Hà Tĩnh huy động hàng trăm tỷ “thay áo” trường lớp trước năm học mới
Thông qua việc kêu gọi tài trợ, ngân sách, nguồn xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng củng cố, xây dựng cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn phục vụ năm học mới 2019 – 2020.
Trường Mầm non Thạch Tân (Thạch Hà) đang hoàn thiện dãy phòng học 2 tầng, 8 phòng
Năm học 2019 – 2020, nhiều ngôi trường ở huyện Thạch Hà đã được khoác lên mình sắc màu tươi mới bởi những dãy nhà học cao tầng kiên cố. Đây cũng là một trong những địa phương có sự đầu tư lớn về nguồn lực cho giáo dục. Được biết, năm nay, Thạch Hà đã trích gần 100 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp.
Giáo viên Trường Mầm non Thạch Tân làm vệ sinh tại các phòng học mới
Nhìn dãy phòng học 2 tầng, 8 phòng với nguồn kinh phí khoảng 9 tỷ đồng đã hình thành vóc dáng trên khuôn viên mới mở rộng, cán bộ, giáo viên Trường Mầm non xã Thạch Tân (Thạch Hà) như được tiếp thêm động lực, khí thế trước thềm năm học mới.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoài – Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Thạch Tân phấn khởi cho biết: “Lâu nay trường chỉ có 16 phòng học nhưng có tới 550 học sinh nên vấn đề quá tải sĩ số luôn là thử thách lớn, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ của nhà trường. Năm học này, với sự đổi mới một bước về cơ sở vật chất, việc dạy, học của cô trò chắc chắn sẽ thoải mái hơn rất nhiều”.
Dãy nhà bộ môn 3 tầng, giá trị hơn 10 tỷ đồng của Trường THCS Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) đang gấp rút hoàn thiện phục vụ năm học mới
Năm nay, thành phố Hà Tĩnh cũng có sự đầu tư khá lớn xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học với kinh phí đạt gần 87 tỷ đồng. Theo đó, các hạng mục công trình như: Nâng cấp, xây dựng phòng học mới, nhà đa chức năng, sân chơi bãi tập, vườn cổ tích… ở các nhà trường đã và đang đồng loạt được triển khai.
Video đang HOT
Thầy Lê Ngọc Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (thành phố Hà Tĩnh) cho biết: “Năm nay, trường được đầu tư xây dựng dãy nhà 3 tầng với 15 phòng bộ môn, tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Đây là điều kiện tốt để nhà trường nâng cao chất lượng các giờ thực hành, góp phần để trường giữ vững đạt chuẩn sau 15 năm được công nhận”.
Nhiều công trình trường lớp bị xuống cấp đã và đang được các địa phương sửa sang, nâng cấp
Tại vùng biển cửa huyện Lộc Hà, thầy trò ở đây cũng đang trong niềm vui chung khi cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm nâng cấp. Thầy Phan Thanh Dân – Trường phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà cho biết: “Theo thống kê chưa đầy đủ, năm nay các trường ở Lộc Hà đã được đầu tư thêm nguồn kinh phí khoảng 50 tỷ đồng. Trong số đó, nhiều trường học có sự đầu tư lớn như: Trường Tiểu học Thạch Kim xây mới 12 phòng học; Trường Tiểu học Hộ Độ xây mới 12 phòng; Trường Mầm non xã Bình Lộc quy hoạch và xây dựng tại địa điểm mới với kinh phí ước tính hơn 20 tỷ đồng… Đến nay, nhìn chung cơ sở vật chất của các trường ở Lộc Hà đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học”.
Những ngày này, giáo viên, phụ huynh và học sinh xã Thuần Thiện (Can Lộc) cũng đang từng ngày chờ mong công trình xây dựng Trường Tiểu học Phúc Lộc được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Với nguồn đầu tư hơn 5 tỷ đồng, những dãy lớp học mới khang trang, kiên cố đang dần hình thành, thay thế cho những phòng học cấp 4 cũ kỹ được xây dựng cách đây hơn 40 năm; đồng thời cũng chấm dứt nỗi lo mất an toàn của thầy trò ở đây.
Dãy nhà học khang trang đang dần hình thành đã mang đến niềm vui cho các bậc phụ huynh, học sinh vùng quê nghèo Thuần Thiện (Can Lộc)
Về tiến độ của công trình này, ông Nguyễn Cao Cường – Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư XD&TM VN I – đơn vị thi công cho biết: “Kế hoạch ban đầu của công trình là tháng 11/2019 sẽ hoàn thành, nhưng do nhu cầu cấp thiết của nhà trường, chúng tôi đã tập trung đẩy nhanh tiến độ trước 3 tháng. Theo đó, đơn vị tăng cường máy móc, nhân công và áp dụng triệt để các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng sự mong mỏi của giáo viên, phụ huynh và học sinh”.
Từ nhiều nguồn vốn được huy động với một mục đích chung đó là tạo điều kiện tốt nhất cho sự nghiệp dạy và học, hàng trăm công trình xây dựng, củng cố cơ sở vật chất trường lớp ở Hà Tĩnh đã và đang được “thay áo” trước thềm năm học mới.
Theo baohatinh
May đồng phục học sinh ở Hà Tĩnh: Đơn hàng dồn dập, gấp rút tăng ca
Năm học mới sắp bắt đầu, thời điểm này thị trường may đồng phục học sinh ở Hà Tĩnh sôi động hơn bao giờ hết. Hiện nay, các cơ sở may trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đang gấp rút tăng ca để kịp đơn hàng.
Công nhân Công ty cổ phần Trần Nhân phải tăng ca đến 10h đêm để kịp tiến độ sản xuất đồng phục.
Những ngày này, công nhân Công ty cổ phần Trần Nhân (đường Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh) đang phải tăng ca đến 10h đêm để đẩy nhanh tiến độ sản xuất, kịp đơn hàng giao cho các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh.
Chị Nguyễn Thị Nhung - Giám đốc Công ty cho biết: "Trung bình, cứ 1 trường THCS trên địa bàn thành phố, chúng tôi nhận may từ 500 - 600 sản phẩm. Tính đến thời điểm này, công ty đã nhận hàng chục đơn hàng với số lượng hơn 6.000 sản phẩm. Từ nay đến hết tháng 8, hoạt động sản xuất của công ty sẽ phải duy trì tối đa công suất. Chúng tôi đang muốn tuyển thêm khoảng 5 công nhân có tay nghề để kịp tiến độ giao hàng trước thềm năm học mới".
Ngoài đồng phục học sinh, Công ty cổ phần Trần Nhân còn nhận may đồng phục hội khóa, hội lớp
Không chỉ may đồng phục trước thềm năm học mới, Công ty cổ phần Trần Nhân còn nhận nhiều đơn hàng may đồng phục hội khóa, hội lớp trong năm 2019. "Các đơn hàng hội khóa, hội lớp chủ yếu trong tháng 6 và tháng 7. Riêng năm 2019, công ty may khoảng 3.000 sản phẩm phục vụ các cuộc hội khóa, hội lớp trên địa bàn" - Giám đốc Nguyễn Thị Nhung cho hay.
Những bộ quần áo trắng của học sinh được treo đầy trong các cửa hiệu may
Hiện tại, các cơ sở may nhỏ lẻ khác trên địa bàn Hà Tĩnh cũng đang bận rộn với các đơn hàng đồng phục. Tại các nhà may, đồng phục học sinh được trưng bày khá nhiều. Mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu và giá cả rất phong phú, đa dạng.
Mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu đồng phục học sinh hiện rất đa dạng trên thị trường
Tại chợ Hà Tĩnh hiện có khoảng 5 cửa hiệu nhận may đồng phục cho học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn. Theo chủ nhà may Viết Thắng, thay vì chọn mua đồng phục may sẵn qua nhà trường, nhiều phụ huynh và học sinh tự tìm đến các cơ sở để đặt may cho vừa vặn. Riêng năm 2019, nhà may Viết Thắng đã nhận hơn 200 bộ đồng phục của học sinh các trường trên địa bàn thành phố như: THCS Lê Văn Thiêm, THCS Đại Nài, THCS Thạch Linh, THPT Phan Đình Phùng, THPT Chuyên Hà Tĩnh...
Học sinh đến đặt may đồng phục tại cơ sở may Viết Thắng (chợ Hà Tĩnh)
Theo các chủ cơ sở may đồng phục, mặc dù thời điểm này nhu cầu mua đồng phục học sinh tăng cao nhưng giá vẫn bình ổn.
Theo đó, đồng phục may sẵn cấp 1 hiện có giá từ 220.000 - 260.000 đồng/bộ; nữ cấp 2 và 3 khoảng 240.000 - 280.000 đồng/bộ; áo ngắn tay hè cấp 2 giá 120.000 - 180.000 đồng/chiếc; áo dài tay cho học sinh cấp 2 từ 130.000 - 180.000 đồng/chiếc; quần học sinh cấp 2, 3 giá từ 160.000 - 180.000 đồng/chiếc. Riêng đồng phục đặt may theo yêu cầu (khách chọn vải, may thêm lớp lót...) có giá cao hơn, dao động từ 300.000 - 350.000 đồng/bộ nữ.
Các công ty đầu tư máy in phông chữ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
Đến may đồng phục tại một tiệm may ở chợ Hà Tĩnh, em Dung - học sinh lớp 12 Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ: "Dù giá có đắt hơn đôi chút nhưng khi đặt may, em được chọn chất liệu vải, mặc vừa vặn và thoải mái hơn".
Bên cạnh các cơ sở may uy tín trên địa bàn, hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, việc đặt may đồng phục qua Facebook cũng đang hết sức sôi động. Tuy nhiên, qua kênh mạng xã hội, đặt may đồng phục chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng hội khóa, hội lớp hơn là đồng phục học sinh.
Theo baohatinh
Phối hợp chặt chẽ để chăm sóc, giáo dục học sinh Chiều 5-8, Sở GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp chăm sóc và giáo dục học sinh năm học 2018-2019 và triển khai kế hoạch phối hợp năm học mới 2019 - 2020. Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình phát biểu tại hội nghị Theo Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đào Đức Trình, năm học 2018-2019, công...