Hà Tĩnh: Tai nạn trên cầu ách tắc giao thông kéo dài
Trên QL 1A đoạn đi qua thị trấn Can Lộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xảy ra một vụ tai nạn ngay giữa cầu Nghèn khiến giao thông ách tắc kéo dài trên và 2 đầu cầu.
Khoảng 9h40 ngày 11/3, trên cầu Nghèn chiếc xe tải ben va quệt với chiếc xe máy mang BKS 38N5-9828 đè lên người nạn nhân rồi bỏ trốn, để lại nạn nhân và một cháu nhỏ ngay giữa cầu, nạn nhân bị thương rất nặng, gây ách tắc giao thông kéo dài ngay trên cầu và hai đầu cầu Nghèn kéo dài.
Cần Nghèn bị ùn tắc kéo dài.
Phải mất một thời gian sau lực lượng chức năng mới có mặt tại hiện trường để hướng dẫn phân luồng và đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Can Lộc.
Nạn nhân được xác định tên là Kỷ, ngoài 50 tuổi, đi cùng cháu nhỏ từ TP.Hà Tĩnh ra đến đây thì gặp nạn.
Video đang HOT
Thượng tá Phạm Tài, phó trưởng công an huyện Can Lộc cho biết: Đang ráo riết tìm chiếc xe gây tai nạn rồi bỏ trốn trên để xử lý nghiêm theo pháp luật.
Theo Bee.net.vn
Nhiều trường ĐH sắp di dời vẫn xây
Đã có chủ trương di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi khu trung tâm, nhưng một số trường vẫn được cấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng trường trong nội đô.
ĐH Luật Hà Nội đang xây dựng dở dang tòa nhà 15 tầng với 15.000-16.000 m2 sử dụng và tổng kinh phí 175 tỷ đồng. Theo ông Trương Quang Vinh, Phó Hiệu trưởng ĐH Luật, đây là thiết kế đã được Nhà nước duyệt và bắt đầu được xây dựng năm 2009. Nhà trường đang mong tòa nhà được hoàn tất để có đủ diện tích phục vụ công tác quản lý và dành phần lớn làm giảng đường.
Ảnh minh họa
ĐH Ngoại thương Hà Nội khởi công tòa nhà 12 tầng năm 2007 và hoàn tất năm 2009 với tổng diện tích 11.000 m2 và trị giá xây dựng 120 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 2 trường này chưa thấm tháp gì so với khu nhà 19 tầng với tổng trị giá 1.160 tỷ đồng ở ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tòa nhà này còn đạt kỷ lục về thời gian xây dựng so với các tòa nhà khác của các trường: khởi công năm 2003 và hiện nay tòa nhà này mới xong có 7/19 tầng. Lý do rất đơn giản: mỗi năm chỉ được cấp 30 tỷ đồng. Một nhà quản lý ở trường này nói vui: "Cứ tốc độ này thì khoảng hơn 10 năm nữa mới xây xong, xong ngọn sẽ hỏng gốc là vừa".
Ông Vũ Anh Trọng, Trưởng phòng Quản trị thiết bị ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết: Các phòng ban của trường này đang thiếu diện tích sử dụng, có những khoa gồm 80 người chỉ được cấp sử dụng 2 phòng diện tích 24 m2. Vì vậy, trong lúc chờ đợi các chủ trương lớn của nhà nước, nhà trường phải xây dựng tòa nhà 19 tầng để làm tòa nhà trung tâm làm việc của các phòng ban và giảng đường chất lượng cao...
Vì sao chưa di dời?
Ông Trương Quang Vinh nói: Việc di dời là đúng đắn nhưng cần có lộ trình, không thể nói dời là dời được ngay. Vì vậy, trong khi chưa có tín hiệu của sự di dời, mọi công việc của quá trình đào tạo vẫn phải diễn ra bình thường.
Ông Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông, cho biết: Sở Kiến trúc và Quy hoạch TP Hà Nội đã chỉ cho nhà trường 2 địa điểm ở Sóc Sơn và Hòa Lạc, nhưng tất cả vẫn đang ở trên giấy. Theo ĐH Ngoại thương Hà Nội, nhà trường đã có công văn xin mở rộng sang Hưng Yên nhưng nửa năm qua chưa nhận được hồi âm. "Cứ cho là có đất thì tiền đâu mà di dời bằng ấy trường ra khỏi nội thành?", ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Hà Nội, đặt câu hỏi.
Một nhà quản lý giáo dục còn nói vui: "Sự nghiệp trồng cây chỉ mất 10 năm, trồng người mất 100 năm nên chúng tôi dự báo sự nghiệp "trồng"... đất (mà nhất là đất cho giáo dục) cũng phải ở giữa 2 khoảng đó".
"Xét về một khía cạnh nào đó, nói sinh viên trong nội đô góp phần làm ách tắc giao thông cũng đúng tuy nhiên, không nên đổ lỗi hoàn toàn cho trường học. Ách tắc giao thông là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau: phương tiện giao thông cá nhân phát triển đột biến trong khi hạ tầng cơ sở không đáp ứng được sự phát triển phân luồng giao thông chưa thật sự khoa học ý thức của người tham gia giao thông còn yếu chung cư cao tầng mọc lên nhiều kéo theo dân quanh nội vùng kéo về..." - ông Trương Quang Vinh nói.
Tất cả mọi thứ đều đang nằm trên giấy và ở giai đoạn đang tính toán, thiết kế để tháng 3 trình Chính phủ. Sau khi các Bộ, ngành có ý kiến, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thì mới có thể triển khai.
Dự án này được khởi đầu từ năm 2009 khi Thủ tướng giao cho Bộ Xây dựng quy hoạch các vùng ĐH Thủ đô và TPHCM đến năm 2050. Vì vậy, những trường hay KTX đang được xây dựng là của lịch sử để lại.
Theo tiền phong