Hà Tĩnh kiểm soát tốt dịch Covid- 19, nhiều giáo viên, học sinh mong sớm quay lại trường
Trong tâm lý tạm yên tâm khi dịch Covid- 19 được kiểm soát tốt trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng, nhiều giáo viên, phụ huynh và học sinh Hà Tĩnh mong muốn trường học sớm hoạt động trở lại.
Nhiều học sinh mong muốn sớm trở lại trường vì nhớ bạn bè, thầy cô và lo “rơi” kiến thức. ( Trong ảnh: Giờ học ở lớp 12 A11, Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi trước khi nghỉ học phòng chống dịch)
Mặc dù, trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid- 19, giáo viên các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn theo dõi và hướng dẫn học sinh ôn tập chương trình, nhưng tâm lý chung là vẫn lo lắng học sinh “rơi” kiến thức.
Cô Nguyễn Thị Loan, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi chia sẻ: “Cho học sinh nghỉ học để tránh dịch Covid -19 là chủ trương đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, nghỉ học lâu, tôi rất lo lắng học sinh sẽ “rơi” kiến thức, nhất là khối 12″.
Tình hình dịch Covid- 19 được kiểm soát tốt, nhiều thầy cô giáo mong sớm trở lại trường với các em học sinh. Cô Bùi Thị Hằng, ở Trường Tiểu học Kỳ Xuân (Kỳ Anh), cô Hồ Thị Thu Lan – Trường THPT Can Lộc, thầy Bùi Trọng Thắng- Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà) cho biết, nhiều phụ huynh và học sinh cũng thường xuyên gọi điện hỏi thăm, khi nào thì đi học trở lại.
Biết tin dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, nhiều giáo viên mong muốn sớm quay lại trường. (Trong ảnh: Thầy giáo Bùi Trọng Thắng hướng dẫn 1 học sinh ôn tập tại nhà).
Video đang HOT
Chị Phạm Hương Thảo, một phụ huynh ở phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh), chia sẻ: “Mặc dù chúng tôi còn khá lo lắng, nhưng trường học vẫn là chỗ an toàn hơn. Bởi đến trường các con được thầy cô có biện pháp phòng chống dịch, còn như hiện nay tôi thấy nhiều em học sinh, nhất là các em cấp 2, cấp 3 vẫn tụ tập nơi công cộng rất nhiều. Nhà trường cho nghỉ, nhưng gia đình không quản lý được lại sinh ra “lợi bất cập hại”.
Không chỉ nhiều giáo viên và phụ huynh mang tâm lý lo lắng khi nghỉ học quá lâu, các em học sinh, nhất là những em học lớp 12 cũng sốt ruột, mong được đến trường.
Rảnh rỗi trong thời gian nghỉ học phòng dịch Covid -19, nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 vẫn “long nhong” ngoài đường…
Em Lê Tiến Cao Cương, học sinh lớp 12A5, Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà), tâm sự: “Em thường xuyên gọi điện hỏi thầy, cô và vào mạng xem tin tức để “hóng” xem bao giờ đi học lại. Thực sự, em và các bạn cũng sợ dịch Covid- 19, nhưng nghỉ lâu quá chúng em thấy rất nhớ trường, nhớ bạn bè và nhất là lo sẽ quên hết kiến thức”.
Cao Cương cũng cho biết thêm, chủ đề hàng ngày của nhóm bạn em trên facebook trong dịp này luôn là câu hỏi: “Bao giờ đi học lại?”.
Chị Phạm Hương Thảo (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Mấy hôm nay xem tin tức qua Báo Hà Tĩnh, tôi thấy mừng khi biết các trường hợp người bị cách ly ở Hà Tĩnh đều đã an toàn, 16 bệnh nhân nhiễm Covid- 19 ở Việt Nam cũng đã khỏi bệnh. Vợ chồng tôi, ngoài việc tin tưởng các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp thực hiện tốt việc phòng dịch ở trường học, thì bản thân là phụ huynh cũng đã sẵn sàng biện pháp phòng vệ cho con đến lớp”.
Những ngày qua, giáo viên và học sinh Trường THPT Kỳ Anh đã pha chế thành công 200 lít dung dịch rửa tay khô sát khuẩn phòng virus Corona. Ảnh: Anh Tấn
Trong suốt thời gian nghỉ tránh dịch Covid- 19, lãnh đạo và giáo viên tất cả các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đều phân công trực trường. Không chỉ phun thuốc khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trường học, một số giáo viên và học sinh ở nhiều trường học như Trường THPT Nghèn (Can Lộc), Trường THPT Kỳ Anh còn nghiên cứu pha chế ra dung dịch sát khuẩn…
Kiểm soát tốt dịch Covid- 19, nhiều giáo viên, học sinh mong sớm quay lại trường
Thiết nghĩ, việc cho học sinh nghỉ học tránh dịch Covid-19 là biện pháp đúng đắn, kịp thời khi người dân chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã được kiểm soát và người dân đã có ý thức sâu sắc trong hoạt động phòng chống thì việc sớm có những giải pháp đưa các hoạt động của đời sống trở lại quỹ đạo bình thường, trong đó có việc cho học sinh trở lại trường là điều cần thiết.
Theo baohatinh
Quan tâm sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất các trường học sau giải thể, sáp nhập
Thực hiện Đề án "Sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2025", từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã giải thể, sáp nhập 13 trường THPT theo đúng kế hoạch, lộ trình.
Tuy nhiên, vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay là cơ sở vật chất ở những trường thuộc diện giải thể sẽ sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả, tránh lãng phí.
Sau giải thể Trường THPT Đinh Chương Dương (Hậu Lộc) trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng.
Trong năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan bố trí sắp xếp 56 lớp với 2.122 học sinh, điều chuyển 202 cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc 5 trường THPT giải thể, gồm Trường THPT Đinh Chương Dương (Hậu Lộc), THPT Lê Văn Linh (Thọ Xuân), THPT Triệu Sơn 6 (Triệu Sơn), THPT Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc) và Trường THPT Tĩnh Gia 5 (Tĩnh Gia) sáp nhập vào các trường THPT trên địa bàn. Đến năm 2019, Sở GD&ĐT tiếp tục tiến hành giải thể, sáp nhập thêm 8 trường THPT, gồm: Trường THPT Trần Ân Chiêm (Yên Định), THPT Dương Đình Nghệ (Thiệu Hóa), THPT Triệu Thị Trinh (Nông Cống), THPT Trần Phú (Nga Sơn), THPT Nguyễn Hoàng (Hà Trung), THPT Lê Viết Tạo, THPT Lưu Đình Chất (Hoằng Hóa) và THPT Nguyễn Xuân Nguyên (Quảng Xương). Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, các trường sau khi sắp xếp, sáp nhập đã làm tốt công tác tiếp nhận, bố trí học sinh, cán bộ, giáo viên hợp lý, bảo đảm định biên; hoạt động dạy và học của các nhà trường ổn định, nền nếp; chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn không ngừng được nâng lên; công tác quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục được tăng cường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều trường sau khi giải thể cơ sở vật chất đầu tư hàng chục tỷ đồng đang bị bỏ không.
Theo phản ánh của người dân thị trấn Hậu Lộc - khu vực Trường THPT Đinh Chương Dương đứng chân, chỉ sau vài tháng giải thể, ngôi trường này đã trở thành nơi tập kết vật liệu xây dựng của một số nhà thầu thi công dự án lát kè bờ sông Trà Giang (thị trấn Hậu Lộc). Qua quan sát của chúng tôi, sau 2 năm giải thể, hiện nhiều phòng học đã xuống cấp, đường vào khuôn viên trường bị "cày xới" do phương tiện chở vật liệu thường xuyên ra vào. Được biết, sau khi giải thể 1 tháng, UBND huyện Hậu Lộc đã có văn bản bàn giao cơ sở vật chất của trường cho UBND thị trấn Hậu Lộc tiếp nhận quản lý. Tuy nhiên, từ khi bàn giao đến nay, hàng chục phòng học, phòng chức năng, nhà hiệu bộ của ngôi trường không có người trông coi, bảo vệ. Lý giải về vấn đề này, ông Bùi Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy thị trấn Hậu Lộc cho hay, do không có nguồn kinh phí nên thị trấn không thể bố trí được người trông coi, quản lý. Một số người dân sinh sống gần trường cho biết, vì bỏ hoang lâu, không người quản lý, trông coi nên có thời điểm ngôi trường này trở thành nơi qua lại của một số đối tượng nghiện hút...
Tương tự, từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Trường THPT Triệu Thị Trinh (Nông Cống) đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Song sau khi giải thể, đặc biệt là khi Trường THPT Nông Cống I trả lại số phòng học mượn tạm để giảng dạy học sinh khối 10 thì toàn bộ cơ sở vật chất phòng, lớp học của Trường THPT Triệu Thị Trinh đã bị bỏ không. Tại thời điểm chúng tôi đến tác nghiệp, cổng trường trong tình trạng "cửa đóng, then cài", không có người trông coi, bên trong khuôn viên trường cỏ mọc um tùm, một số phòng học đã có biểu hiện xuống cấp, hư hỏng... Nếu so sánh giữa Trường THPT Đinh Chương Dương hay Trường THPT Triệu Thị Trinh thì Trường THPT Dương Đình Nghệ (Thiệu Hóa) có phần tiếc nuối hơn. Ngôi trường với dãy phòng học 4 tầng được khởi công xây dựng chưa "ráo màu sơn", nhưng đến nay, sau hơn 6 tháng sau giải thể, sáp nhập, ngành chức năng, chính quyền địa phương vẫn chưa thể chuyển đổi mục đích để sử dụng hợp lý cơ sở vật chất. Nhiều hạng mục bỏ không chưa biết làm gì, gây lãng phí.
Tinh thần xuyên suốt của Đề án "Sắp xếp các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2025" là nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, ngoài thực hiện tốt việc bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên, học sinh, ổn định nền nếp dạy và học ở những trường tiếp nhận, ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng sớm tính toán giải pháp để sử dụng, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất ở các trường giải thể, tránh gây lãng phí và thất thoát tài sản Nhà nước. Sự lãng phí cơ sở vật chất là điều đáng buồn, nhưng đáng buồn hơn vẫn là sự buông lỏng quản lý tài sản Nhà nước của ngành chức năng và chính quyền địa phương.
Bài và ảnh: PS
Theo baothanhhoa
Thầy giáo trường Vinschool chia sẻ kinh nghiệm dạy - học online hiệu quả Nếu chỉ tạo lập môi trường rồi sau đó giáo viên nói 1 chiều, phản hồi 1 chiều thì học sinh sẽ nhàm chán sau vài buổi học, bởi đây không phải buổi học online. "Qua một thời gian dạy online thì tôi thấy học sinh có những khó khăn ban đầu về việc kết nối tạo lập môi trường trực tuyến, nhưng...