Hà Nội yêu cầu lễ khai giảng chỉ được kéo dài trong vòng 1 giờ
Sở GD-ĐT yêu cầu lễ khai giảng năm học 2018-2019 sẽ được tổ chức thống nhất trên toàn thành phố vào sáng 5.9, và thời gian tổ chức buổi lễ chỉ “gói gọn” trong 1 giờ đồng hồ.
Hà Nội thống nhất lễ khai giảng tổ chức vào sáng 5.9 – ẢNH NGỌC THẮNG
Sở GD – ĐT Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn khai giảng năm học mới và tổ chức một số hoạt động đầu năm học. Theo đó, lễ khai giảng năm học mới 2018-2019 tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố vào buổi sáng 5.9 (thứ tư) trong vòng 1 giờ, từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30.
Sở này yêu cầu nội dung lễ khai giảng chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh.
Đối với cấp học mầm non, Sở GD-ĐT yêu cầu tổ chức khai giảng dưới hình thức “ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo về thời lượng, nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt cho trẻ trong ngày đầu tiên của năm học mới.
Video đang HOT
Sở GD- ĐT cũng quy định các trường tiếp tục việc giáo dục, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ tổ quốc, hát Quốc ca để cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhận thức rõ đầy đủ về tình yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc thông qua việc hát Quốc ca.
Về đồng phục học sinh, văn bản của Sở GD-ĐT nêu rõ: “Không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.
Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương, được hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo …) để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh.
“Các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học”, Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo.
Theo thanhnien.vn
Hà Nội cấm trường công lập thi tuyển lớp 1
Đây là nội dung trong văn bản hướng dẫn các trường ngoài công lập tuyển sinh năm học 2018-2019 được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành vào ngày 10-5.
Các kì kiểm tra chuyển cấp từ tiểu học lên THCS càng căng thẳng khi ở bậc tiểu học, học sinh quen với cách học nhẹ nhàng "chỉ nhận xét, không chấm điểm"- Ảnh VĨNH HÀ
Theo văn bản này, các trường ngoài công lập không được tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1 và cũng không được tổ chức các hình thức khảo sát học sinh đầu năm học.
Sở GD-ĐT Hà Nội khuyến khích các trường ngoài công lập sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến - một hình thức đã được Hà Nội áp dụng đối với tất cả các trường công lập khi tuyển sinh đầu cấp vào mầm non, lớp 1, lớp 6.
Đối với các trường THCS, sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn tuyển sinh theo phương thức xét tuyển.
Riêng các trường có số học sinh đăng kí cao hơn nhiều chỉ tiêu có thể thực hiện phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh phải đảm bảo không gây áp lực thi cử cho học sinh, không tạo nên việc dạy thêm, học thêm tràn lan.
Các trường chọn thời điểm kiểm tra, đánh giá năng lực trong thời gian tuyển sinh phải chú ý để cha mẹ học sinh có đủ thời gian tìm hiểu kĩ, thấu đáo thông tin hoạt động của trường nhằm có lựa chọn chính xác.
Công tác tuyển sinh phải đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh.
Trước đó, trong phương án tuyển sinh đầu cấp đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, những trường ngoài công lập có số học sinh đăng kí vượt quá chỉ tiêu thì được phép chủ động xây dựng phương án tuyển sinh vào lớp 6.
Trong đó nếu tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực thì học sinh phải hoàn thành hai bài thi tổ hợp. Các trường chỉ tổ chức kiểm tra vào hai ngày 29 và 30-6. Quy định cứng trong chủ trương giao chủ động cho các trường này lên phương án tuyển sinh đã khiến nhiều trường và phụ huynh không đồng tình.
Ngày 8-5, Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu UBND TP Hà Nội chỉ đạo sở GD-ĐT Hà Nội thực hiện đúng chủ trương về tuyển sinh đầu cấp đã được Bộ GD-ĐT quy định.
VĨNH HÀ
Theo tuoitre.vn
Bộ GDĐT: Sáp nhập các trường quy mô nhỏ phải đảm bảo sĩ số học sinh/lớp Trước những khó khăn, bất cập dẫn đến việc triển khai thiếu đồng bộ, gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong công tác chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Bộ GDĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện...