Hạ sĩ quan Trung Quốc bị sa thải vì tát nữ sinh
Do không viết thư xin lỗi vì trốn học, nữ sinh một trường nghề ở TP Vũ Hán bị viên hạ sĩ quan dồn vào tường tát.
Zeng Qingbin, phát ngôn viên của Trường Kỹ thuật dạy nghề Giang Hạ (TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) xác nhận, một người đàn ông 21 tuổi đã bị sa thải sau vụ bạo hành nữ sinh hôm thứ tư tuần trước.
“Trường chúng tôi nghiêm cấm hành vi giáo dục bằng bạo lực. Dù bất kỳ trường hợp nào, giáo viên, người huấn luyện cũng không được phép đánh học sinh” – Zeng chia sẻ trên Chutian Metropolis Daily hôm thứ bảy tuần trước.
Video đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc ghi lại cảnh một người đàn ông mặc áo rằn ri xô xát với nữ sinh. Người này dồn nữ sinh vào tường, tát em hai cái. Nữ sinh đánh lại và phải nhận thêm ba cái tát.
Nữ sinh bị dồn vào tường và bị tát. Ảnh: Weibo
Người đàn ông trong video là hạ sĩ quan huấn luyện của một nhà thầu quân sự cho trường học. Anh ta được Trường Kỹ thuật dạy nghề Giang Hạ thuê, với công việc xây dựng phương pháp học tập, sinh hoạt tại nhà trường theo mô hình quân đội.
Nữ sinh bị bạo hành là học sinh năm hai của trường. Em bị hạ sĩ quan phát hiện khi đang cố gắng trốn học vào thứ hai tuần trước, bị yêu cầu viết thư xin lỗi nhưng không thực hiện. Vì vậy, hai người đã cãi cọ và dẫn đến sự việc.
Sau đó, nhà trường và viên hạ sĩ quan đã xin lỗi nữ sinh và gia đình cô. Trường bồi thường cho gia đình nạn nhân 1.000 nhân dân tệ (150 đôla Mỹ). Cha của nữ sinh chấp nhận lời xin lỗi và quyên góp số tiền trên cho quỹ lớp của con gái. Viên hạ sĩ quan sau đó cũng bị đơn vị quân sự sa thải.
Nhiều trường dạy nghề Trung Quốc đang xây dựng môi trường học tập theo mô hình quân đội nhằm huấn luyện học sinh về kỷ luật và trật tự. Trường Kỹ thuật Dạy nghề Giang Hạ có khoảng 2.000 học sinh. Trong nhiều năm, nhà trường đã thuê hạ sĩ quan huấn luyện quân sự để duy trì kỷ luật nghiêm khắc.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra đã dấy lên làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội Weibo. Câu hỏi đặt ra là liệu việc nhà trường thuê sĩ quan về huấn luyện cho học sinh có phù hợp hay không? “Ở những trường như vậy, sĩ quan huấn luyện được thuê về để kiếm tiền từ phía phụ huynh chứ không giáo dục học sinh” – một người bình luận.
Video đang HOT
Tú Anh
Theo South China Morning Post
Bộ Giáo dục Mỹ không có luật riêng xử phạt giáo viên xâm hại học sinh
Học sinh, giáo viên ở Mỹ được bảo vệ theo luật pháp chung của bang hoặc liên bang. Nước này không có điều luật riêng để xử phạt hành chính hay hình sự đối với giáo viên vi phạm.
Đầu tháng 8, Rocky Loveless - cựu giáo viên trường THCS Eloy, bang Arizona, Mỹ - hầu tòa vì tội đánh học sinh. Với hành vi đá bụng và ấn học sinh nằm trên sàn nhà, Loveless bị kết tội Tấn công mức độ nhẹ cấp độ 1. Với bản này, ông có thể bị phạt tù tối đa 6 tháng, 2.500 USD cùng tối đa 3 năm tạm tha có theo dõi.
Ngoài ra, Loveless phải đóng thêm 35 USD/tháng phí hầu tòa trong 4 tháng, hoàn thành khóa học 12 giờ để kiềm chế cơn giận. Sau khi sự việc xảy ra, Rocky Loveless bị trường sa thải. Ông cần yêu cầu xóa án sớm mới có thể kích hoạt lại thẻ căn cước để ứng tuyển vào trường khác.
Mất việc và ngồi tù
Trên thực tế, chuyện giáo viên mất việc, phải hầu tòa vì hành vi sai trái không hiếm ở Mỹ. Tháng 5, cảnh sát bắt tạm giam một giáo viên trường Tiểu học Herzog, bang Missouri, sau khi nhận thông tin người này đánh học sinh.
Cảnh sát nhận định hành vi này vi phạm đạo luật bảo vệ thanh thiếu niên và tiến hành điều tra trước khi đưa ra kết luận. Nếu đúng, ông ta sẽ phải đối mặt tòa án.
Giáo viên xâm hại học sinh bị xét xử theo quy định chung của pháp luật. Ảnh: Fox News.
Tháng 11/2017, Michael Sved, giáo viên trường Trung học Marion, bang South Carolina, bị khép tội hành hung cấp độ 3 vì ném kẹo vào ngực học sinh. Sự nghiệp của Sved cũng gần như mất hết vì bị sa thải, đồng thời cấm dạy tại các trường thuộc hạt Marion. Nhưng về mặt hành chính, cựu giáo viên không bị phạt. Ông chỉ đóng 1.087,5 USD phí tại ngoại lên tòa án.
Tháng 10 cùng năm, Olga S. Najera, 52 tuổi - giáo viên trường Mầm non Helen Ball, Texas - bị bắt vì cấu 14 cái vào tay, cào một học sinh, tát, dẫm chân và đá một học sinh khác. Phía trường cho rằng cáo buộc này không đúng thực tế, yêu cầu thả bà Najera.
Trong thời gian cảnh sát điều tra vụ việc, giáo viên 52 tuổi đóng 15.000 USD phí tại ngoại và chuyển sang công tác tại trường khác.
Trong khi hành vi đánh học sinh mà không gây hậu quả nghiêm trọng thường chỉ đối mặt mức án nhẹ và có thể nộp tiền tại ngoại, giáo viên tấn công tình dục học sinh bị xử phạt nặng hơn.
Tháng 6 vừa qua, Christine Lee Funk, giáo viên Âm nhạc trường Trung học Henry Sibley, bang Minnesota, đối mặt án tù 15 năm với 3 cáo buộc tấn công tình dục đối với nam sinh 17 tuổi. Cuối cùng, Funk chỉ phải ngồi tù 6 tháng do tòa bác bỏ hai trong số 3 cáo buộc. Ngoài ra, cô phải chịu thêm 10 năm tạm tha có theo dõi vì hành vi vi phạm pháp luật này.
Tháng 7 năm nay, tòa án hạt Lackawanna, bang Pennsylvania, tuyên án 11 tháng tù đối với Richard Humphrey vì sàm sỡ 11 nam sinh trường West Wyoming.
Ngoài ra, hàng loạt giáo viên nước này bị đình chỉ công tác, mất việc hoặc tước chứng chỉ hành nghề giáo vì xúc phạm danh dự, thân thể học trò.
Không có luật riêng về xử phạt giáo viên
Trong tất cả vụ việc, trường xem xét kỷ luật mức đình chỉ hoặc sa thải. Việc phạt tù hay phạt tiền do tòa án quyết định. Theo Legalmatch, khi phát hiện con bị bạo hành ở trường, phụ huynh xem xét tình hình cụ thể để có phản ứng thích hợp.
Nếu không quá nghiêm trọng, cha mẹ học sinh nên báo lên quản lý nhà trường, hai bên làm việc để đưa ra phương án xử lý.
Trong trường hợp nghiêm trọng, đe dọa đến an toàn của trẻ, phụ huynh nên yêu cầu cảnh sát vào cuộc, đồng thời liên hệ luật sư để được tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan việc khởi kiện.
Bộ Giáo dục Mỹ có cơ quan dân quyền, đảm bảo học sinh được pháp luật bảo vệ theo các điều khoản chung. Ảnh: Getty.
Nhìn chung, Bộ Giáo dục Mỹ không can thiệp về mặt xử phạt hành chính, dân sự hay hình sự đối với giáo viên.
Học sinh, cũng như mọi công dân khác, chịu sự bảo hộ từ pháp luật. Trang web của Bộ Giáo dục Mỹ thông tin rõ về các biện pháp, đạo luật liên quan để bảo vệ học sinh. Bộ có Phòng Dân quyền để đảm bảo các quyền lợi của học sinh được thực hiện. Phòng này có trách nhiệm giúp học sinh hiểu rõ các em được bảo vệ bởi những đạo luật nào.
Cụ thể, hành vi phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, quốc tịch được quy định tại Khoản 6 Luật Dân quyền năm 1964. Phân biệt giới tính bị cấm theo Khoản 9 Tu chính án Giáo dục 1972.
Điều 504 của Đạo luật Phục Hồi năm 1973 (Rehabilitation Act of 1973) và Tiêu đề II của Đạo luật Người Mỹ Khuyết Tật năm 1990 (Americans with Disabilities Act of 1990), nghiêm cấm kỳ thị dựa trên khuyết tật.
Các hành vi đánh đập, tấn công tình dục đều được quy định tại luật hình sự của nước này.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, Mỹ có Đạo luật Bảo vệ học sinh. Trong đó, Bộ Cải huấn có trách nhiệm cung cấp cho các trường thông tin tội phạm, tránh việc trường tuyển dụng những người có thể gây nguy hiểm cho học sinh.
Theo đó, những người phạm tội giết người, bắt cóc, hiếp dâm không được phép làm việc tại trường học.
Như vậy, việc bảo vệ học sinh cũng như xử phạt giáo viên tuân theo các quy định chung của pháp luật, hoàn toàn không có quy định về mức xử phạt riêng đối với giáo viên.
Theo Zing
Cho học sinh ăn thực phẩm mốc, hiệu trưởng bị đuổi việc Ngày 17/3, hiệu trưởng trường thực nghiệm số 7 (Thành Đô, Trung Quốc) bị sa thải và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì quản lý yếu kém trong vụ bê bối sử dụng thực phẩm bẩn. Theo VTC14