Hà Tĩnh: Đội khăn tang đi thi báo hiếu bố mẹ, thi đậu rồi cậu bé giàu nghị lực ngậm ngùi nghỉ học
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thì một tai họa ập đến cướp đi mạng sống của cả bố lẫn mẹ. Nén nỗi đau thương tột cùng ấy, Duy đội khăn tang tới trường quyết tâm thi đậu để báo hiếu với bố mẹ. Duy đã làm được điều đó, nhưng tới ngày khai giảng Duy đã phải ở nhà vì cuộc sống của em và đứa em trai lên lớp 9 túng thiếu đủ bề.
Bỗng chốc mồ côi cả cha lẫn mẹ
Về xóm 2, xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh hỏi về hai anh em Trần Công Duy, Trần Công Lý, ai cũng ngậm ngùi xót thương.
“Tội lắm, ở cái xã ni ai cũng thương cho hoàn cảnh của hai cháu. Cả bố và mẹ của hai anh cháu vừa mới qua đời sau một vụ hỏa hoạn. Giờ bà nội thì già yếu, anh em cô bác cũng nghèo, không biết rồi hai đứa chúng nó sẽ sống ra sao” – ông Tứ, một người dân vừa bước lên từ ruộng lúa đang thu hoạch, đượm buồn khi nghe chúng tôi hỏi đường về nhà của hai em.
4h chiều, căn nhà của Duy và Lý nằm ở cuối xóm 2 buồn đến não lòng. Duy cùng bà nội ốm yếu đang đội nắng cố dọn lúa vừa thu hoạch ngoài sân. Thân hình vừa phải, nhưng Duy bê từng bao lúa lớn một cách nhẹ nhàng. Cái nắng oi ả, ngột ngạt làm mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt non nớt, ướt cả lưng áo của Duy.
Cha mẹ mất, Duy vừa hết lớp 9 đã trở thành trụ cột của gia đình. Em thay bố mẹ lo lấy sào ruộng, chăm nuôi bà nội, bảo ban, dạy dỗ em trai.
Thay vì tựu trường Duy đang lo thu hoạch, phơi thải lúa mùa
Nhìn đứa cháu nội đang tuổi ăn học quần quật giữa sân, bà Trần Thị Cương nước mắt cứ lưng tròng. Thi thoảng bà nhìn vào trong ngôi nhà xây cấp 4, nơi đặt di ảnh con trai, con dâu như muốn thốt lên sao cháu bà lại tội nghiệp, bất hạnh đến thế!
“Đau lắm chú ơi! Cả tổ ấm gia đình ở đây ai cũng quý, cũng thương. Vợ chồng hòa thuận, chịu khó làm ăn. Cháu Duy, cháu Lý thì năm nào cũng được giấy khen, được nhà trường tuyên dương. Vậy mà bỗng chốc cả gia đình chúng nó gặp họa, bố mẹ bỏ hai đứa mà đi” – bà Cương rớt nước mắt bắt đầu kể về ngày oan nghiệt của gia đình đứa cháu nội.
Nhắc đến tình cảnh của hai cháu trai, bà Cương nhiều lần bật khóc. Bản thân bà cũng đổ bệnh từ ngày con trai, con dâu qua đời.
Theo lời kể của bà Cương, khoảng 17h30 ngày 1/6/2018, bà và hàng xóm thấy khói bốc lên từ căn nhà của con trai, anh Trần Công Bằng, 39 tuổi. Do sự vụ xảy ra giữa cao điểm vụ mùa, nên khi mọi người lao tới để dập lửa thì anh Bằng cùng vợ là chị Nguyễn Thị Thanh (37 tuổi) bi lửa đốt cháy, thoi thóp trong phòng ngủ chừng hơn 10m2.
Dù đã nỗ lực đưa hai vợ chồng đi cấp cứu, nhưng chị Thanh đã tử vong sau nhiều giờ điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh. Anh Bằng được chuyển tức tốc ra Viện Bỏng Quốc gia ở Hà Nội nhưng cũng không qua khỏi sau đó 1 ngày.
Trong hai ngày đầu tháng 6, ngôi nhà của bố mẹ em Duy đã lấy đi nước mắt của bao người. Bận vụ mùa, nhưng cả làng đã nghỉ việc để lo tang ma cho bố mẹ Duy, sẻ chia, đùm bọc hai đứa trẻ. Bao thầy cô, bạn bè của trường của lớp nơi anh em Duy theo học đã tới nhà chia sẻ nỗi mất mát tột cùng. Duy và em trai như người vô hồn trong những ngày tang ma của bố mẹ. Trong đám tang, nhiều người nói trời thương anh em Duy nên đã cho hai em thoát nạn. Hôm hỏa hoạn xảy ra, anh em Duy bận chăn trâu ngoài đồng, nếu ở nhà có khi cũng đã gặp nạn như bố mẹ.
Duy trước di ảnh của bố mẹ
“Con muốn thi đậu để báo đáp bố mẹ ở nơi xa ấy”
Mất bố và mẹ chỉ 3 ngày trước kỳ thi tuyển lên lớp 10 khiến Duy không thể nào gượng dậy. Em không còn tâm trí nào để ý đến chuyện thi cử, học hành, cùng em trai bỏ ăn, trắng đêm ngồi trước bàn thờ bố mẹ. Người thân, thầy cô đến thăm đã tính đến chuyện xin cho Duy được đặc cách không phải thi.
Nhưng thật kì diệu, như lời cô giáo chủ nhiệm lớp 9 của Duy cảm động thông tin, trong giây phút đau đớn nhất, khó gượng dậy nhất, Duy cùng em trai đứng trước bàn thờ bố mẹ òa khóc, hứa bố mẹ rằng: “Bố mẹ ơi, con sẽ không bỏ thi bố mẹ ạ. Con sẽ thi đậu, sẽ cố thi đạt điểm cao để không phụ lòng yêu thương của bố mẹ. Con sẽ cố thi đậu vào Trường THPT Cẩm Bình như bố mẹ mới nói với con hôm nào. Con muốn báo đáp bố mẹ ở nơi xa ấy”. Lời của Duy hôm ấy khiến cô chủ nhiệm và người thân của Duy ai cũng nghẹn lòng, không cầm được mắt.
Video đang HOT
Trong giây phút đau đớn nhất, khó gượng dậy nhất, Duy cùng em trai đứng trước bàn thờ bố mẹ hứa sẽ không bỏ thi, thi đậu để báo đáp công ơn sinh dưỡng của bố mẹ.
3 ngày sau tang ma bố mẹ, Duy đặt di ảnh bố mẹ trong tim đạp xe đến điểm thi quyết tâm biến lời hứa thi đậu vào Trường THPT Cẩm Bình với cô giáo, với người thân thành sự thật. Nói là quyết tâm, nhưng các thầy cô giáo ở Trường THCS Nguyễn Hữu Thái – những người truyền đạt kiến thức cho Duy – tin rằng, chỉ cần đủ bình tĩnh, Duy sẽ đạt kết quả tốt trong kỳ thi bởi Duy là cậu học sinh giỏi của nhà trường.
Duy và em trai của mình là hai học sinh khá, giỏi, chăm ngoan của Trường THCS Nguyễn Hữu Thái. Đó là lí do dù đang quá suy sụp vì mất đi bố mẹ, Duy vẫn làm bài tốt trong kỳ thi
Giấy khen thành tích học tập của Duy và em trai
Và đúng như lời hứa trước vong linh bố mẹ, với thầy cô, Duy đã thi đậu vào trường mà bố mẹ em kỳ vọng vào con trai với số điểm hơn gấp đôi. Trong khi điểm chuẩn vào Trường THPT Cẩm Bình là 14, kết quả tổng điểm mà Duy giành được là 29 điểm. Một kết quả thêm lần nữa Duy khiến thầy cô, người thân, bạn bè phải bật khóc, khâm phục.
Những tưởng ngày khai giảng hôm qua (5/9), Duy đã trở thành học sinh của ngồi trường mà em đội tang quyết tâm thi đậu để đền đáp công ơn sinh thành của bố mẹ. Nhưng thật buồn, vì quá khó khăn, vì phải dành tiền mua thuốc cho bà nội đau yếu, nhường bớt áo quần cho đứa em trai cũng học giỏi, năm nay lên lớp 9, mà Duy đành chấp nhận buông trường THPT Cẩm Bình.
Đó cũng là lí do lễ khai giảng sáng ngày 5/9, Duy đã không có mặt ở Trường THPT Cẩm Bình.
“Cháu rất muốn vào ngôi trường mà bố mẹ cháu lúc còn sống muốn cháu vào học ở đấy. Cháu buồn lắm, nhưng hoàn cảnh của cháu đành phải vậy thôi chú ạ, cháu phải đi học nghề để sớm kiếm được tiền để nuôi bà, nuôi em thôi” – Duy ngậm ngùi nói.
Nhắc đến việc không thể trở thành học sinh của trường THPT Cẩm Bình do phải đi học nghề, nhiều lần Duy cúi đầu xuống buồn bã như muốn bật khóc
Chàng trai đầy nghị lực nói rằng để học nghề em đã chọn, nộp hồ sơ vào Trường Trung cấp Nghề Hà Tĩnh. Duy không giấu được vẻ lo lắng: “Từ ngày bố mẹ cháu mất, bà cháu ốm thường xuyên, cháu còn em nữa, em cháu không thể nghỉ học được. Cháu đăng ký vậy thôi, còn tùy vào bà và em ở quê như thế nào nữa, nếu bà cứ ốm, có khi cháu phải ở nhà thôi chú ạ”.
Nghe cháu nội nói, bà Cương nước mắt lại lưng tròng. Thương lắm, nhưng bà Cương không biết phải làm sao lúc này khi hàng xóm láng giềng, người thân, chính quyền đã đùm bọc 3 bà cháu bà suốt 3 tháng nay, bản thân bà đã yếu hèn, quá tuổi không thể vay ngân hàng được nữa.
Thầy Nguyễn Đình Thức – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Thái cho biết: “Hai em Trần Công Duy và Trần Công Lý là những học sinh học khá, giỏi toàn diện của nhà trường. Từ hôm bố mẹ mất, nhà trường đã luôn động viên hai em.
Năm học này với em Lý (lớp 9), nhà trường đã xem xét miễn giảm các khoản đóng góp, các mạnh thường quân đến với trường, nhà trường cũng trích hỗ trợ em.
Còn với em Duy, dù không còn học ở trường nữa thì thầy cô vẫn quan tâm, sẻ chia với em, trường rất mong các cấp chính quyền, các mạnh thường quân giúp đỡ để em tiếp tục được học tập”.
Nếu biến cố gia đình không xảy ra, Duy giờ đã là cậu học sinh lớp 10 của Trường THPT Cẩm Bình.
Cuộc sống của anh em Duy, Lý giờ đang quá khó khăn
Rời căn nhà nhỏ, hình ảnh Duy và em trai, hai những chàng trai giàu nghị lực, chăm ngoan, nhưng đang phải sống lay lắt, rồi có thể phải dừng lại việc theo đuổi con chữ mà chúng tôi thấy rưng rưng, cảm thương các em quá đi thôi.
Bạn đọc quan tâm, giúp đỡ em Trần Công Duy, xin liên hệ đến ông Trần Công Liêm (ông chú của em Duy), số điện thoại: 0169 384 2065; hoặc thầy Nguyễn Đình Thức, số điện thoại: 0918 112 189; số tài khoản: 0201000413589, chủ tài khoản: Nguyễn Đình Thức, Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh.
Văn Dũng
Theo Dân trí
Khai giảng của trẻ em ở những nơi nghèo nhất thế giới
Khi ngày khai giảng bắt đầu ở nhiều nơi trên thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã cho thấy cảnh đi tìm con chữ của trẻ em tại các khu vực nguy hiểm và khó khăn nhất.
Ngày tựu trường đã đến nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng và yên bình với trẻ em khắp thế giới. Nhiều trường hợp phải chấp nhận đối mặt với nghịch cảnh khó khăn, vượt qua nó hàng ngày để đến trường với thầy cô, bè bạn. Trong ảnh là học sinh Yenmen đứng trên đống đổ nát từng là phòng học của mình.
Chiến tranh, xung đột và thảm họa tự nhiên không tha cho một ai, kể cả trẻ em. Thực tế, trẻ em là những người hứng chịu nhiều nhất. Tại hầu hết quốc gia tồn tại các vấn đề trên, trẻ em bị mất nhà cửa, gia đình, bạn bè, sự an toàn và cả những thói quen sinh hoạt thường ngày. Trong ảnh là Sitan Doumbia (5 tuổi) chơi với bạn bè tại Trung tâm Phát triển tuổi thơ ở Mali.
Giáo viên Edouard Kabukapua (28 tuổi) và các học sinh hát trên đường đến lớp trong một ngôi trường lều tạm ở làng Mulombela, vùng KasaÃ, Cộng hòa Dân chủ Congo. Một cuộc xung đột dữ dội xảy ra trong khu vực Kasaà và miền Đông đã buộc nhiều người phải rời bỏ nhà cửa.
Tshiela (10 tuổi, ở KasaÃ) ngồi tại nơi từng là ngôi trường của mình trước khi người dân nơi đây chạy trốn khỏi cuộc chiến.
Học sinh một ngôi trường ở Baigai, Cameroon học tập cùng với máy tính bảng do UNICEF hỗ trợ. Cùng những nhu cầu tất yếu như nơi ăn, chốn ở, y tế hay nước sạch, giáo dục cần được coi trọng và ưu tiên.
Saleh (15 tuổi) đi từ ngôi làng ở vùng nông thôn phía Nam Aleppo (Syria) để tới tham dự kỳ thi hết lớp 9. Cậu đã bỏ lỡ một năm học do bạo lực leo thang ở ngôi làng nơi cậu sinh sống.
Học sinh ngồi trong lớp học tại trường tiểu học Makankhula Full ở huyện Dedza, Malawi. Lớp học ngoài trời như thế này rất điển hình ở các ngôi trường vùng nông thôn Malawi, nơi thiếu thốn trầm trọng khiến nhiều trẻ em phải học ngay dưới tán cây. Trường tiểu học này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chỉ có 16 giáo viên và rất ít phòng học cho số lượng hơn 1.200 học sinh.
Mỗi đứa trẻ đều có quyền được học hành để có được tương lai và hành trang giúp sức cho sự phát triển của xã hội. Trẻ được giáo dục đến nơi đến chốn có thể giúp thay đổi đất nước bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng xã hội hòa bình. UNICEF có mặt và làm việc trên khắp thế giới để mang lại mô hình giáo dục chất lượng, tiên tiến cho trẻ em. Ảnh là nắng xuyên qua tường lớp học được dựng tạm bằng cây sậy ở trường tiểu học Upper Nile, Sudan.
Mỗi cô bé, cậu bé, bất kể chúng là ai hay sinh ra ở đâu, đều đáng được hưởng nên giáo dục chất lượng, đầy đủ. Thế nhưng thực tế lại không như vậy. Ở nhiều khu vực nghèo khó, chiến tranh trên thế giới, trẻ em thậm chí không còn được đáp ứng quyền cơ bản này. Ảnh cậu bé cất cuốn vở vào cặp tại ngôi trường tạm ở vùng nông thôn Dar'a, Syria.
Học sinh ngồi học dưới gốc cây ở Bait Al Faqueeh, Yemen. Theo thống kê trên tờ Independent (Anh), thế giới hiện có khoảng 61 triệu trẻ em (từ 6-11 tuổi) không được đến trường. Con số này ở độ tuổi thanh thiếu niên (12-15 tuổi) là 60 triệu. Trong đó, hơn một nửa số trẻ em không được đi học nằm ở các nước châu Phi (cận sa mạc Sahara). Khoảng 53% trẻ không được đến trường là nữ, cứ 4 trẻ có một sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.
Trong số học sinh ở tuổi 6-11 không được học hành đến nơi đến chốn, 20% bỏ học trước khi tốt nghiệp tiểu học, 41% không tham gia và dự kiến khoảng 39% sẽ nhập trường khi đã quá tuổi đi học. Ảnh chụp ngôi trường lều tạm dành cho học sinh tiểu học tại khu vực Bảo vệ thường dân (PoC) của Sudan.
Lớp học quá đông ở một trường tiểu học ở Gonzagueville, Bờ Biển Ngà. Nhiều lớp tại đây có sĩ số lên tới hơn 100 em, vài em nhỏ nhất chỉ mới 3 tuổi. Nhiều trẻ em không được đi học vì thiếu thốn cơ sở hạ tầng.
Học sinh Yemen đang lắng nghe giáo viên giảng bài trong lều tạm sau khi trường Aal Okab của họ bị phá hủy vào tháng 6/2015 tại Saada, Saada Governorate.
Học sinh tập trung trên sân trường Nosaibah dành cho nữ ở Sana'a, Yemen. Gần nửa triệu trẻ em đã bỏ học kể từ năm 2015 khi xung đột leo thang ở Yemen, làm tăng số trẻ không được đến trường lên 2 triệu em.
Bé Binafrey Viera (giữa) thích thú khi được tham gia lớp học tại trung tâm ECD nằm trong trại tị nạn Luwani ở Malawi. Theo tính toán của UNICEF, căn cứ tình hình hiện tại, thế giới sẽ không đạt được phổ cập giáo dục tiểu học trong nhiều năm tới. Năm 2030, số lượng học sinh trung học cũng giảm xuống.
Khủng hoảng kinh tế và sự sụt giảm quỹ giáo dục toàn cầu sẽ cản trở các nguồn lực sẵn sàng phát triển giáo dục, số trẻ em không được đến trường tiếp tục tăng trong khi chất lượng giáo dục giảm. Bức ảnh chụp cô giáo chơi cùng học sinh ở làng Ndenga, Cộng hòa Trung Phi.
Học sinh ở khu định cư tị nạn Bidibidi (quận Yumbe, miền Bắc Uganda) hát và chơi trong lớp học.
Học sinh vui đùa trong lớp tại một trường tiểu học ở Gonzagueville, Bờ Biển Ngà. Tại đây, trung bình chưa đến 7 trong số 10 trẻ em được đi học tiểu học.
Thái Bình
Ảnh: Unicef
Theo Zing
Khai giảng yêu thương ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh Một lễ khai giảng đặc biệt dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra sáng 5.9, trong sự yêu thương của bác sĩ, người thân, bạn bè. Lễ khai giảng đặc biệt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh sáng 5.9 - ẢNH LÃ NGHĨA HIẾU Sáng 5.9, 57 bệnh nhi...