Hà Nội xây dựng kịch bản cung ứng hàng hóa thiết yếu ở mức cao nhất
Thời điểm hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang khiến nhiều người đi mua hàng tích trữ.
Trước tình hình đó, Hà Nội đã chủ động thông báo để người dân biết hàng hóa thiết luôn đầy đủ, nên không có tình trạng mua hàng tích trữ, giá cả ổn định.
Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận lợi, không gây ùn tắc Hà Nội xây dựng phương án dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân.
Hàng hóa tại Siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Đảm bảo phân luồng vận chuyển
Trước thời điểm thực hiện Công điện số 15 của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ do tâm lý của người dân hoang mang đổ xô đi mua hàng tích trữ. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào tối ngày 18/7, nhưng sáng hôm sau (19/7), mọi việc trở lại bình thường và hàng hóa rất dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí nhiều hệ thống phân phối còn bị ùn ứ, dư thừa cục bộ hàng hóa.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, vừa qua có xảy ra tình trạng ùn ứ hàng cục bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp phân phối. Một trong những nguyên nhân đó là do chưa có kịch bản tính đến mức độ cao hơn do dịch bệnh gây ra. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội chỉ mới tính đến các nguồn hàng hóa như như: gạo, mắm muối… có thể đáp ứng, nhưng chưa tính đến các mặt hàng tươi sống như rau củ quả, thịt lợn, tiêu dùng hàng ngày.
Đặc biệt là đối với vấn đề kho hàng, nếu dịch bệnh xảy ra mạnh như TP Hồ Chí Minh thì các doanh nghiệp phân phối tập kết hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội thì thành phố sẽ hỗ trợ ra sao. Về xe vận chuyển, nếu test nhanh COVID-19 xong mới được lái xe, lúc này doanh nghiệp phân phối và sản xuất sẽ gặp rất khó khăn.
Theo ông Chu Xuân Kiên đối với việc bốc xếp hàng hóa tại các siêu thị, khi dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, sẽ không thể chia nhỏ các đơn hàng. Do đó, cần có phương án để các phường, quận tập kết hàng hóa, hoặc giao cho các khu chung cư… Như vậy, sẽ đưa hàng đến được người tiêu dùng cuối cùng và tránh bị cô lập.
Về phía các doanh nghiệp phân phối cũng đã chủ động xây dựng kịch bản, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để có kế hoạch sản xuất, lưu tại kho của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp tại Hà Nội, từng điểm bán hàng cũng đang thực hiện trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân… Các doanh nghiệp khẳng định sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống.
Đại diện các doanh nghiệp đề xuất thành phố Hà Nội kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ nhân dân như: nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng được tiêm vaccine.
Bên cạnh đó, qua thực tiễn từ tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh hiện nay rau xanh và thực phẩm tươi sống đang thiếu, vì vậy, ngành nông nghiệp Thủ đô cần tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân Thủ đô trước khi trông chờ từ các tỉnh thành khác chuyển về.
Video đang HOT
Kịch bản ở mức độ cao hơn
Hiện thành phố đang khống chế dịch tốt, dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nên việc cung ứng hàng hóa đang thuận lợi. Tuy nhiên, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân.
Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kịch bản dự kiến lượng hàng hóa thiết yếu chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn Hà Nội trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng. Hà Nội đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch với tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa.
Cụ thể, cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 – 3.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ 3.000 – 30.000 trường hợp mắc tổng trị giá lượng hàng hóa 5.359,05 tỷ đồng.
Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 8:00
Unmute
Loaded: 8.64%
X
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi để tránh tình trạng hàng hóa ùn ứ cục bộ như vừa qua. Đó là nguồn hàng tại siêu thị chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng, Hà Nội cần lên kịch bản về duy trì các chợ đầu mối cũng như luồng hàng hóa tập kết. Việc này cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, tránh sự thiếu hụt. Thông tin giá cả được công khai với người dân để tránh tình trạng tăng giá; đồng thời, đảm bảo sự quản lý của nhà nước.
Liên quan vấn đề vận tải hàng hóa sau Công điện 15 của UBND thành phố Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phương tiện chở thực phẩm lưu thông 24/24 giờ. Hiện, việc thực hiện “luồng xanh” cho xe vận tải hàng hóa ở vành đai ngoài sẽ do Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, còn đối với vận tải nội đô sẽ do thành phố Hà Nội.
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông cũng như hàng hóa lưu thông thông suốt, ông Ngô Mạnh Tuấn cũng đề xuất với Sở Công Thương và các ngành cần xây dựng luồng tuyến điểm đi và điểm đến cho phù hợp gửi về Sở.
Với tinh thần ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19, phải bảo đảm sự an toàn cho người dân, cho xã hội, ông Nguyễn Mạnh Quyền – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các sở ngành, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng phương án phù hợp với diễn biến tình hình chống dịch trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp cần xây dựng phương án trong sản xuất để cân đối cung cầu, tăng sản lượng cao nhất trong tự cung tự cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài. Đối với ngành giao thông vận tải, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương Hà Nội về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở cần xây dựng phương án “luồng xanh” từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, điểm bán hàng lưu động, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng. Cùng đó, tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân….
Sở tổ chức phân phối lại cách thức bán hàng giữa truyền thống và thương mại điện tử cũng như cách thức giao hàng, phân phối hàng trong điều kiện phù hợp với từng khu vực bị phong tỏa, cách ly. Huy động toàn bộ lực lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham gia hỗ trợ cho các hệ thống phân phối thực hiện tốt việc tổ chức triển khai phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp
Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành.
Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần so với tổng số ca nhiễm của đợt dịch trước đó (liên quan Hải Dương, Quảng Ninh).
Ngày hôm nay, Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo ca tử vong thứ 44 . Đó là BN4807, nữ, 38 tuổi, là công nhân khu công nghiẹp. Bẹnh nhân tử vong lúc 4h30. Chẩn đoán tử vong do sốc nhiễm khuẩn trên bẹnh nhân viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS.
Bắc Giang vẫn là điểm nóng khi ghi nhận thêm 105 ca Covid-19, nâng tổng số bệnh nhân mắc bệnh trong đợt dịch mới tại địa phương này lên 1.024 người. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, các ca mắc mới chủ yếu là công nhân tại Khu công nghiệp Quang Châu, trong đó Công ty TNHH Hosiden Việt Nam vẫn chiếm cao nhất, do đến nay đang thực hiện xét nghiệm quay đầu lần 2, lần 3 đối với công nhân của công ty này.
Lực lượng tham gia chống dịch tại Bắc Giang
Bắc Ninh ghi nhận thêm 38 ca mắc Covid-19 mới . Sáng nay, 12 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh Bắc Ninh đặt tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Du được công bố khỏi bệnh sau khi xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 và không còn khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Với quy mô 300 giường bệnh, hiện tại Bệnh viện Dã chiến số 1 đang điều trị cho 150 trường hợp F0,
Hà Nội trong hôm nay ghi nhận thêm 21 ca Covid-19 mới. Tình hình dịch tại thủ đô nóng lên sau khi xuất hiện chùm ca bệnh tại Times City . Khởi đầu với gia đình 4 người sống tại Park11, Times City cùng mắc Covid-19, đến nay đã có 14 trường hợp liên quan có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2, nằm rải rác trên 8 quận huyện. Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong 4 chùm ca bệnh mới phát sinh, phức tạp nhất là chùm ca bệnh liên quan đến T&T Group và Park 11 ở Times City.
Tòa nhà của T&T Group tại số 2A Phạm Sư Mạnh đã bị UBND quận Hoàn Kiếm phong tỏa (Ảnh: Thành Trung).
Ông Hạnh nhận định, trong thời gian tới, Hà Nội có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới trong cộng đồng vì thời gian các ca bệnh ở trong cộng đồng dài, đã di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.
TPHCM cũng đã ghi nhận ca Covid-19 thứ 7 trong đợt dịch mới này. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết trong các ngày từ 18 đến 20/5 trên địa bàn thành phố ghi nhận 2 chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng . Chuỗi lây nhiễm thứ nhất tại một công ty ở quận 3. Kết quả giải mã bộ gen của virus cho thấy 2 bệnh nhân có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Chuỗi lây nhiễm thứ 2 tại một quán ăn ở quận 3. Kết quả giải mã bộ gen virus trên bệnh nhân cho thấy, bệnh nhân nhiễm biến chủng B.1.1.7 (biến chủng Anh).
Ngành y tế TPHCM đang thực hiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 đối với người đàn ông ngụ tại quận Gò Vấp nghi nhiễm (ảnh: Nguyễn Quang).
Lạng Sơn thêm 11 ca bệnh mới, trong đó đa số đều là công nhân tại Khu công nghiệp Quang Châu. Hải Dương ghi nhận thêm 5 ca Covid-19, đều ở trong vùng phong tỏa hoặc được cách ly y tế từ trước. Điện biên cũng có thêm 2 ca mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch mới tại địa phương này lên 54 ca.
Đà Nẵng thêm 1 ca bệnh là nữ sinh 18 tuổi tại quận Cẩm Lệ. Đáng chú ý, trường hợp này có kết quả dương tính sau 4 lần xét nghiệm. Sáng nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện bắt đầu triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp, với số lượng ước tính lên đến hàng chục nghìn người.
Tại Công ty TNHH MTV The Blues (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu), việc lấy mẫu xét nghiệm được tổ chức ngay tại công ty. Gần 800 người lao động đang làm việc tại đây đã được lấy mẫu.
Mục đích của việc xét nghiệm nhằm phát hiện sớm người mắc Covid-19 để nhanh chóng triển khai các biện pháp kiểm soát, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, không để dịch Covid-19 lây lan trong khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ông Đinh Tiến Dũng: Không có chuyện giãn cách Hà Nội Trước dư luận xôn xao cho rằng Hà Nội sẽ thực hiện giãn cách toàn thành phố, trao đổi với VietNamNet trưa nay (24/5), Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng khẳng định không có chuyện đó. Theo ông Dũng, hiện nay các cơ quan chức năng của Hà Nội vẫn thực hiện rất tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Những khu...