp các trẻ từ 18-36 tháng tuổi được đến trường và giảm thiểu áp lực thiếu giáo viên như hiện nay".
Theo baohatinh
Gần 2.000 học sinh tại Hà Tĩnh không được học tiếng Anh: Vì đâu nên nỗi? Phụ huynh của gần 2.000 học sinh lớp 3 tại huyện "rốn lũ" Hương Khê (Hà Tĩnh) đang như ngồi trên đống lửa. Họ bức xúc, than vãn trên mạng xã hội vì con họ có nguy cơ không được học môn Tiếng Anh. Nguyên nhân được xác định là thiếu giáo viên biên chế? Cô giáo Nguyễn Thị Liên, GV tiếng Anh...