Hà Nội yêu cầu không thu tiền học trực tuyến, kể cả hỗ trợ tự nguyện
Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường học phải chịu trách nhiệm quản lý chặt việc giáo viên hướng dẫn học sinh tự học và tổ chức dạy học online trong thời gian nghỉ học vì Covid-19 và không được thu bất kỳ khoản tiền nào.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có chỉ đạo các phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường THPT về việc quản lý dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch Covid-19 nhằm tăng cường chất lượng việc dạy học online và trên truyền hình.
Trong đó, lãnh đạo Sở yêu cầu các trường học phải chịu trách nhiệm quản lý chặt việc giáo viên hướng dẫn học sinh tự học và tổ chức dạy học online. Căn cứ điều kiện cụ thể, các trường có thể tiến hành dạy học online cho học sinh.
Tuy nhiên, việc này phải được nhà trường xây dựng kế hoạch, thẩm định nội dung các bài giảng theo đúng quy định.
“Quá trình tổ chức dạy online của nhà trường, của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm, chất lượng và không được thu bất kỳ khoản tiền nào đối với phụ huynh, học sinh (kể cả việc Ban đại diện cha mẹ học sinh huy động sự đóng góp của phụ huynh để hỗ trợ nhà trường, giáo viên)” – văn bản Sở nêu.
Các nhà trường, giáo viên duy trì liên lạc với gia đình học sinh, học sinh để hướng dẫn ôn tập, tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với thực tế địa phương. Hướng dẫn học sinh học tập hiệu quả trên hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study cho học sinh lớp 8,9 và lớp 11,12.
Video đang HOT
Hà Nội yêu cầu 100% học sinh lớp 9, lớp 12 tham gia học trên truyền hình
Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn cho học sinh lớp 9 và lớp 12 học tập trên truyền hình đảm bảo nề nếp, chất lượng. Các phòng GD-ĐT, nhà trường triển khai tới tất cả giáo viên, học sinh phụ huynh lịch phát sóng hàng tuần và nội dung dạy trên truyền hình.
Các nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo để 100% giáo viên các bộ môn nghiên cứu SGK, cùng theo dõi bài dạy trên truyền hình để xây dựng bài tập, câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy; gửi cho học sinh làm và chữa bài.
Giáo viên chủ nhiệm, bộ môn cập nhật việc học tập học sinh lớp mình, động viên những học sinh học tập chủ động, tích cực; hướng dẫn học sinh lớp 9, 12 tham gia 100% các buổi dạy học trên truyền hình, ghi chép nội dung bài học và hoàn thành, gửi sản phẩm học tập cho giáo viên.
Các khối còn lại, các trường chỉ đạo giáo viên có kế hoạch cụ thể hướng dẫn học sinh tự học, giao bài, chữa bài cho học sinh…
Theo anninhthudo
Học trực tuyến: Phép thử với thầy và trò
Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, nhiều nhà trường và giáo viên đã chủ động, linh hoạt trong phương pháp dạy học, thay đổi kế hoạch giảng dạy trên lớp bằng việc dạy học online. Kết quả kiểm tra của một số trường cho thấy, việc dạy và học online phần nào mang lại hiệu quả nhất định.
Học sinh trường Tiểu học 1 Isaac Newton làm bài kiểm tra online.
Kết quả ngoài mong đợi
Thầy và trò trường Tiểu học 1 Isaac Newton (Hà Nội) vừa trải qua việc trải nghiệm thử sức kiểm tra online giữa kỳ học kỳ II, năm học 2019-2020 trong ngày 7 và 8/3. Trao đổi với phóng viên, cô Lê Thị Bích Dung- Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Newton cho biết, kết quả dạy và học online kỳ đầu tiên của học sinh Hệ thống Trường liên cấp Newton đã căn bản đạt yêu cầu và vượt mức mong đợi. Cụ thể, thống kê và tính điểm trung bình của 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh đều đạt từ 7,5 đến 9,0 ở tất cả các khối.
Kết quả này cho thấy việc dạy và học online mang lại những hiệu quả nhất định. So với hình thức kiểm tra trên lớp thì điểm số này chưa cao nhưng ở mức chấp nhận được và đã vượt mong đợi của nhà trường ở điều kiện hiện tại khi học sinh nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19.
Cô Lê Thị Bích Dung cho rằng, mặc dù dịch bệnh là không mong muốn nhưng đây cũng là "phép thử" để thầy - trò thích ứng với những thay đổi trong kế hoạch dạy - học. Bên cạnh việc xây dựng những video bài giảng online, các phiếu học tập trên phần mềm Vioedu, thầy cô trong trường còn mở các buổi sinh hoạt trực tuyến với tập thể lớp.... Giờ học không chỉ là nơi để các con trao đổi cùng thầy cô về bài học, đề cương môn học, mà còn là nơi để thầy cô cùng các con hỏi thăm tình hình sức khỏe của nhau, gặp gỡ trò chuyện sau chuỗi ngày dài xa cách.
Trong đó, bài kiểm tra online là cơ hội để học sinh trải nghiệm, thử sức với một hình thức kiểm tra kiến thức mới và tiếp cận công nghệ 4.0. Trên cơ sở đó, các thầy cô cũng đánh giá được nội dung kiến thức học sinh đã tiếp nhận được trong thời gian qua. Cha mẹ học sinh cũng thấy được tính tự học, tự giác và tính trung thực khi làm bài của con em mình.
Nỗ lực từ "người truyền lửa"
Dạy và học online hoặc học qua truyền hình... không phải là hình thức mới xuất hiện mà đã có từ lâu nay. Trong thời điểm hiện tại, đây vẫn là những phương án được nhiều địa phương và các trường áp dụng. Song theo thầy Phạm Thiên Long- ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, hầu hết các trường học đang trong quá trình thử nghiệm, giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai dạy học online, do vậy, tính hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Dù chưa có thống kê chính thức nhưng theo đánh giá của thầy Long, học sinh phần lớn chưa đạt mức thông hiểu kiến thức cơ bản. Như vậy, sau khi trở lại học chính, các nhà trường sẽ phải cho học lại hết để kéo về trạng thái chung.
Đồng tình với quan điểm này, một thầy giáo có nhiều năm thực hiện giảng dạy trực tuyến cho rằng bên cạnh một số ít trường đã có kinh nghiệm triển khai việc dạy và học online thì đa số các nhà trường vẫn còn thấy mới mẻ và trong một thời gian ngắn, khó có thể thích ứng ngay được. Những kết quả đạt được như trường Tiểu học 1 Isaac Newton chắc chắn là đáng khích lệ và cần được nhân rộng hơn nữa để đảm bảo chất lượng học tập của tất cả học sinh.
"Trong điều kiện nhiều trường công lập ở các địa phương còn khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa thì đây vẫn là một giải pháp tình thế... khó áp dụng. Việc học qua truyền hình sẽ có ưu thế hơn với học sinh các vùng này. Tuy nhiên, học qua truyền hình là học một chiều, thiếu đi sự tương tác giữa thầy và trò nên cũng kết quả cũng có phần hạn chế. Đó là chưa kể nhiều gia đình cũng lo lắng khi giao điều khiển ti vi cho con em mình mà không có người kiểm soát, liệu các em có tham gia học hay chỉ bật cho có? Bật kênh khác?" - vị chuyên gia này đặt câu hỏi.
Chính vì vậy, để trẻ tự giác học thì không có cách nào khác, trước hết trách nhiệm đặt lên vai người thầy. Làm sao để các thầy cô tạo ra được sức hút, sức hấp dẫn khiến học sinh của mình không muốn rời chiếc máy vi tính, hay ti vi để làm việc khác? Muốn vậy, không chỉ đòi hỏi sự tâm huyết, khả năng truyền đạt, phương pháp dạy học mà cả lượng kiến thức phong phú từ phía người truyền lửa - các thầy cô giáo.
Thu Hương (daidoanket.vn)
Công nhận tín chỉ học trực tuyến Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, quy chế đào tạo do ĐH này ban hành có công nhận tối đa 20% tín chỉ áp dụng hình thức học trực tuyến (online). Thí sinh thi trực tuyến năng lực tiếng Việt tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh:...