Hà Tĩnh: Chủ tịch tỉnh ký văn bản cho phép tuyển dụng 410 giáo viên mầm non, tiểu học
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh vừa ký Văn bản đồng ý chủ trương để các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc tuyển dụng 410 giáo viên mầm non, tiểu học.
Trong số 410 giáo viên được Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đồng ý chủ trương cho các UBND huyện, thành phố, thị xã tuyển dụng nói trên, có 226 giáo viên mầm non, 184 giáo viên văn hóa bậc tiểu học.
Văn bản nêu rõ, việc tuyển dụng giáo viên thực hiện theo Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và phân cấp của UBND tỉnh.
Hà Tĩnh đang thiếu một lượng lớn giáo viên bậc tiểu học, mầm non do nhiều năm liền tỉnh không tổ chức tuyển dụng mới.
Việc xét tuyển đặc cách do UBND cấp huyện quyết định và chỉ áp dụng đối với những người tốt nghiệp đại học sư phạm chính quy loại giỏi, thạc sỹ, tiến sỹ ngành sư phạm; các trường hợp hợp đồng theo Quyết định số 3604/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh Quy định tạm thời về giải quyết việc làm đối với con liệt sỹ, con thương binh nặng, con bệnh binh nặng trên địa bàn tỉnh và những người được hợp đồng giảng dạy tại các trường mầm non từ thời điểm Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 8/5/2009 của Bộ GD&ĐT quy định trình tự chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục có hiệu lực trở về trước (trước 23/6/2009).
Video đang HOT
Được biết, năm học 2017-2018, Hà Tĩnh thiếu gần 1.000 giáo viên bậc tiểu học, mầm non, trong đó môn Tin học, Tiếng Anh tại bậc tiểu học chưa bố trí đủ giáo viên đứng lớp, đúng tiết theo quy định.
Theo ghi nhận của Dân trí, văn bản đồng ý chủ trương tuyển 410 giáo viên nêu trên của Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh không chỉ mang đến nhiều niềm vui, chia sẻ bớt áp lực thiếu giáo viên cho 2 bậc học nói trên trước thềm năm học mới 2018-2019 này nói chung, mà còn là bản lề chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 vào năm học 2019- 2020 nói riêng.
Quyết định tuyển dụng giáo viên lần này của UBND tỉnh cũng mang lại niềm hy vọng có việc làm ổn định cho các giáo viên có năng lực nhưng phải hợp đồng, bởi trong nhiều năm Hà Tĩnh không tuyển dụng mới giáo viên bởi tình trạng thừa – thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp học, các môn học và các địa phương.
Văn Dũng
Theo Dân trí
Cả nước thiếu 40.000 giáo viên, nhưng vẫn thừa 16.000 nhà giáo
Theo thống kê mới nhất của Bộ GDĐT, cả nước hiện thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học, nhưng lại thừa tới hơn 16.000 giáo viên ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có Đắk Lắk.
Thừa giáo viên, giáo sinh tốt nghiệp không có việc làm, phải làm việc khác. Những thông tin này liên tục xuất hiện trong mấy năm gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuyển sinh.
Trong báo cáo của Bộ GDĐT trình Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực, hiện vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn đang xảy ra.
Bộ GDĐT cho biết, theo thống kê của các địa phương, hiện cả nước thừa 12.165 giáo viên trung học cơ sở và 4.260 giáo viên trung học phổ thông.
Tuy nhiên, vân co tinh trang thiếu giáo viên ở một số môn học như: Tin học, ngoại ngữ ở bậc trung học cơ sở va tiêu hoc do nhu cầu dạy học 2 buổi/ngày, thừa giáo viên Mỹ thuật, Âm nhạc bậc tiểu học.
Cũng theo Bộ GDĐT, hiện cả nước thiếu 5.315 giáo viên tiểu học; đôi vơi bậc mâm non thiếu 34.641 giáo viên do nhu cầu gửi trẻ tăng cao, trong khi tổng biên chế giáo viên của các tỉnh/thành phố có xu hướng giảm (do thực hiện tinh giản biên chế).
Bộ GDĐT thừa nhận, nguyên nhân của các bất cập này là do việc biến động về quy mô trường/lớp, vì dồn cơ cấu lại các trường hoặc do tăng dân số cơ học tại các khu vực trung tâm, thành phố lớn, khu công nghiệp dẫn tới việc thừa/thiếu cục bộ tại một số địa phương, khu vực nhất định.
Hiện nay, ở các địa phương, Sở GDĐT/Phòng GDĐT không phải là đơn vị chủ trì, đầu mối về tuyển dụng giáo viên nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ theo môn học, cấp học.
Để giải quyết những bất cập này, ngoài việc quy hoạch trường sư phạm theo hướng chỉ còn 10 cơ sở đào tạo giáo viên trung tâm có uy tín, Bộ GDĐT cũng kiến nghị: Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, trong đó phân cấp, giao Sở GDĐT/Phòng GDĐT các địa phương chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông.
Đồng thời, Bộ GDĐT cũng đề nghị sớm phê duyệt phương án tiền lương trong Đề án cải cách chế độ, chính sách tiền lương. Trong đó xây dựng hệ thống thang bảng lương nhà giáo theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng, hiệu quả của công việc, đảm bảo lương nhà giáo được thực hiện đúng chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp.
Theo Bích Hà (Lao Động)
Cả nước thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, ở bậc THCS, THPT lại thừa tới 17.000 người. Đây là bài toán nan giải đối với ngành giáo dục. Thiếu giáo viên tin học, ngoại ngữ Bộ GD&ĐT cho biết, theo thống kê của các địa phương, thừa 12.165 giáo viên...