Hà Tĩnh: Những học sinh tàn tật ở ngôi trường yêu thương
Toàn trường chỉ có hơn 300 học sinh nhưng có tới 9 em bị khuyết tật, với các mức độ khác nhau. Vượt lên mọi khó khăn, tập thể giáo viên trong trường luôn nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người, không để một em nào phải thất học.
Các bạn vui đùa, đẩy Linh đi chơi khắp sân trường.
Đến thăm Trường tiểu học Tiến Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), chúng tôi bắt gặp những hình ảnh hết sức thân tình, ấm áp đó là một em học sinh đẩy xe lăn đưa bạn ra chơi trong giờ giải lao.
Cô Trần Thị Lan – hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện tại trường có 302 học sinh thì trong đó đã có 9 em bị khuyết tật. Mỗi em một kiểu tật. Nhưng tất cả các em đều có chung một hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ có em thì mồ côi, em thì bố mẹ cũng tật nguyền. Mặc dù mang nỗi đau thương mất mát, thiệt thòi về cơ thể nhưng các em đều vươn lên học tập tốt”.
Trong số 9 học sinh khuyết tật, thì khối 1 có 3 em, khối 2 có 1 em, nhiều nhất là khối 3 có 4 em và khối 5 chỉ có 1 em. Tất cả đều được thầy cô giáo của trường quan tâm, chăm sóc vì vậy các em hòa nhập tốt được với các bạn cùng trang lứa. Khi được tận mắt chứng kiến các em học sinh khuyết tật say sưa chăm chú học bài, chúng tôi đã phần nào cảm nhận được ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống của các em.
Tại lớp 1A, ở bàn đầu tiên là một em học có khuôn mặt sáng sủa nhưng bên cạnh lại là một chiếc xe lăn. Đó là em Trần Mạnh Linh (sinh năm 2004) đôi chân em bị teo tóp lủng lẳng, hai bàn tay cũng gầy nhỏ yếu ớt. Linh tuy thua thiệt về cơ thể nhưng em học rất tốt, thành tích xuất sắc nên em được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Cả bố và mẹ của Linh đều công tác xa nhà. Cô Trần Thị Lan – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A chia sẻ: “Hoàn cảnh của Linh thật đáng thương, mẹ em làm việc xa nhà 20km. Nhiều hôm không kịp cho con ăn đành cầm vội chiếc bánh mì, tất bật chở con đến lớp nhờ cô giáo cho ăn”.
Tất cả sinh hoạt của Linh tại lớp đều nhờ bạn bè hoặc cô giáo giúp đỡ. Giờ ra chơi cô phải đẩy xe để em ra nhà vệ sinh. Thương hoàn cảnh gia đình và nỗ lực vươn lên trong học tập của Linh, mỗi khi tan học cô Lan lại chở em và chị gái về rồi mới lo cho con mình.
Dù sức khoẻ không tốt nhưng Linh rất cố gắng trong học tập.
Lớp 1B có 2 em khuyết tật là Võ Thị Thương và em Nguyễn Duy Đức đều bị căn thiểu năng trí tuệ. Hoàn cảnh của 2 em cũng gieo neo, Đức là con của một người phụ nữ góa bụa. Còn Hà Duy Pháp ở lớp 2B thì bị thiểu năng trí tuệ. Gia đình Pháp có 3 anh em. Bố Pháp phải vất vả cảnh gà trống nuôi con một mình.
Video đang HOT
Em Trần Hoài Linh (3A), Hà Thị Hiền (3B), cả 2 em đều không bình thường, người lại nhỏ, yếu ớt. Riêng Hiền thì bị bệnh về mắt sau ca phẫu thuật em cũng chỉ nhìn được mờ mờ những vật ở gần. Cả 2 em đều gặp phải gia cảnh nghèo khó. Có hôm đến trường trời lạnh, các em mặc một cái áo phong phanh ngồi run bần bật trong lớp. Nên các thầy cô giáo lại quyên góp tiền mua quần áo ấm cho các em.
Còn Trần Thị Yêu học sinh lớp 3C thì có vóc dáng nhỏ bé như học sinh mẫu giáo, nước da xanh xao, gầy gò, nhìn em yếu ớt đến tội nghiệp. Cô Hương cho biết có nhiều khi đang ngồi học cùng các bạn thì em lại đi vệ sinh ra lớp. Những lúc đó, cô giáo và các bạn ai cũng thương giúp đỡ em vượt qua mặc cảm để học tập tốt hơn.
Với truyền thống tương thân, tương ái, các thầy cô giáo và các em học sinh Trường tiểu học Tiến Lộc đã tham gia, cùng chia sẻ với những phận đời bất hạnh, kém may mắn bằng hành động quyên góp quỹ ủng hộ các em học sinh khuyết tật có thêm điều kiện để học tập.
Những dịp Tết đến, hay vào năm học mới, Ban giám hiệu nhà trường đều có những phần quà nhỏ gửi tới gia đình các em. Món quà giá trị không lớn về vật chất nhưng đã kịp thời động viên tinh thần các em vươn lên trong cuộc sống và học tập. Cũng nhờ thế mà những em học sinh khuyết tật của trường đã có quần áo, sách vở để đến lớp học chữ, nuôi những ước mơ giản dị cao đẹp của mình.
Theo DT
Lay lắt phận nghèo trên phá Tam Giang
Nhà đông con, thất học, trong khi cá tôm đang ngày một cạn kiệt, cái ước vọng thoát nghèo của cư dân ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (vùng đầm phá có lớn nhất Đông Nam Á) ngày một chông chênh, bế tắc.
Hê đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng ngập nước, nơi ráp gianh giữa sông và biển, rông đên 22 nghin ha, kéo dài 24 km qua các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những cư dân sống ven đầm phá này sống chủ yếu dựa vào nguồn thủy sản họ đánh bắt được trên phá.
Sáng sớm. Cả vùng đầm phá Tam Giang còn chìm trong màu đen kịt, chị Nguyễn Thị Ánh (35 tuổi, thôn Ngư Mỹ Thạnh, Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) lọ mọ đốt đèn, chuẩn bị đồ đạc đi giăng lươi. Bị cụt cánh tay phải nhưng chị Ánh khá thành thạo trong từng thao tác. Tay trái còn lại nhẹ nhàng rải lưới trôi theo con nước. Vụ tai nạn kinh hoàng cách đây gần chục năm đã cướp đi cánh tay của chị.
Chị Ánh chỉ còn một cánh tay vẫn cần mẫn mưu sinh trên vùng nước giờ đã cạn kiệt thủy sản. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngày đó, gia đình mới tằn tiện sắm được chiếc đò máy, hai vợ chồng làm nghề kéo cá. Vô tình chị để áo quấn vào máy, nghiến đứt cả cánh tay phải. Gân 2 năm điều trị, chị mới dám đi biển lại nhưng những con đò máy thì vẫn ám ảnh mãi.
Hơn môt giơ lăn lôi tha lươi, vơt no sao, kêt qua thu đươc chăng la bao: vai đum tôm leo teo. "Heng (it) lăm chu ơi. Đanh băt đâu con dê dang như trươc đây nưa. Ca nha môi ngay cât lưc theo đâm pha cung chi đươc vai chuc bac. Cư như ni đoi dai dai la cai chăc", giong chi Anh châm buôn.
Nguôn thuy san trên pha Tam Giang ngay cang can kiêt, nhiều người quay quắt vì đói. Chính vì thế, dù đã bao năm gắn bó trên con nước, không ít người chịu không nổi đã quyết định khăn gói vào Nam lập nghiệp.
Tại các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, nơi nhiều ngư dân sống dựa vào phá Tam Giang, chuyện thanh thiếu niên rời làng đi làm ăn xa chẳng còn xa lạ.
Riêng ở huyện Quảng Điền, theo phòng Lao động thương binh và xã hội huyện, những năm gần đây làn sóng ly hương ngày một nhiều. Trung bình mỗi năm có đến 5.000 - 6.000 lao động bỏ đến các thành phố lớn, chu yêu la thanh niên.
Theo thống kê của UBND huyện Quảng Điền, bình quân số hộ nghèo toàn huyện chưa tới 12% nhưng tất cả các xã ven đầm phá Tam Giang đều có tỷ lệ hộ nghèo vượt trung bình trung của huyện. Đặc biệt, tại xã Quảng An có đến gần 19% số hộ nghèo, Quảng Công có đến hơn 16%, các xã Quảng Lợi, Quảng Ngạn... tỷ lệ hộ nghèo đều chiếm trên 15%.
Đáng lo ngại nhất có lẽ là cuộc sống của hang chuc hô dân nha chô con sot lai trong cac đơt "sơ tán" vung đâm pha Tam Giang - Câu Hai trước mùa mưa bão. Nhà chồ là những căn lán rộng chừng 5 - 7m 2 được những cư dân ven phá dựng tạm để sinh sống. Những ngôi nhà chồ còn lại hiện nay được xây dựng khá kiên cố với cột xi măng, mái tôn nhưng trước những cơn cuồng phong mùa nước lũ của phá Tam Giang, chẳng mấy chốc đã xiêu vẹo.
Những căn nhà chồ mỏng manh trước phá lớn. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cơn bao năm Ât Sưu (1985) vân con la nôi kinh hoang vơi ngươi dân vung sông nươc. Ca vùng đầm phá khi ấy là một màu tang tóc với hàng trăm xác người chết dạt vào ven phá, chủ yếu là dân thủy diện, nhà chồ. Sau cơn bão, nhà chồ như một nỗi ám ảnh, ai ai cũng muốn lên bờ.
Ngay nao cung thê, ông Hoang Công Anh (56 tuôi, thôn 8, xã Điên Hai) cung nhưng cư dân trong xã lai tha lư, vơt no sao ngay trên vung đâm pha. Căn nha chô vơi gân chuc nhân khâu cua ông sau nhiêu lân xê dich giơ vân năm ngay phia chân song Tam Giang.
"Sơ chư. Mua mưa bao nao ca gia đinh tôi cung phai chuân bi săn đô đac cân thiêt rôi di tan vao ơ nha ngươi quen trong đât liên", ông kể. Ngay như mua mưa lu năm ngoai, nươc pha dâng lên đên ca nên san, lam hư hai nhiêu đô đac cân thiêt.
"Lam ca năm cho đâm pha no pha thôi. Cai ngheo đeo bam miêt, muôn nên bơ ma không thê lên đươc", ông đúc kết.
Đâu năm 2009, nganh chưc năng huyên đên kiêm kê đo đac đê tinh phương an di dơi nhưng đên nay ho vân chưa đươc "sơ tán", phai sông ngay phia đâu con song, nguy hai treo lơ lưng tưng ngay.
Nhiều hộ dân may mắn được lên bờ nhờ chính sách tái định cư cũng đang ngắc ngoải với cuộc mưa sinh, vì lên bờ rồi cũng không biết làm gì để có thu nhập. Chỉ tính riêng tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, trong hơn 300 hộ dân sống nhờ đầm phá được bố trí tái định cư ở hai thôn Thủy Diện, Lê Bình từ 25 năm trước, đến nay số hộ nghèo của hai thôn này vẫn cao hơn trung bình của cả xã, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trẻ con theo cha mẹ sống trên mặt nước lênh đênh, chuyện học hành, vui chơi gần như xa xỉ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cái nghèo bủa vây, con chữ với những đứa trẻ nơi đầm phá cũng chòng chành.
Giữa mênh mông nước, em Trần Huỳnh (15 tuổi, thôn Ngư Mỹ Thạnh, Quảng Lợi) lọt thỏm trên chiếc thuyền tre, gắng gỏi theo từng đường chèo thả lưới. Huỳnh bỏ học từ cuối những năm lớp 9. Đứa em trai lớp 6 cũng vừa phải nghỉ học giữa chừng.
"Trường thông báo đầu năm phải đóng tổng cộng đến gần triệu bạc. Tui chẳng đào đâu ra nên kêu chung no nghi", ông Trần Đường (40 tuổi), bố của Huỳnh bộc bạch. Cả đời theo con nước, ông Đường va vơ đến nay đều thất học, mù chữ.
Theo ông Trần Văn Minh, trưởng thôn Ngư Mỹ Thạnh: làng có 145 hộ khai thác thủy sản trên đầm phá thì có đến 20% người mù chữ. Cứ tính từ độ tuổi 30 trở lên, số người biết chữ trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chuyện con cái bỏ học diễn ra thường xuyên.
"Hết cấp hai có hơn 60 em nhưng lên cấp 3 thì chỉ còn hơn 10 em. Đại học càng hiếm hơn. Từ trước đến nay, làng mới chỉ có 6 con em theo học đai hoc... Chung quy cũng tại đói nghèo cả".
Tại thôn Phước Lập (xã Quảng Phước, Quảng Điền), ông Hà Văn Dân, trưởng thôn tự hào khoe chuyện con em trong làng thi đại học hầu hết đều đỗ cả. Nhưng nhẩm tính ra số các em học đại học mới chỉ chưa đây 10 em. Cả thôn vẫn còn trên dưới 40% người mù chữ, thất học.
Thất học đang là hệ lụy buồn của những cư dân ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Ông Nguyễn Xuân Công, Chủ tịch UBND xã Điền Hải (huyện Phong Điền) cho hay: xã vận động, khuyến khích bà con cho con em đi học cùng nhiều hình thức khuyến học, phát thưởng nhưng đến nay chuyện con em bỏ học giữa chừng vẫn diễn ra. Tỷ lệ mù chữ còn cao. Đói nghèo, đói chữ, thất học rồi đến sinh đẻ nhiều, cuộc sống khó khăn... là cái vòng luẩn quẩn tại nhiều vùng ven đầm phá này.
Theo VNExpress
Trường học bất an vì thường xuyên bị ném đá Theo phản ảnh của nhiều giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu (thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận), trường thường bị một nhóm thiếu niên ném đá vào gây vỡ ngói, rơi xuống lớp học, học sinh bị thương. Một số đối tượng ném đá Tình trạng này không phải mới xảy ra và chuyện trường bị ném đá...