Hà Tĩnh: Trường học hơn 16 tỷ đồng xây xong rồi “vứt bỏ”
Do không có học sinh nên một ngôi trường ở Hà Tĩnh được đầu tư hơn 16 tỷ đồng hoàn thành 5 năm nay nhưng đành bỏ không…
Thực hiện chủ trương di dời tái định cư cho người dân vùng lòng hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang, năm 2011, dự án Trường THCS Hương Quang được triển khai với nguồn vốn đầu tư 16,2 tỷ đồng trong khuôn viên hơn 1 ha với các hạng mục khá đồng bộ, hiện đại gồm 1 dãy nhà học 2 tầng 6 phòng, 1 nhà hiệu bộ 8 phòng và nhà ở công vụ, nhà để xe, cổng, khuôn viên, hàng rào, đường nội bộ…
Dự án này phục vụ hoạt động học tập cho con em xã Hương Quang (huyện Vũ Quang) khi về tái định cư ở khu vực Hói Trung. Ngôi trường hoàn thành và bàn giao vào năm 2013. Nhưng đến nay đã 5 năm trôi qua, ngôi trường này đành “vứt bỏ”. Nguyên nhân được xác định là do dân số về tái định cư ở khu vực này ít dẫn tới không có học sinh.
Ông Nguyễn Trường Thọ, Chủ tịch UBND xã Hương Quang cho biết, lúc xây trường dự tính phục vụ cho hơn 500 hộ dân tái định cư nhưng sau đó tỉnh có chủ trương cho dân di cư tự do nên giờ chỉ còn 198 hộ dân về khu tái định cư. Điều này dẫn tới không có học sinh.
Video đang HOT
Ông Thọ cũng cho biết, hiện trong xã có 70 em học sinh ở cả 2 cấp (cấp 2 và cấp 3). Những học sinh này phải nhập học vào Trường THCS Quang Thọ (xã Hương Thọ) cách đó gần 10 cây số và những trường ở khu vực lân cận. Suốt 5 năm không sử dụng nên cơ sở vật chất ở Trường THCS Hương Quang đang dần bị xuống cấp, hệ thống cửa sổ bị hư hỏng, gạch lát bong tróc
Để bớt lãng phí, mới đây UBND xã Hương Quang đã cho bộ đội biên phòng mượn tạm nhà hiệu bộ để ở tạm thời; một số phòng của khu nhà nội trú được cho giáo viên trường tiểu học gần đó đến ở; khuôn viên, các dãy nhà học, nhà chức năng và các công trình khác thì bỏ không…
Trống, tranh, ảnh… phục vụ học tập nằm im lìm và dần hư hỏng trong các phòng học.
“Lúc triển khai dự án, xã đã đề xuất cắt giảm bớt dự án, các tòa nhà 3 tầng cắt xuống còn 2 tầng. Kinh tế ở xã thì đang khó khăn, nhu cầu không có, bán cũng không ai mua, để lại thì bảo quản không xuể, trong khi công trình ngày càng xuống cấp, hư hỏng nặng, rất lãng phí”, ông Thọ chia sẻ.
Và cũng theo ông Nguyễn Trường Thọ thì giải pháp sử dụng hiệu quả dự án này đang rơi vào bế tắc bởi thế dự án này sẽ tiếp tục phải “vứt bỏ” như vậy.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Bỏ làm giảng viên, trồng dưa lưới
Đang là giảng viên tại Trường trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương, chị Phan Thị Kim Chung (36 tuổi, ngụ xã Xuân Viên, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xin nghỉ việc về quê khởi nghiệp với nghề trồng dưa lưới theo công nghệ Israel.
Chị Phan Thị Kim Chung chăm sóc vườn dưa lưới - PHẠM ĐỨC
Chị Chung tâm sự: "Tôi học được mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ cao khi du học tại Israel vào năm 2011 khi là nghiên cứu sinh chuyên ngành nông học của Trường ĐH Thái Nguyên. Tại Israel, người ta làm nông nghiệp rất thành công trong khi ở quê mình đất đai nhiều nhưng người nông dân trồng cây gì cũng đều thua lỗ. Bởi vậy, tôi quyết tâm học theo cách làm của họ, chờ thời điểm thích hợp sẽ áp dụng".
Năm 2013, sau khi ra trường, chị Chung được nhận vào làm giảng viên Khoa Nông nghiệp Trường trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. Khác với các giáo viên trong trường, chị Chung vừa dạy học vừa làm... nông dân.
"Trong quá trình đi dạy, tôi thấy nhà trường đầu tư một hệ thống nhà kính rất bài bản cho sinh viên thực hành nhưng hầu hết bị bỏ hoang rất lãng phí. Được ban giám hiệu đồng ý, tôi mượn lại 500 m2 để trồng dưa lưới", chị Chung nói.
Áp dụng những kiến thức học được trước đó và tận dụng công nghệ tưới Israel được nhà trường đã đầu tư, chị Chung mua giống dưa lưới của một công ty ở Đài Loan về trồng. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, dưa ra nhiều quả, cho thu hoạch. Với giá bán 21.000 đồng/kg, vụ đầu chị Chung thu được 30 triệu đồng. Sau thành công này, nhiều nhà vườn ở gần ngôi trường mà chị Chung đang công tác đã tìm đến nhờ chuyển giao công nghệ.
Mặc dù đang nhận mức thu nhập khá ổn từ công việc giảng viên và nghề "chuyên gia" chuyển giao công nghệ mô hình trồng dưa lưới cho các nhà vườn, nhưng đầu năm 2017, chị Chung quyết định bỏ ngang công việc sách vở về quê làm nông dân.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu nhà trồng dưa lưới được đầu tư hiện đại tại quê nhà, chị Chung cho biết, những giàn dưa trồng được hơn 60 ngày đang cho trái nặng từ 1,5 - 1,7 kg này là vụ thứ 2 trong năm chị trồng được. Chị Chung dự tính vụ này sẽ thu được khoảng hơn 2,5 tấn dưa lưới. Với giá bán 60.000 đồng/kg hiện nay, trừ chi phí, chị "bỏ túi" khoảng 70 triệu đồng.
Theo thanhnien.vn
Hà Tĩnh: Chảy nước mắt trước tình cảnh cậu học trò nghèo bị ung thư máu Thật tội nghiệp em, cậu học trò nghèo với gia cảnh éo le, ngoan hiền, hiếu học lại mắc phải chứng bệnh ung thư máu quái ác. Thương em, không chỉ vì bệnh tật hiểm nghèo mà bởi em chưa bao giờ tắt ước mơ đi học. Cậu học trò đáng thương ấy là em Nguyễn Minh Đức, SN 2004, học sinh lớp...