Hà Tĩnh: Bi hài chuyện thầy… nhiều hơn trò
Thừa thầy thiếu trò, thừa giáo viên văn hóa nhưng thiếu giáo viên đặc thù đang là thực trạng tại nhiều lớp học, trường học ở Hà Tĩnh.
Thừa thầy, thiếu trò
Hiện nay có lớp học chỉ có 2 em học sinh, thậm chí cả trường cũng chỉ vẻn vẹn có 19 em học sinh nhưng vẫn phải duy trì và hoạt động như 1 lớp, 1 trường bình thường.
Trường THCS Quang Điền xã Hương Quang, huyện Vũ Quang chỉ vẻn vẹn có 25 em học sinh chia làm 4 lớp mà có tới 18 cán bộ công nhân viên chức trong đó 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp. Lớp học đông nhất cũng chỉ có 9 em học sinh. Có lớp chỉ có 2 em nhưng vẫn phải bố trí giáo viên dạy học như bình thường.
Một buổi dự giờ ở Trường THCS Quang Điền chỉ có duy nhất 2 em học sinh.
Thầy Mai Anh Đức – hiệu trưởng Trường THCS Quang Điền cho biết: “Dù có lớp học chỉ có 2 em học sinh nhưng cũng phải bố trí giáo viên dạy chứ không thể bỏ, hay gộp được. Phải đảm bảo cơ cấu số giáo viên, số lớp, hoạt động như một trường bình thường không thể gộp hay ghép được”.
Theo như quy định của Bộ GD-ĐT thì tỉ lệ số giáo viên trên một lớp theo đúng tiêu chuẩn là 1,45 giáo viên/1 lớp học thế nhưng ở Trường THCS Quang Điền thì tỉ lệ này lên tới là 3,1 giáo viên/1 lớp học.
Thầy Đức giải thích: “Hai xã Hương Quang và Hương Điền thuộc diện phải di dời để phục vụ cho Dự án thủy điện Ngàn Trươi – Cẩm Trang, thế nên trong những năm gần đây rất nhiều hộ dân đã chuyển đến các vùng khác để sinh sống dẫn tới số lượng học sinh giảm một cách nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Tương tự, ở Trường Tiểu học Hương Quang, và Trường Tiểu học Hương Điền cũng xảy ra tình trạng thừa giáo viên thiếu học sinh. Trường Tiểu học Hương Quang có 2 cơ sở: cơ sở 2 ở thôn Kim Quang có 52 em học sinh và 5 giáo viên, thậm chí ở cơ sở 1 ở thôn Kim Thọ chỉ có 32 em học sinh nhưng có đến 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp . Tương tự Trường Tiểu học Hương Điền hiện nay chỉ có 19 em học sinh, có lớp học chỉ có 2 em, 3 em học sinh với tổng 10 thầy cô giáo, trong đó 6 người trực tiếp đứng lớp.
Lớp 4 của Trường Tiểu học Hương Quang, xã Hương Quang, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh chỉ có 4 em học sinh.
Ông Nguyễn Thái Hòa, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vũ Quang cho biết: “Phải đảm bảo cơ cấu giáo viên. Ở đây số giáo viên được tính theo lớp học chứ không phải tính theo học sinh nên không thể giảm bớt giáo viên ở đây được”. Hiện toàn huyện có 641 giáo viên biên chế. Nếu đúng như quy định, tiêu chuẩn của Bộ thì hiện tại huyện Vũ Quang đang thừa 56 giáo viên, trong đó cấp Trung học thừa 43 giáo viên, cấp Tiểu học thừa 13 giáo viên nhưng mầm non hiện đang thiếu 45 giáo viên.
Không chỉ có Vũ Quang mà nhiều địa phương khác của Hà Tĩnh đang xảy ra thực trạng tương tự như huyện Hương Khê hiện thừa 145 giáo viên chủ yếu ở cấp TH và Tiểu học…
Thầy Nguyễn Thái Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Vũ Quang cho biết: “Việc điều chuyển giáo viên phải hợp với nhu cầu giáo viên”.
Thừa mà thiếu
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh thì hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đang thừa hơn 1.000 giáo viên, chủ yếu là bậc TH và Tiểu học. Thừa nhưngkhông thể biết được danh sách cụ thể, tên tuổi của các giáo viên thừa. Bởi con số thừa này là trên định mức của trường, tổng quát, còn nói ra cụ thể thì không thể đưa ra ai là người thừa nên việc điều chuyển giáo viên hết sức khó mới dẫn tới chuyện kẻ thừa người thiếu.
Giờ ra chơi của các em học sinh Trường THCS Quang Điền chỉ có lèo tèo vài em.
Ở huyện Vũ Quang, hiện ở cấp THCS và Tiểu học thừa 56 giáo viên trong khi cấp mầm non lại đang thiếu 45 giáo viên, để đảm bảo việc học các trường phải kí hợp đồng với giáo viên bên ngoài để đủ giáo viên đủ lớp.
Tương tự, ở Hương Khê hiện thừa 145 giáo viên văn hóa nhưng lại thiếu giáo viên đặc thù, đặc biệt là giáo viên dạy ngoại ngữ.
Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê, hiện nay Số CBQL, GV, nhân viên ngành học mầm non: 544 giáo viên (trong đó có 114 hợp đồng), Số CBQL, GV, nhân viên bậc học THCS: 680 (trong đó có 4 giáo viên hợp đồng). Môn văn hóa cần: 398 GV, hiện có 466 (thừa 68), môn âm nhạc cần: 27 GV, hiện có 24 ( thiếu 3), môn mỹ thuật cần: 27 GV, hiện có 28 (thừa 1), môn tiếng Anh cần: 17 GV, hiện có 13 (thiếu 4),môn thể dục cần: 7 GV, hiện có 5 (thiếu 2), môn Tin học cần: 7 GV, hiện có 5 (thiếu 2)
Lớp học đông nhất ở Trường THCS Quang Điền cũng chỉ có… 9 em học sinh.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Khê cho biết:hiện nay các cấp Trung học và Tiểu học của huyện Hương Khê đang thừa hơn 145 giáo viên nhưng lại đang rất thiếu các giáo viên đặc thù (giáo viên dạy nhạc, tin, ngoại ngữ). Toàn huyện Hương Khê có 31 Trường Tiểu học nhưng chỉ có 12 giáo viên dạy tiếng Anh nên để đáp ứng nhu cầu học của học sinh một giáo viên tiếng Anh ở huyện Hương Khê phải đi dạy 2-3 trường. “Nhu cầu học tiếng Anh còn cao, chúng tôi đã xin biên chế thêm giáo viên tiếng Anh nhưng tỉnh không cho vì hiện nay còn thừa giáo viên. Nhưng ở đây thừa giáo viên văn hóa, chứ còn giáo viên đặc thù như ngoại ngữ, tin thì lại đang rất thiếu. Các trường phải kí hợp đồng với các giáo viên tiếng Anh để đáp ứng như cầu học của các em và phụ huynh” – ông Hùng nói.
Việc đào tạo tràn lan không bám sát nhu cầu thực tế tại địa phương đã dẫn tới chuyện bi hài thừa mà thiếu, thừa thầy thiếu trò, thừa so với định mức nhưng thiếu so với nhu cầu.
Được biết, trong năm nay, tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định không biên chế thêm giáo viên nhưng chỉ riêng Trường ĐH Hà Tĩnh sẽ cho ra lò hơn 1000 giáo viên!
Xuân Sinh
Theo dân trí
Giáo viên đột tử ngay trên bục giảng
Sáng thứ hai vừa qua, cô giáo Lori Blomme, 40 tuổi, dạy tại Trường Trung học Menlo Park Alternative, Mỹ đã bất ngờ tử vong ngay trên bục giảng.
Một học sinh có mặt trong buổi học hôm đó đã kể lại: "Khi bước vào lớp cô Blomme rất vui vẻ, thoải mái và vẫn mỉm cười với học sinh như mọi lần.
Blonne là một cô giáo tận tụy và chu đáo được mọi học sinh và đồng nghiệp yêu mến.
"Chỉ vài phút sau khi vào lớp cô ấy bỗng ngã quỵ xuống. Chúng tôi vội vàng chạy xuống phòng y tế để gọi người giúp đỡ. Cả lớp đều rất sợ hãi và quây kín cô Blomme. Lúc đó nhìn cô rất yếu nhưng vẫn chỉ nói với chúng tôi rằng cô hơi bị chóng mặt. Tất cả chúng tôi không biết phải làm gì cả để giúp cô cả".
Khoảng chừng 10 phút sau, nhân viên y tế của trường có mặt tại lớp học, ngay lập tức đã đưa cô đi cấp cứu. Tuy nhiên cô đã qua đời ngay trên đường tới bệnh viện. Các điều tra viên vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến cô Blomme đột ngột qua đời. Hiện họ vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi để giải thích về sự qua đời của cô. Ban giám hiệu, đồng nghiệp và học sinh nơi cô Blomme giảng dạy đã vô cùng thương tiếc trước sự ra đi bất ngờ của cô.
Các đồng nghiệp của cô giáo xấu số chia sẻ: "Blomme là một cô giáo tận tụy và chu đáo. Cô đã có rất nhiều cống hiến to lớn trong việc giảng dạy và quản lý các học sinh trong trường. Hầu hết các học sinh trong trường đều vô cùng yêu mến cô. Cô đã động viên và khuyến khích những học sinh của mình say mê rèn luyện và học tập. Gia đình của Blomme cho rằng cô qua đời có thể là do quá đau buồn khi bị mất chú chó yêu quý nhất của mình. Cô đã nhiều đêm không ngủ được vì nhớ thương chú chó".
Theo VTC
Lớp học cho trẻ em nghèo Cứ mỗi buổi tối từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, căn nhà số 1B đường Liên khu 5-11-12, khu phố 5, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TPHCM lại náo động hẳn lên bởi một lớp học tình thương với gần 60 em. Đây là lớp học tình thương của ông Đoàn Minh Hùng, 50 tuổi, đồng thời cũng là...