Hà Tĩnh: Biệt phái giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu
UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định biệt phái giáo viên tiểu học, THCS, THPT từ đơn vị thừa giáo viên đến đơn vị thiếu giáo viên.
Ảnh minh họa/internet
Quy định này áp dụng đối với các giáo viên đã được tuyển dụng theo quy định, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đang làm việc tại các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Giáo viên thuộc diện biệt phái có tuổi đời từ 45 trở xuống đối với nữ, từ 50 trở xuống đối với nam; thời hạn biệt phái không quá 3 năm; việc biệt phái phải đảm bảo cơ cấu môn học theo quy định.
Thứ tự xem xét trong việc biệt phái: Giáo viên tự nguyện biệt phái; Giáo viên chưa công tác tại vùng khó khăn; Giáo viên đã có thời gian công tác tại vùng khó khăn nhưng chưa đủ 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam; Giáo viên chưa lập gia đình; Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thi cử, giáo viên nam đi biệt phái trước, nữ giáo viên đi biệt phái sau; Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì người ít tuổi hơn được cử đi biệt phái trước, người nhiều tuổi được cử đi biệt phái sau.
Giáo viên biệt phái được hưởng: Lương và phụ cấp lương (nếu có), các quyền lợi khác theo quy định; các chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐNĐ của HĐND tỉnh.
Trường hợp biệt phái từ vùng đặc biệt khó khăn đến vùng không đặc biệt khó khăn thì không được hưởng các khoản phụ cấp đối với viên chức công tác tại địa bàn đặc biệt khó khăn;
Trường hợp biệt phái đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách đối với viên chức công tác tại địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Video đang HOT
Giáo viên đã hoàn thành nhiệm vụ, hết thời hạn biệt phái theo quy định thì được cấp có thẩm quyền quyết định trở về nơi công tác cũ hoặc bố trí sắp xếp về các trường khác thuộc vùng thuận lợi hoặc tạo điều kiện để giáo viên liên hệ chuyển công tác, chuyển vùng theo nguyện vọng.
Nếu hết thời hạn biệt phái theo quy định, cá nhân có nguyện vọng tình nguyện ở lại tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định…
Biệt phái giáo viên phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, cơ cấu bộ môn, số lượng giáo viên thừa tại trường, cấp học; lấy mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục GD&ĐT, đảm bảo cân đối giáo viên giữa huyện thừa giáo viên sang huyện thiếu giáo viên, trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên. Việc thực hiện biệt phái giáo viên được tiến hành bình đẳng, công khai, dân chủ, minh bạch, đúng quy trình, đúng đối tượng theo quy định.
Đối với đơn vị cấp huyện thiếu giáo viên (đơn vị nhận giáo viên biệt phái): Phải thực hiện việc rà soát, điều chuyển, cân đối giáo viên trong địa bàn trước để ưu tiên tiếp nhận bố trí giáo viên biệt phái.
Giáo viên biệt phái từ trường thừa giáo viên sang trường thiếu giáo viên được ưu tiên bố trí ở các địa điểm thuận lợi (nhất là giao thông) để yên tâm công tác.
Việc biệt phái giáo viên được duy trì thường xuyên hàng năm, trên cơ sở nhu cầu giảng dạy và cơ cấu giáo viên của các trường học nhằm cân đối thừa, thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Giáo viên trong độ tuổi biệt phái, thuộc đối tượng biệt phái được cử biệt phái đến trường học còn thiếu giáo viên để thực hiện nhiệm vụ trong một khoảng thời gian theo quy định. Trong quá trình thực hiện biệt phái giáo viên giữa các trường học không gây xáo trộn tổ chức, tư tưởng đội ngũ giáo viên làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Gần 2.000 giải thưởng 'An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai'
Ngày 24/3, 1.962 giải thưởng về an toàn giao thông đã được trao cho giáo viên và học sinh khối THCS, THPT toàn quốc năm học 2018 - 2019.
Nhằm khuyến khích giáo viên, học sinh THCS và THPT không ngừng nâng cao kiến thức về an toàn giao thông, cuộc thi tìm hiểu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2018 - 2019" đã được tổ chức từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2019 tại 63 tỉnh, thành cả nước.
Theo đại diện ban tổ chức, năm nay cuộc thi đã nhận con số kỷ lục với hơn 1,6 triệu bài dự thi gửi về. Rất nhiều bài thi có chất lượng cao, được đầu tư công phu và sáng tạo.
Sau vòng sơ loại, ban tổ chức đã chọn ra 30 giáo viên THPT và 9 giáo viên THCS có bài thi xuất sắc để bước vào vòng chung kết, với nội dung là xây dựng kế hoạch bài giảng và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy; 32 học sinh THPT và 11 học sinh THCS được chọn tham gia thi vòng chung kết với hình thức trả lời trực tiếp kiến thức và tình huống về an toàn giao thông.
Các em học sinh xuất sắc đạt giải Nhất của Cuộc thi ATGT cho nụ cười ngày mai năm học 2018 - 2019.
Vòng chung kết cuộc thi đã diễn ra sôi nổi với phần thi hùng biện tự tin và sáng tạo của các em. Bên cạnh đó là ngày hội giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy an toàn giao thông của 39 giáo viên THCS và THPT xuất sắc đại diện cho gần 85.000 giáo viên tham gia dự thi trên toàn quốc.
Kết thúc hội thi, ban tổ chức chọn và trao giải cho những giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc nhất cuộc thi. Cơ cấu giải thưởng bao gồm:
Cấp THCS: 3 giải nhất, 8 giải nhì, 50 giải ba, 200 giải khuyến khích dành cho học sinh; 3 giải nhất, 6 giải nhì, 50 giải ba và 100 giải khuyến khích dành cho giáo viên.
Cấp THPT: 12 giải nhất, 20 giải nhì, 200 giải ba và 1.000 giải khuyến khích cho học sinh; 1 giải xuất sắc, 9 giải nhất, 20 giải nhì, 80 giải ba và 200 giải khuyến khích dành cho giáo viên.
Các thầy cô giáo xuất sắc đạt giải Nhất của Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2018 - 2019.
Nhân dịp này, Honda Việt Nam cũng trao tặng giấy khen 10 sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tốt chương trình giáo dục và cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" trong năm học 2018 -2019.
10 sở Giáo dục - Đào tạo nhận bằng khen tích cực triển khai cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm học 2018 - 2019.
An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình giáo dục An toàn giao thông cho học sinh cấp THCS và THPT. Cuộc thi do công ty Honda Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công An và các Cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) tổ chức.
Chương trình giáo dục cho học sinh THPT đã triển khai từ năm 2011 với 5 tỉnh, thành thí điểm và được nhân rộng ra 63 tỉnh thành từ năm học 2016-2017 nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp nhất là các em học sinh trung học - đối tượng đang dần chủ động tham giao thông đến trường, còn thiếu nhiều kiến thức và kỹ năng.
Với tiêu chí đó, tính riêng năm học 2017-2018 đã có tới hơn 2,5 triệu học sinh phổ thông và hơn 2,2 triệu học sinh trung hoc cơ sở tham gia giờ học ngoại khóa bổ ích của chương trình này.
Thế Đan
Theo VNE
TP.HCM: Quận 8 tuyển 212 giáo viên, nhân viên năm học 2019-2020 Ngày 5.7, UBND quận 8, TP.HCM thông báo kế hoạch tuyển giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục. Theo đó, quận này sẽ tuyển 212 giáo viên, nhân viên cho năm học 2019-2020. Giờ vui chơi của học sinh một trường mầm non tại quận 8 - Thúy Hằng Trong kế hoạch tuyển giáo viên năm nay, quận 8 có nhu...