Hà Tĩnh: Thêm thí sinh được đề xuất đặc cách tốt nghiệp THPT do bố mất đúng kỳ thi
Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vừa hoàn tất hồ sơ, thủ tục đề xuất Sở GD&ĐT tỉnh này đặc cách tốt nghiệp THPT cho một nữ thí sinh của nhà trường do phải nghỉ thi để chịu tang bố.
Trao đổi với Dân trí vào ngày 1/7, thầy Nguyễn Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết: Nhà trường vừa hoàn tất thủ tục đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh đặc cách tốt nghiệp cho em Nguyễn Thị Hiền, một học sinh của nhà trường vừa phải bỏ dở kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Em Nguyễn Thị Hiền trong những ngày chăm chỉ ôn luyện chuẩn bị cho Kk thi THPT quốc gia 2019.
Theo thầy Hải, đúng vào ngày diễn ra môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, bố của em Hiền là ông Nguyễn Trọng Lộc (SN 1973) qua đời do chứng bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Bố mất, Hiền phải ở nhà chịu tang nên đã không thể tham dự kỳ thi.
Theo thầy Hải, ngay sau khi kỳ thi kết thúc, nhà trường đã làm hồ sơ, thủ tục đề xuất Sở GD&ĐT tỉnh đặc cách tốt nghiệp cho em Hiền.
Thầy Hải xác nhận, Hiền là một học sinh chịu khó, nhiều năm là học sinh khá, giỏi của nhà trường. “Hoàn cảnh của gia đình em Hiền đặc biệt khó khăn. Ngoài người bố vừa qua đời, mẹ Hiền hiện cũng bị trọng bệnh, đau yếu không thể đi lại nhiều năm qua. Dù hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên Hiền đã vượt lên tất cả để nỗ lực học tập, là học sinh có học lực khá – giỏi của trường”- thầy Hải thông tin.
Trò chuyện với PV Dân trí, Hiền không giấu được nỗi buồn khi bất đắc dĩ phải nghỉ thi để rồi mất luôn cơ hội bước vào giảng đường đại học năm nay.
“Em đã đăng ký xét tuyển vào một trường kinh tế ở TP HCM, nhưng mọi việc đã không diễn ra như em mong muốn. Tạm thời em phải ở nhà chăm mẹ và hai em ăn học” – Hiền buồn bã nói.
Em Hiền buồn bã vì phải tạm dừng ước mơ bước vào giảng đường đại học.
Video đang HOT
Như vậy, đây là thí sinh thứ hai tại Hà Tĩnh được đề xuất đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2019.
Trước đó, em Nguyễn Diệu Linh, học sinh lớp 12A Trường THPT Phúc Trạch (huyện Hương Khê) cũng đã được nhà trường và địa phương làm thủ tục đề xuất xét đặc cách tốt nghiệp THPT do bố mất đột ngột.
Văn Dũng
Theo Dân trí
Học sinh Sài Gòn ôn bài đến khuya trước kỳ thi THPT quốc gia
Một tuần trước kỳ thi, nhiều lớp học ba ca từ sáng đến 21h cho hành trình chinh phục giảng đường đại học.
Gần một tháng từ khi kết thúc năm học 2018-2019, gần 200 học sinh lớp 12 trường THCS-THPT Trần Cao Vân (cơ sở quận Gò Vấp) tập trung ôn tập cả ngày lẫn đêm cho kỳ thi THPT quốc gia. Mỗi ngày các em học ba ca từ 8h đến 21h.
"Những môn học phụ đều đã được lược bỏ để các em tập trung cho môn thi của khối tự nhiên và xã hội. Giáo viên chủ yếu giúp củng cố kiến thức, dạy cách giải đề, cho các em thi thử", thầy Trịnh Văn Bình (giáo viên Vật lý) cho biết.
Trong giờ học ca chiều, Trần Cẩm Trân tâp trung ôn thi môn Toán. Trân cho biết tự tin đậu vào Đại học Văn Lang. "Trước đó chúng em cũng học tối thường xuyên nên ai cũng quen. Riêng thời điểm ôn thi thì em hơi mệt vì áp lực. Học sinh nào chẳng căng thẳng bởi đây là kỳ thi quan trọng trong suốt 12 năm học", Trân chia sẻ.
Những ngày cao điểm ôn thi, dưới hộc bàn, gầm ghế đều xếp chồng sách vở, tài liệu các môn học.
Những quyển sách, tài liệu được đánh dấu ý chính để dễ tiếp thu. Nhà trường không cho các em dùng điện thoại di động để tập trung ôn luyện.
Giữa giờ học, Phan Quế Anh xin giáo viên ra hành lang để dễ tập trung ôn bài hơn. "Vì thời gian này không học kiến thức mới nên học sinh thoải mái ra ngoài lớp, miễn là chăm chỉ ôn bài. Em dự thi khối D, yếu nhất Toán nên tâp trung học môn này nhiều hơn", Quế Anh cho biết.
Mỗi ca, học sinh được ra chơi 60 phút. Tranh thủ thời gian này, nhiều em mang theo chăn, gối để chợp mắt. Một số học sinh khác ngủ ngay trên ghế, bàn.
"Học bài từ sáng đến tối khiến người em khá oải, mỏi mắt nên ngủ xíu cho thoải mái", Anh Thư (lớp 12C1) nói.
Căng tin nhà trường hoạt động đến tối phục vụ bữa ăn nhẹ cho học sinh. Nhiều em cũng mang theo đồ ăn từ nhà lên. "Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương" là suy nghĩ của các sĩ tử trong giai đoạn "chạy nước rút" ôn thi.
Dưới sân trường, nhiều học sinh chơi bóng đá, đá cầu, cầu lông... như một cách lấy lại cân bằng cuộc sống trong những ngày "dùi mài kinh sử".
Đầu giờ chiều, chị Bích vào trường thăm và mang đồ ăn tối cho con gái. "Còn tuần nữa là thi, ngày nào tôi cũng vào hỏi han sức khỏe, tình hình học tập của con. Để cháu ăn ngoài sợ không đủ chất nên tôi phải nấu mang đến. Tôi luôn động viên cháu chăm học nhưng phải giữ sức khỏe tốt", chị Bích nói.
Ca tối từ 18 đến 21h, học sinh được tự do ôn bài, không phải ngồi trong lớp. Nhiều em chọn cách ra hành lang học. Riêng nhóm bạn của Hoan Huy (lớp 12C5) thì chơi đàn, ca hát cho thoải mái tinh thần.
Gần 21h, thầy và trò trường Trần Cao Vân vẫn cùng nhau ôn thi. Sau khi tan trường, một vài em nội trú phải về phòng nghỉ, lấy lại sức khỏe cho những buổi ôn luyện cuối cùng.
Năm nay, TP HCM có hơn 70.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi diễn ra từ ngày 25 đến 27/6, thí sinh sẽ làm năm bài thi gồm Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).
Quỳnh Trần
Theo VNE
Hôm nay, hơn 13.500 học sinh Khánh Hòa thi vào lớp 10 THPT công lập Sáng nay 4/6, hơn 13.500 học sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ bước vào kỳ thi lớp 10 THPT công lập, trừ học sinh 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Điểm thi vào lớp 10 THPT công lập tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, TP Nha Trang Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, sáng nay 4/6,...