Hà Tĩnh: Bị ‘tố’ không có bằng tốt nghiệp THPT, cô giáo bảo ‘đừng hỏi chỗ tôi’
Mặc dù được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng vào ngành Giáo dục và đã trực tiếp dạy học gần 20 năm nay, nhưng bà Đặng Thị S. (SN 1971), giáo viên Trường Tiểu học Bình An, huyện Lộc Hà ( Hà Tĩnh) bị dư luận cho rằng chưa tốt nghiệp THPT.
Trường Tiểu học Bình An, nơi bà S. công tác.
Đi dạy 20 năm vẫn không có bằng THPT?
Vừa qua, PV Infonet nhận được thông tin tố cáo về việc bà Đặng Thị S. (SN 1971, trú tại xã Phù Lưu), hiện là giáo viên Trường Tiểu học Bình An (huyện Lộc Hà), nguyên là học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi khóa 86 – 89 nhưng chưa đủ điều kiện để tốt nghiệp.
Làm việc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Bình An, sau khi nghe PV trao đổi nội dung vụ việc, Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Phượng cho biết: “Về góc độ nhà trường, chủ yếu là quản lý sau đào tạo. Trước đào tạo là nhiệm vụ của các nhà trường Cao đẳng, Đại học và bản thân người được đào tạo”.
“Hôm trước nghe thông tin xôn xao trên mạng xã hội nên tôi có kiểm tra hồ sơ của cô S., nhưng không có bằng tốt nghiệp THPT trong tập hồ sơ đó. Tuy nhiên, trong hồ sơ cán bộ lại không nhất thiết phải có bằng cấp 3 mà chỉ cần bằng nghề trở lên”, thầy Phượng nói thêm.
Cùng quan điểm với thầy Phượng, một nhân viên phụ trách quản lý hồ sơ cán bộ của trường cho biết: “Là người bảo quản hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, tôi đã xuất trình hồ sơ. Tuy nhiên, tại thời điểm làm việc (sáng 11/9), không tìm thấy bằng tốt nghiệp cấp 3 (THPT) của cô Đặng Thị S., giáo viên Trường Tiểu học Bình An”.
Video đang HOT
Để thông tin được khách quan, PV Infonet đã có buổi làm việc với bà Đặng Thị S., người bị tố chưa tốt nghiệp THPT gần 20 năm trước.
Trao đổi với PV, bà S., cho biết: “Cảm ơn các anh đã quan tâm và đã đến gặp tôi để trao đổi. Việc phản ánh là quyền của họ, việc xác minh là quyền các anh, còn tôi được học, đào tạo bài bản và được tổ chức chính quyền tỉnh biên chế vào ngành giáo dục”.
Khi PV đề nghị được tiếp cận văn bằng tốt nghiệp THPT thì bà S., cho biết: “Bằng của tôi hiện nay Phòng Giáo dục đang giữ, tôi không có quyền giữ hồ sơ. Tôi học bài bản hay không thì đừng tìm hiểu ở chỗ tôi mà nên tìm hiểu ở cơ quan đào tạo ấy. Về thông tin này, tôi không nói tôi đúng, cũng không nói tôi sai, tôi chỉ biết rằng được học bài bản và làm đúng quy trình”.
Trong quá trình làm việc với PV, bà S., không cung cấp hồ sơ cũng như năm tốt nghiệp để chứng minh là đã tốt nghiệp THPT, mà chỉ nhắc đi nhắc lại việc bản thân học hành đầy đủ, được đào tạo bài bản và bổ nhiệm đúng quy trình.
Phòng Giáo dục thành lập đoàn kiểm tra
Để làm sáng rõ vấn đề, chúng tôi đã tìm đến Đảng ủy xã Bình Lộc (Lộc Hà). Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Trọng Hải, Phó Bí thư Đảng ủy xã Bình Lộc cho biết: “Theo thông tin được khai trong lý lịch Đảng viên do Đảng ủy xã Bình Lộc quản lý thì đồng chí Đặng Thị S. (Sinh ngày 15/5/1971, trú thôn Thanh Lương, xã Phù Lưu), tốt nghiệp THPT năm 1989, vào Đảng ngày 19/12/2008, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Bình An”.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 1989 của bà Đặng Thị S.
Với căn cứ trong Lý lịch Đảng viên là “Tốt nghiệp THPT năm 1989″, chúng tôi lại tìm về Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, nơi bà S. đã từng học ở đó. Mặc dù hồ sơ đã cũ, nhiều trang không còn nguyên vẹn nhưng thông tin về bà Đặng Thị S., vẫn còn rất rõ nét.
Tại “Bảng ghi tên, ghi điểm” của Phòng thi số 12, Hội đồng coi thi Nguyễn Văn Trỗi, năm học 1988 – 1989 thể hiện, thí sinh Đặng Thị S., sinh ngày 15/5/1971, nơi sinh Phù Lưu, Can Lộc, tổng điểm các bài thi 16, kết quả thi H (ký hiệu H là hỏng, Đ là đậu – PV).
Liên quan đến việc bà Đặng Thị S. nói rằng, bằng tốt nghiệp THPT của bà đang được lưu giữ tại Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Lộc Hà, ông Phan Thanh Dân, Trưởng phòng Giáo dục khẳng định: “Trước đây hồ sơ của cán bộ viên chức do Phòng quản lý, nhưng hơn 10 năm lại đây thì trả về cho cá nhân cất giữ, phòng chỉ quản lý hồ sơ thông qua phần mềm ePMIS của Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
“Phòng sẽ phối hợp với Phòng Nội vụ huyện trực tiếp làm việc với trường, yêu cầu giáo viên cung cấp hồ sơ. Sau khi kiểm tra xong chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho quý báo”, ông Dân nói thêm.
Trao đổi với PV Infonet vào đầu giờ chiều nay (13/9), Hiệu trưởng trường TH Bình An Nguyễn Trọng Phương thông tin: Sáng nay (13/9) Đoàn công tác của huyện Lộc Hà đã về Trường Tiểu học Bình An để xác minh, đồng thời yêu cầu bà Đặng Thị S. cung cấp bằng tốt nhiệp THPT. Tuy nhiên, bà S. trả lời vòng vo và không cung cấp được bằng cấp 3 của mình. Vì thế, đoàn đã yêu cầu bà S. làm bản tường trình, ghi lại toàn bộ quá trình hoạt động và công tác.
Theo infonet
Nữ sinh lớp 10 nhặt được số tiền lớn cùng bạn tìm người trả lại
Trong lúc đi học về, nữ sinh Nguyễn Thị Thảo ở Hà Tĩnh vô tình nhặt được 14 triệu đồng, ngay sau đó nữ sinh này đã rủ thêm một người bạn đưa tới nhờ cán bộ xã loan báo thông tin tìm người trả lại.
Chiều ngày 13-9, thầy Nguyễn Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định tặng giấy khen cho em Nguyễn Thị Thảo (15 tuổi, học sinh lớp 10A8) vì đã có hành động cao đẹp: "Nhặt được của rơi, tìm người trả lại".
Em Thảo và em Hiếu tiến hành trao trả lại số tiền mình nhặt được cho ông Nguyễn Trọng Thư
"Buổi lễ trao tặng giấy khen cho em Thảo sẽ được trường tổ chức vào lễ chào cờ đầu tuần tới. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu trường cũng có quyết định khen thưởng cho em Trần Quốc Hiếu (15 tuổi, học sinh lớp 10A4), vì đã có hành động cao đẹp khi đã cùng em Thảo đưa số tiền nhặt được đến nhờ người trả lại"- thầy Hải thông tin thêm.
Trước đó, vào khoảng 17 giờ 45 phút chiều ngày 31-8, trong lúc đi học về, em Thảo bất ngờ phát hiện một bọc tiền của ai đó đánh rơi trên trục đường thuộc thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, sau khi kiểm đếm thì thấy có 14 triệu đồng. Một lát sau, em Thảo đã gọi em Hiếu rồi cùng mang số tiền này trên đến nhà cán bộ Đoàn xã Hồng Lộc nhờ thông báo lên loa phát thanh để tìm người đánh rơi trao trả lại.
Sau khi thông tin được loan báo, đến chiều cùng ngày với sự trợ giúp của Đoàn xã Hồng Lộc, em Thảo và em Hiếu đã tìm được chủ nhân đánh rơi bọc tiền trên là của ông Nguyễn Trọng Thư (trú tại thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc).
Sáng 1-9, dưới sự chứng kiến của Đoàn xã Hồng Lộc, em Thảo và em Hiếu đã tiến hành trao trả lại 14 triệu đồng cho ông Thư.
Chia sẻ tại buổi nhận lại số tiền, ông Thư cho hay rất cảm kích trước việc làm rất đáng trân quý của 2 em Thảo và Hiếu.
Bảo Anh
Theo nguoilaodong
Giáo viên Hà Nội ủng hộ 1 tỷ đồng xây nhà cho đồng nghiệp khó khăn Hai căn nhà trị giá 500 triệu đồng mỗi căn đã được ngành giáo dục Hà Nội bàn giao cho các đồng nghiệp nhằm hỗ trợ phần nào khó khăn khi phải dạy học xa nhà tại địa bàn nghèo của Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với mục tiêu hỗ trợ cho đồng nghiệp dạy học trong điều kiện khó khăn tại các...