Hà Tĩnh: Tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm để thả về tự nhiên
Sáng 4-11, đại diện Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị tiếp nhận 14 cá thể động vật hoang dã quý hiếm và 3 cá thể động vật thông thường để chăm sóc, thả về tự nhiên.
Theo đó, 14 cá thể động vật hoang dã quý hiếm gồm: 1 trăn đất, 1 rùa núi vàng, 8 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 1 khỉ mốc, 1 khỉ vàng, 2 cầy vòi hương.
Các cá thể này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB và IIB, cần được bảo vệ, bảo tồn.
Còn 3 cá thể thuộc nhóm động vật thông thường là dúi và don.
Các cá thể động vật nói trên do chùa Đại Giác (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tự nguyện bàn giao cho Vườn quốc gia Vũ Quang.
Video đang HOT
Các cá thể động vật sẽ được chăm sóc trước lúc thả về môi trường tự nhiên
Sau khi tiếp nhận, Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp tục theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương bàn giao tổng cộng 358 cá thể động vật hoang dã quý hiếm và động vật thông thường.
Sau thời gian theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn, đơn vị thả về tự nhiên 298 cá thể; số còn lại tiếp tục theo dõi, chăm sóc, để tái thả trong thời gian tới.
Thanh Hóa: Phát hiện các loài Mang quý hiếm tại Pù Hu
Kiểm lâm viên đã phát hiện loài Mang Hoẵng vó vàng và loài Mang lào với khoảng 5.300 cá thể đang sinh sống và kiếm ăn tại các khu rừng Pù Hu.
Mang Hoẵng vó vàng xuất hiện tại Pù Hu.
Nhằm bảo tồn nguồn gen động, thực vật đặc trưng cho vùng núi, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiệm vụ khoa học "Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố và bảo tồn các loài Mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (2022-2024)" trên diện tích rừng rừng đặc dụng và 54 thôn bản thuộc vùng đệm. Đến nay, kiểm lâm viên đã phát hiện loài Mang Hoẵng vó vàng và loài Mang lào với khoảng 5.300 cá thể đang sinh sống và kiếm ăn tại các khu rừng Pù Hu.
Theo Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, thực hiện nhiệm vụ khoa học này, kiểm lâm viên đang điều tra hiện trạng, phân bố quần thể của các loài Mang tại Khu bảo tồn và vùng đệm. Đồng thời, xác định đặc điểm sinh thái, thành phần thức ăn và sinh cảnh sống, cấu trúc quần thể và các yếu tố đe dọa đến môi trường sống, nguy cơ suy giảm quần thể, cá thể các loài Mang, gắn với công tác kiểm soát súng săn, dụng cụ săn bắt động vật hoang dã ở các bản vùng đệm tại khu bảo tồn.
Bên cạnh đó, các kiểm lâm viên cũng sẽ xây dựng các giải pháp bảo tồn và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, chính quyền địa phương về bảo tồn loài các loài Mang. Xây dựng 6 bảng tuyên truyền, in 5.100 tờ gấp, 3.000 Poster và 1 bộ tài liệu tuyên truyền để cấp phát đến cộng đồng, 1 video giới thiệu về các loài Mang hiện có...
Ông Đỗ Ngọc Dương, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cho biết: "Kết quả điều tra tới nay cho thấy, các điểm ghi nhận dấu vết của các loài Mang là cách xa khu dân cư và xa đường mòn, hiện các loài Mang này phân bố ở độ cao từ 400-800 mét tại sườn núi, độ dốc khá lớn và khá gần nguồn nước. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục điều tra, xác định số lượng các loài Mang, qua đó sẽ tìm ra giải pháp bảo tồn các loài Mang quý".
Khu vực rừng Pù Hù là nơi các loài Mang sinh sống và kiếm ăn.
Thực hiện dự án này sẽ nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn các loài thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng được phục hồi, tạo nên sự cân bằng sinh thái. Qua đó, góp phần bảo vệ các loài động vật rừng hoang dã tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, loài Mang Hoẵng vó vàng (Muntiacus muntjak vaginalis) có chiều dài thân 80-130cm, dài đuôi, mõm dài màu đen và kéo dài tới trán tạo thành đám lông màu đen hình tam giác, tuyến lệ lớn.
Loài Mang lào (Muntiacus rooseveltorum) có chiều cao vai khoảng 40 cm. Con đực có đế sừng ngắn (cao khoảng 4 cm), gạc nhỏ không phân nhánh, chiều dài gạc khoảng 2cm. Con cái có răng nanh trên phát triển thò ra ngoài môi. Bộ lông màu nâu sẫm đến đen, búi lông trước trán màu nâu cam, mặt và cổ họng màu son, đặc điểm nổi bật của loài Mang lào là phần lông ở dưới cằm rất phát triển trở nên dài, dày và cứng hơn so với các loài Mang khác.
Thả trăn 'khủng' phát hiện trong rừng sản xuất về với tự nhiên Cá thể trăn 'khủng' được phát hiện tại khu rừng sản xuất thuộc thôn Phan Xá Phường (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) vừa được lực lượng chức năng tiến hành thả về môi trường tự nhiên. Ngày 22/9, Hạt Kiểm lâm huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, sáng cùng ngày, đơn vị đã phối hợp cơ quan...