Hà Tĩnh: Không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp 3
Đã lên lớp 3, nhưng một học sinh ở Hà Tĩnh vẫn không đọc được, không biết ghép vần để viết, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 không biết làm.
Theo phản ánh của giáo viên đang dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Sơn , nhiều học sinh ở trường này đang có hiện tượng “ ngồi nhầm lớp ”, khi lên lớp 3, lớp 4 song đọc, viết còn kém.
Cá biệt là em Trần Cẩm T., học sinh lớp 3A. Em T. không thuộc diện học sinh hòa nhập , tuy nhiên, em không đọc được các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, không biết ghép vần viết chữ cái, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 không làm được.
Lên lớp 3 song em Cẩm T. không biết đọc, biết viết
Nhận được phản ánh, chúng tôi nhờ em tập đọc một số câu đơn giản trong sách giáo khoa em chật vật đánh vần từng chữ nhưng đọc hoàn toàn sai, thậm chí không phân biệt được các dấu.
Ông Phan Hồng Cảnh, Hiệu phó thừa nhận, T. không thuộc đối tượng học sinh hòa nhập, dù lớp 3 nhưng em học quá yếu, không đọc được, viết được.
Bố em T., ông Trần Văn Ngư bộc bạch: “Cháu phát triển bình thường, không có khiếm khuyết trên cơ thể, tâm lý không có biểu hiện bất thường. Song, cháu học quá kém, không biết đọc, biết viết, và không nhớ những gì mình học.
Ông Ngư nói thêm, từ năm cháu học lớp 1 ở trường Cẩm Sơn, giáo viên chủ nhiệm có gọi cho gia đình nói cháu học rất kém, có hồ sơ khuyết tật mới đủ điều kiện lên được lớp. Tuy nhiên, gia đình tôi quá bận nên chưa đưa con khám hay làm đơn khuyết tật như giáo viên yêu cầu. Và cháu vẫn lên tới lớp 3″.
Trong khi đó, học bạ của em Cẩm T. lớp 1, lớp 2 được giáo viên chủ nhiệm phê hoàn thành chương trình học , đủ điều kiện để lên lớp.
Bà Hoàng Thị Hương, giáo viên chủ nhiệm em Cẩm T. cho biết: Cháu vào học lớp 3 tuy đọc, viết khó khăn và không nhớ kiến thức cơ bản ở lớp 1 và 2.
Video đang HOT
Trường Tiểu học Cẩm Sơn
Tuy vậy, cô Hương khẳng định, không có việc em T. ngồi nhầm lớp.
Theo cô Hương, khi em T. kiểm tra chất lượng cuối năm lớp lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt, em chỉ làm được mức 4 điểm song nhà trường nói T. có danh sách khuyết tật nên đủ điều kiện học ở lớp 3.
“Cuối năm lớp 2, cháu không đủ điều kiện để lên lớp 3 song nhà trường đã gọi điện cho gia đình và phụ huynh đã đồng ý qua điện thoại sẽ làm đi làm hồ sơ khuyết tật cho con họ”, bà Hương cho biết.
Học bạ lớp 2 của em T. được giáo viên chủ nhiệm phê hoàn thành chương trình học, đủ điều kiện lên lớp 3
Bà Trần Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Tiểu học Cẩm Sơn khẳng định, nhà trường luôn chăm lo chất lượng học sinh, và không hề có hiện tượng học sinh ngồi “nhầm lớp”, còn trường hợp của em Cẩm T. là trường hợp “đặc biệt”.
Bà Phượng giải thích, em T. có hộ khẩu ở ngoài Bắc, gia đình chuyển về làm ăn ở đây, học lớp 1 ngoài kia.
Năm học 2016- 2017, trường tiếp nhận T. vào học, em không hề biết đọc, phải tiếp tục học lại lớp 1. Trong quá trình theo dõi nhận thấy em học quá yếu. Tuy nhiên, gia đình đã đồng ý sẽ làm hồ sơ khuyết tật nên trường mới cho em lên lớp.
Đậu Tình
Theo vietnamnet
Đánh thức tiềm năng của học sinh hòa nhập
Đó là chia sẻ của cô Nguyễn Ngọc Hạnh - giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (Mỹ Tho, Tiền Giang).
Cô Nguyễn Ngọc Hạnh
Cô Hạnh là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy, cô năm 2018". Chương trình do Bộ GD&ĐT, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.
Tạo ra nhiều tình huống cho học sinh
"Mỗi người, dù bị khiếm khuyết cho đến mức nào đi nữa nhưng họ vẫn có tiềm năng để phát triển. Quan trọng là chúng ta có biết cách đánh thức tiềm năng đó hay không."
Nguyễn Ngọc Hạnh
Tâm huyết, trách nhiệm và luôn hết lòng yêu thương học trò. Đó là những gì đồng nghiệp nhận xét về cô Nguyễn Ngọc Hạnh - giáo viên Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh (Mỹ Tho, Tiền Giang). Đó cũng là lý do vì sao năm nào cô Hạnh cũng được giao chủ nhiệm lớp 1 và dạy lớp có học sinh hòa nhập.
Theo cô Hạnh, với giáo viên dạy lớp 1, việc làm đầu tiên của mỗi giào viên chủ nhiệm là tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh gia đình của từng trẻ. Với học sinh khuyết tật, học hòa nhập, giáo viên cần có kế hoạch riêng cho những học sinh này.
Cô Hạnh cho biết, khó khăn nhất của cô khi dạy học sinh hòa nhập là các em không hợp tác, đôi khi có những hành động như: la hét, cào cấu bạn. Và hầu hết các em không tham gia các hoạt động vui chơi của lớp. Nhiều em còn không có khả năng phục vụ bản thân.
"Bản thân là giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy mình phải cần cố gắng và nỗ lực thật nhiều, nhằm giúp trẻ hòa nhập được vào cộng đồng cũng như góp phần làm giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Việc làm đầu tiên là tôi trực tiếp gặp phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về em. Trong quá trình dạy, tôi tạo ra nhiều tình huống để học sinh cùng tham gia.
Cùng với đó, tôi quan sát học sinh trong từng hoạt động, trò chuyện cùng các em và tham gia các trò chơi. Qua đó, nhằm phát hiện nhu cầu và năng lực của học sinh" - cô Hạnh chia sẻ.
Xây dựng mục tiêu riêng cho học sinh hòa nhập
Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Hạnh chia sẻ, để dạc hòa nhập, giáo viên cần: Thứ nhất xác định nhu cầu năng lực của học sinh. Đây là việc làm bắt buộc trong giáo dục hòa nhập. Có tìm hiểu nhu cầu và khả năng của học sinh, mới có thể xây dựng được kế hoạch giáo dục cá nhân và các hoạt động hỗ trợ khác.
Thứ hai, lựa chọn phương pháp và điều chỉnh chương trình giảng dạy. Theo đó, giáo viên có thể tình huống cho học sinh. Chẳng hạn như với học sinh tự kỷ, bị chậm ngôn ngữ, giáo viên dạy học sinh nói câu ngắn gọn, đơn giản. Cầm tay học sinh để hướng dẫn các em tô theo chữ.
Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng những đồ dùng trực quan trong giảng dạy nhằm giúp các em khắc sâu những âm, những từ mà các em đã học. Cố gắng kết hợp bài học với kinh nghiệm từ cuộc sống thường ngày của trẻ.
Giáo viên có thể chia nhiệm vụ ra thành nhiều bước nhỏ, tách các mục tiêu học tập ra thành nhiều cấp bậc.
Để các em làm những gì có thể trước khi các em tiếp tục các công việc khó hơn. Quay trở lại các bước đơn giản nếu các em gặp khó khăn. Nếu hôm nay học sinh không làm được, tiếp tục cho các em thực hiện tiếp vào ngày hôm sau.
Xếp đôi học sinh học hòa nhập với một bạn khác nhằm giúp trẻ tập trung chú ý và giúp thực hiện các hoạt động trên lớp. Khen ngợi trẻ, nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên khi trẻ thành công vì trẻ rất thích. Giải thích cho trẻ hiểu những việc nào nên và không nên.
Thứ ba: Xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ. Cùng với mục tiêu chung cho cả lớp học, giáo viên xây dựng mục tiêu riêng cho học sinh hòa nhập. Qua đó có thể đánh giá các mặt phát triển của trẻ như: Kiến thức, kỹ năng, thái độ; Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp - khả năng nhận thức - khả năng tự phục vụ.
Có sự điều chỉnh mục tiêu cho trẻ kịp thời, phù hợp với sự tiến bộ hay chưa tiến bộ của trẻ. Theo dõi quan sát từng biểu hiện, từng sự tiến bộ của trẻ. Nếu trẻ chưa thực hiện được trong trong tuần, trong tháng có thể đưa kế hoạch đó vào tuần sau, tháng sau để trẻ thực hiện tốt hơn.
Minh Phong (ghi)
Theo giaoducthoidai
PGS Nguyễn Lân Hiếu: Có lợi ích nhóm sau tranh luận về GS Hồ Ngọc Đại PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói ông quyết "lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ Công nghệ Giáo dục và trường Thực nghiệm, cũng như để độc quyền sách giáo khoa. GS Hồ Ngọc Đại nói về Công nghệ Giáo dục và đánh vần 'tròn, vuông' GS Hồ Ngọc Đại giải thích việc phân biệt rõ âm và vần trong dạy...




Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nhà thiết kế Nguyễn Công Trí bị bắt liên quan đường dây ma túy
Pháp luật
18:26:44 23/07/2025
Công cụ 'loa phóng thanh' của Tổng thống Trump
Thế giới
18:23:15 23/07/2025
NTK Công Trí: Hơn 20 năm làm nghề kín tiếng và cú sốc dư luận
Sao việt
18:16:39 23/07/2025
Lisa (Blackpink) gây "choáng" với bộ sưu tập siêu xe trị giá hơn 76 tỷ đồng
Sao châu á
18:08:40 23/07/2025
Camila Cabello và bạn trai tỷ phú tình tứ trên biển
Sao âu mỹ
17:28:23 23/07/2025
Dịch Dương Thiên Tỉ vượt áp lực sao nhí
Hậu trường phim
17:24:59 23/07/2025
2 MV đưa sự nghiệp Rosé (BLACKPINK) bùng nổ toàn cầu đều có dấu ấn của NTK Công Trí
Nhạc quốc tế
17:10:40 23/07/2025
Người vợ tào khang của Diogo Jota chưa nguôi nỗi đau mất chồng sau vụ tai nạn kinh hoàng: "Cái chết chia lìa đôi ta"
Sao thể thao
17:09:05 23/07/2025
Xe khách chở 20 người mắc kẹt do lũ, nhà xe cầu cứu nhiều giờ
Tin nổi bật
16:46:26 23/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món dễ nấu mà trôi cơm
Ẩm thực
16:36:10 23/07/2025