Hà Tĩnh: Khan hiếm vật liệu, nhà thầu dùng đá tảng đắp nền đường?
Từng bị chủ đầu tư “tuýt còi” về việc dùng vật liệu không đúng với thiết kế, nhưng nhà thầu vẫn tiếp tục dùng đá thay đất để đắp nền đường.
Dự án nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136 (đoạn từ ĐT1 đến kênh N1 sông Rác) thuộc xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh ( Hà Tĩnh) được đầu tư tổng nguồn vốn 12 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện, trong đó kinh phí xây lắp 6,6 tỷ đồng.
Công trình do Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh làm chủ đầu tư; Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh thi công; đơn vị giám sát là công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng số 6 Hà Tĩnh.
Sau khi hoàn thành, công trình được kỳ vọng sẽ góp phần kết nối giao thông phát triển du lịch biển Kỳ Xuân thuộc huyện Kỳ Anh.
Dự án nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136 (đoạn từ ĐT1 đến kênh N1 sông Rác) thuộc xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang được nhà thầu dùng đá hộc để đắp nền đường
Theo thiết kế, đoạn đường này có chiều dài 1,4km, chiều rộng 9m, trong đó mặt đường 7m. Dự án được khởi công từ tháng 8/2019, dự kiến hoàn thành tháng 8/2020. Tuy nhiên do vướng giải phóng mặt bằng nên dự án bị chậm tiến độ. Sau khi điều chỉnh xin gia hạn, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 8/2021.
Thế nhưng, thay vì thực hiện theo đúng dự toán thiết kế ban đầu, đơn vị thi công đã sử dụng đất đắp nền không đạt tiêu chuẩn.
Chiều 14/5, ghi nhận của PV báo GD&TĐ tại công trình Nâng cấp đường huyện lộ ĐH 16 thuộc thôn Phương Giai, xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh), nhà thầu đang triển khai một số hạng mục như làm mương, đắp nền đường…
Phần vật liệu đắp nền trộn lẫn nhiều đá
Trong đó có nhiều tảng đá với kích cỡ “khủng”
Video đang HOT
Tại phần đường đã bóc phong hóa, nhà thầu cho xe chở vật liệu để bắt đầu đắp nền. Điều đáng nói, số vật liệu này đa phần là đá chỉ xen lẫn một ít đất, thậm chí trong số đó có rất nhiều tảng đá với kích cỡ “khủng”.
Trao đổi với PV, ông Trần Thanh Minh (Cán bộ kỹ thuật BQL Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh) cho biết: “Theo thiết kế, đoạn đường này phải sử dụng đất K95 để đắp nền. Việc sử dụng đá, hay đất lẫn đá là không đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng của công trình”.
Giải thích về việc này, ông Minh cho rằng, nguồn vật liệu đất trên địa bàn huyện Kỳ Anh đang rất khó khăn.
Ông Minh cũng tỏ ra khá bất ngờ khi nhà thầu này lại tiếp tục sử dụng đá để làm nền đường. Bởi cách đây gần 1 tháng, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh vừa có công văn chấn chỉnh việc công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh sử dụng vật liệu sai với thiết kế.
Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh từng có công văn chấn chỉnh việc đổ vật liệu sai thiết kế đối với công ty TNHH đầu tư và xây dựng Liên Minh
Cụ thể, ngày 25/4, Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng huyện Kỳ Anh đã đi kiểm tra thực tế và phát hiện nhiều sai phạm như: vật liệu đắp nền lẫn nhiều đá tảng không đảm bảo tiêu chuẩn; không tổ chức nghiệm thu đất đắp lớp 1 đã chuyển giai đoạn đắp đất lớp 2; một khối lượng đất phong hóa không đổ đúng nơi quy định…
Ngày 28/4, chủ đầu tư đã có công văn số 27 về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công công trình nâng cấp đường huyện lộ ĐH 136. Tại công văn, chủ đầu tư yêu cầu phía nhà thầu phải di dời toàn bộ khối lượng “đất lẫn đá” ra khỏi công trường. Ngoài ra, đơn vị giám sát phải cử cán bộ có trình độ, năng lực thường xuyên có mặt tại hiện trường đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cũng như đảm bảo chất lượng công trình…
Mặc dù đã có văn bản xử lý từ phía cơ quan chức năng, nhưng nhà thầu vẫn tiếp tục dùng đá tảng để thay đất đắp nền. Liên quan sự việc này, ông Minh cho biết, phía Ban quản lý sẽ cử cán bộ xuống hiện trường xem xét và bóc dỡ toàn bộ khối vật liệu không đúng với thiết kế.
Xót xa gia cảnh cậu học trò nghèo có bố chết, mẹ và ông, bà đều mang trọng bệnh
Sau đợt lũ lụt nặng nề ở Hà Tĩnh, PV Báo Gia đình & Xã hội có dịp gặp lại cậu bé Trần Thế Bảo (MS 340). Bố cậu mới mất, mẹ ung thư đã di căn lên não.
Trong mái nhà cấp 4 nghèo nàn còn ông bà nội và ông ngoại đều bệnh nặng. Ngần ấy người bệnh nặng sống trông chờ vào sự giúp đỡ của họ hàng, làng xóm.
2 năm trước, Báo Gia đình & Xã hội đã trao quà tới gia đình cậu học trò Trần Thế Bảo (MS 340) khi Bảo mới13 tuổi, sống ở thôn Bình Thủy, xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Cháu Trần Thế Bảo và bố mẹ (khi bố cháu còn sống).
Ngỡ rằng với sự giúp đỡ của độc giả Báo Gia đình & Xã hội và nhiều nhà hảo tâm khác thì gia đình Bảo đã bớt khó khăn, bố mẹ cậu đã phần nào khỏe lại, lo làm ăn vực lại mái ấm gia đình. Nào ngờ sau 2 năm gặp lại, Bảo đã 15 tuổi, có cao hơn nhưng gia cảnh càng thêm bi đát. Đôi mắt và gương mặt Bảo càng thêm u buồn.
Trong căn nhà nhỏ với ánh sáng của ngọn đèn nhỏ tù mù, Bảo nghẹn ngào cho biết anh Trần Đình Mông (bố của Bảo) bị bệnh tim nhưng sức khỏe quá yếu nên không chờ được tới lượt ghép tim để được kéo dài sự sống. Bệnh tim quái ác đã cướp đi người cha thân yêu của Bảo, trụ cột của gia đình và bỏ lại Bảo cùng người mẹ bệnh tật.
Chị Thái Thị Thiện (mẹ Bảo) vốn đang bị ung thư, lại vất vả chăm chồng ốm và lo toan tang lễ nên bệnh càng phát nặng, giờ đã di căn tới trực tràng, thận và lên não, phải nằm bẹp một chỗ. Tuy có bảo hiểm hộ nghèo, viện phí và thuốc chính được hỗ trợ nhưng gia đình không còn khả năng chữa trị, mua các loại thuốc khác... nên sức khỏe của chị Phiên đang đi xuống.
Hiện giờ, ngôi nhà nhỏ trên đồi của vợ chồng anh Mông phải bỏ không bởi chị Phiên không thể chăm lo cho bản thân và con nên cả hai mẹ con dắt díu nhau về sống với ông bà nội của Bảo.
Ông nội và ông ngoại của Bảo đều mắc bệnh nặng. Ảnh gia đình cung cấp.
Trong mái nhà của ông bà nội, ngoài hai mẹ con Bảo còn có ông nội bị tai biến nằm một chỗ (bà nội thì đã mất), ông ngoại tâm thần và bà ngoại bị tai nạn què quặt. 5 người chỉ có Bảo duy nhất là lành lặn nhưng còn đang tuổi ăn học, chưa biết lo toan gì. 4 người lớn đều mắc bệnh nặng nên cả nhà phải sống nhờ vào sự cưu mang của họ hàng, làng xóm.
Ở trường học, các thầy cô đều biết gia đình Bảo cực kỳ khó khăn. Bảo học không giỏi nhưng rất ngoan nên các thầy cô rất thương. Nhà trường đã miễn tất cả các khoản đóng góp và luôn ưu tiên các khoản hỗ trợ cho cậu học trò này.
Trong ánh đèn tù mù, chị Thiện xót xa con trai sẽ phải mổ côi cả cha lẫn mẹ. Ảnh gia đình cung cấp.
Nằm trên giường bệnh, chị Phiên cho biết đợt mưa lũ vừa qua, nhà chị ở trên đồi nên chỉ ảnh hưởng mưa gió, còn dưới đường thì ngập nước, không đi lại được. Chỉ tội cho anh em, họ hàng và làng xóm phải vất vả cả tuần trong lũ lụt để giúp đỡ gia đình chị. Nói rồi chị Thiện ngậm ngùi cầm bàn tay cậu con trai còi cọc, gầy guộc hơn nhiều so với các bạn cùng lứa mà khóc rưng rức. Chị đang đứng bên bờ vực sống - chết mong manh nên rất xót xa sẽ đến ngày cậu con trai duy nhất mồ côi mồ cút, không còn bố mẹ bên cạnh để dìu dắt vào đời.
Từ một mái nhà đầm ấm, có cha có mẹ, nay người mất, người bệnh nặng, tài sản tiêu tán, bế tắc, nợ nần chồng chất..., hoàn cảnh bi đát, xót xa của cậu học trò Trần Thế Bảo vẫn rất cần các nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ để Bảo tiếp tục được nuôi dưỡng và đi học.
Mọi sự giúp đỡ gia đình cháu Trần Thế Bảo xin gửi về:
1. Cháu Trần Thế Bảo, Mã số 340 (thôn Bình Thủy, xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).
2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 340
3. Ủng hộ trực tiếp Chương trình "Vòng tay Nhân ái", tại Tòa soạn Báo Gia đình và Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện Bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 340 .
Mọi thắc mắc, xin gửi tới email phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại: 0975 839 126/ 0981656685
4. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 125.000.058.110 , Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
5. Ủng hộ VNĐ qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank):
Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 061.100.191.1287, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.
Khám, cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 người dân huyện Nghi Xuân Huyện đoàn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) phối hợp với CLB Thầy thuốc trẻ Trung tâm Y tế huyện khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 người dân trên địa bàn. Sáng nay (29/11), hơn 100 người già "ốc đảo" Hồng Lam đã có mặt đông đủ tại Nhà Văn hóa thôn để được đội ngũ y, bác sỹ CLB...