Hà Tĩnh: Nhiều hạng mục công trình đầu mối tại hồ Kẻ Gỗ xuống cấp hư hỏng
Hồ chứa nước Kẻ Gỗ được xây dựng từ năm 1976, với dung tích 345 triệu m3, có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ dân sinh cho nhân dân các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh ( tỉnh Hà Tĩnh).
Hồ Kẻ Gỗ mở cửa xả tràn lúc 10 giờ ngày 21/10 với lưu lượng 300 m3/s, giảm 200 m3/s so lượng xả lúc 19 giờ ngày 19/10/2020. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Trải qua quá trình khai thác, vận hành trên 40 năm, hiện nay nhiều hạng mục công trình đầu mối hồ Kẻ Gỗ đã bị xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình, an toàn dân sinh và các cơ sở hạ tầng vùng hạ du.
Ông Trần Mạnh Cường, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết, quá trình quản lý, khai thác, hiện công trình hồ Kẻ Gỗ đã có nhiều hạng mục công trình đầu mối bị xuống cấp, hư hỏng.
Điển hình như tại cống lấy nước kết hợp tràn xã lũ trong cống dưới đập, tại đây kết cấu bê tông bị xuống cấp nghiêm trọng, bê tông bị xâm thực, bong tróc, nhiều vị trí đã lộ cốt thép ra ngoài, tường bên ngoài phía tràn xã lũ bên phải cống đã bị thủng, nước chảy thành dòng lớn, thân cống và tràn trong cống nhiều chỗ bị thấm nước.
Nhà tháp thượng lưu cống và gian thủy nông hạ lưu cống hư hỏng, xuống cấp, bê tông bị nổ, cốt thép rỗ, nước thấm dột mỗi khi mưa bão, cửa van phẳng thượng lưu bị hư hỏng và hệ thống van đĩa, van con bị hư hỏng rò nước không thể vận hành.
Video đang HOT
Ngoài những hư hỏng, xuống cấp tại các hạng mục nói trên thì hiện nay tại tràn xả lũ sự cố cần thay đổi thiết kế bằng hình thức tràn chảy tự do thay cho tràn cầu chì tự vỡ hoặc thiết kế tràn xả sâu kết hợp tràn chảy tự do, nhằm hạn chế các nhược điểm của tràn cầu chì tự vỡ , đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối dự phòng bất trắc khi tràn xả sau bị kẹt cửa, đứt cáp hoặc các sự cố khác có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, hiện nay các phần mềm quản lý, điều hành cũng như các thiết bị dự báo, cảnh báo và phòng chống lũ cho hồ Kẻ Gỗ hầu như chưa có và hết sức sơ sài.
Theo ông Trần Mạnh Cường, sau trận lũ lịch sử vào năm 2020, hồ chứa nước Kẻ Gỗ đã bộc lộ một số bất cập, tồn tại, hạn chế đặc biệt là vấn đề điều tiết xả lũ và khả năng tiêu thoát lũ vùng hạ du. Để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, vận hành và bảo vệ công trình trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai thì cần phải đầu tư hệ thống quản lý, điều hành dự báo, cảnh báo và phòng chống lũ.
Hiện, đơn vị cũng đã có công văn gửi các sở ngành liên quan, chính quyền các cấp và báo cáo, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, có giải pháp điều chỉnh, bổ sung các hạng mục nói trên vào bước nghiên cứu khả thi “Dự án tăng cường khả năng thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh” .
Thông tin mới nhất về tòa nhà 6 tầng bất ngờ đổ sập trong đêm ở Hải Phòng
Qua nắm bắt thông tin được biết, khách sạn Hải Yến có kết cấu phía trước là tòa nhà 8 tầng, liền kề phía sau là tòa nhà 6 tầng, có kết cấu móng riêng và được xây dựng từ năm 1991, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.
Như Báo Sức khỏe và Đời sống đã đưa tin, vào đêm qua (11/8), tại xã An Đồng, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) xảy ra sự việc khiến người dân hoảng sợ khi một tòa nhà 6 tầng nằm phía sau khách sạn Hải Yến bất ngờ đổ sập hoàn toàn trong đêm.
Liên quan đến sự việc trên, huyện An Dương vừa có thông tin chính thức về tòa nhà 6 tầng bị sập. Cụ thể, vào lúc 22h45 đêm 11/8, Công an xã An Đồng nhận được tin báo về việc khách sạn Hải Yến, nằm trên đường Tôn Đức Thắng (thôn An Dương) bị sập hoàn toàn công trình khu 6 tầng phía sau.
Hiện trường khu vực tòa nhà 6 tầng bị đổ sập hoàn toàn
Nhận được tin báo, Công an xã An Đồng báo cáo lãnh đạo Công an huyện An Dương tiến hành triển khai lực lượng xuống hiện trường. Cùng thời điểm này, lãnh đạo huyện An Dương có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo vụ việc.
Qua nắm bắt thông tin được biết, khách sạn Hải Yến nằm sát chân cầu An Dương 1 (đường Tôn Đức Thắng, xã An Đồng) do ông Đỗ Mạnh Đạt làm chủ. Khách sạn này có kết cấu phía trước là tòa nhà 8 tầng, liền kề phía sau là tòa nhà 6 tầng (có kết cấu móng riêng) và được xây dựng từ năm 1991, hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.
Hiện tại người quản lý là anh Đỗ Quang Minh (SN 1978) và chị Phạm Thị Thu (SN 1986), cùng có HKTT tại phường Trại Cau, quận Lê Chân (TP. Hải Phòng).
Lực lượng PCCC và cứu hộ cứu nạn có mặt tại hiện trường thực hiện nhiệm vụ
Vào khoảng 22h30 đêm 11/8, tòa nhà 6 tầng phía sau bất ngờ đổ sập khiến các nhà xung quanh bị ảnh hưởng trực tiếp; trong đó nhà số 556 đường Tôn Đức Thắng bị sập 1 phòng phía sau cùng khiến chị Đào Thị Kim Anh (SN 1984) bị thương được đưa đi điều trị tại Trung tâm Y tế quận Lê Chân; riêng tòa nhà 8 tầng phía trước bị nghiêng về phía sau.
Sau khi xảy ra vụ việc, Công an xã An Đồng phối hợp với Tổ công tác Công an huyện An Dương và các lực lượng chức năng địa phương tiến hành phong tỏa hiện trường, căng dây cảnh báo xung quanh, sơ tán người dân ở các nhà lân cận khách sạn ra khu vực an toàn, lập biên bản, lấy lời khai những người có liên quan và hướng dẫn người bị thương đi bệnh viện cấp cứu, điều trị.
Người dân sinh sống cạnh khu vực tòa nhà 6 tầng bị sập được sơ tán
Theo người quản lý, từ lâu có ít khách đến thuê lưu trú tại khách sạn Hải Yến. Trong ngày 11/8 và trước khi xảy ra vụ sập tòa nhà 6 tầng thì không có khách đến thuê khu nhà phía sau.
Cũng theo cơ quan chức năng, đại diện quản lý khách sạn Hải Yến đã cam kết tự nguyện hỗ trợ bồi thường phí điều trị cho người bị thương và các thiệt hại do vụ sập gây ra; đồng thời chủ động có phương án tự tháo dỡ các phần công trình của khách sạn không đảm bảo an toàn.
Formosa Hà Tĩnh mất hàng tỉ USD để khắc phục môi trường sau sự cố Theo Bộ TN-MT, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỉ USD để khắc phục và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường. Sau 5 năm, đơn vị này đã khắc phục được sự cố ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Bộ TN-MT vừa có báo cáo kết quả giám sát quá trình khắc phục hậu...