Hà Nội: Xây trường chuẩn để nâng chất
Năm 2019, quy mô mạng lưới trường, lớp của Thủ đô tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển. TP đã công nhận thêm 119 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (CQG), nâng tỷ lệ trường công lập của toàn thành phố đạt CQG lên 71,5%.
Ảnh minh họa/INT
Theo ông Lê Ngọc Quang – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, công tác xây dựng trường chuẩn là giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Trường đạt chuẩn tạo ra điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc cho thầy và trò, là nền tảng căn bản giúp mỗi nhà trường có thể tiến xa hơn trong công tác phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Cũng theo ông Quang, năm 2019, TP giao chỉ tiêu xây dựng 100 trường đạt CQG. Tuy nhiên, kết thúc năm 2019, TP đã công nhận 119 trường công lập đạt CQG (vượt 19 trường so với chỉ tiêu đề ra), nâng tỷ lệ trường công lập của toàn TP đạt CQG lên 71,5%. Đây là nỗ lực rất lớn của ngành GD-ĐT Thủ đô.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ cuối tháng 10/2018, để được công nhận đạt CQG, các nhà trường phải được công nhận đạt mức 2 của tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập 56 đoàn đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường nằm trong kế hoạch đề nghị thẩm định công nhận đạt CQG trong năm 2019.
Video đang HOT
Là đơn vị đứng đầu tỷ lệ trường đạt CQG ở Hà Nội với 90,5% trong năm 2019, quận Bắc Từ Liêm nhiều năm qua đã xác định nhiệm vụ xây dựng trường CQG phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Bà Lê Thị Thu Hương – Trưởng phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm trao đổi: Thực hiện quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội và quận, phòng đã rà soát, bổ sung, tiếp tục xây dựng mới 49 trường đến năm 2020. Theo đó sẽ có thêm khoảng 1.600 phòng học, phòng phục vụ học tập.
Bà Bùi Thị Thu Hằng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng – đơn vị ngoại thành có tỷ lệ trường CQG đạt 90,4%, chia sẻ: Xây dựng trường chuẩn muốn thành công trước hết phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của nhiệm vụ này.
Theo bà Hằng, trong đầu tư cơ sở vật chất, Đan Phượng quan tâm 3 vấn đề: Đầu tư phải mang tính đồng bộ, hiện đại hóa, chuẩn hóa; phát huy cao nhất công năng hiệu quả sử dụng; phát huy vai trò của hiệu trưởng là người quản trị trường học trong việc đóng góp ý kiến về thiết kế xây dựng trường học và vai trò khai thác sử dụng cơ sở vật chất trường học.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên Cao đẳng, Trung cấp Sư phạm theo những tiêu chuẩn nào?
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp sư phạm, theo đó, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 10 tiêu chuẩn.
Các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của thông tư này.
Theo đó, các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá theo thang 7 mức. Trong đó, 3 mức từ 1-3 là chưa đạt yêu cầu, cụ thể: Mức 1 là Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay; Mức 2 là Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục; Mức 3 là Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu.
4 mức còn lại từ mức 4-7 là đạt yêu cầu, cụ thể: Mức 4: Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí; Mức 5: Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí; Mức 6 và Mức 7 tương ứng là đáp ứng rất tốt và đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí.
Trường Trung cấp sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội
Về quy định 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm, Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra; Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo; Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học; Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học; Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và hỗ trợ người học; Tiêu chuẩn 6: Đánh giá kết quả học tập của người học; Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và nhân viên; Tiêu chuẩn 8: Cơ sở vật chất và trang thiết bị; Tiêu chuẩn 9: Bảo đảm và nâng cao chất lượng; Tiêu chuẩn 10: Kết quả đầu ra.
Các trường căn cứ vào tình hình cụ thể, chủ động lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Đối với từng chương trình đào tạo cụ thể, trường có thể lựa chọn đánh giá theo tiêu chuẩn ban hành tại Thông tư này hoặc theo tiêu chuẩn của tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài có uy tín, được Bộ GDĐT công nhận.
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ theo các quy định này để đánh giá và công nhận chương trình đào tạo của trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 23/3/2020, thay thế quyết định 72/2007/QĐ-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục ngành Giáo dục Tiểu học trình độ cao đẳng. Các trường đang thực hiện đánh giá theo Quyết định 72 thì thực hiện tiếp đến hết ngày 01/7/32020, trừ việc tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chỉ được thực hiện đến thời điểm thông tư này có hiệu lực.
Phương Anh
Theo toquoc
Trường THPT Hàm Nghi, tỉnh Hà Tĩnh Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Trong những năm qua, trường THPT Hàm Nghi (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) luôn không ngừng phấn đấu và đầu tư nâng cấp trang thiết bị dạy học cho học sinh. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt". Ghi nhận những thành tích mà trường đã...