Hà Nội vẫn “khó” trong việc giảm sĩ số lớp học
Theo ông Phạm Xuân Tiến – Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, công tác chuẩn bị, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2020-2021 tại Hà Nội được triển khai nghiêm túc.
Nhưng đến thời điểm này, có lẽ giáo dục Hà Nội vẫn đang gặp “khó” ở khâu giảm bớt sĩ số lớp học. Trong khi đó, với việc đảm bảo thực hiện hiệu quả chương trình mới, sĩ số quá đông chắc chắn là trở ngại.
Nỗ lực nhiều năm nhưng vẫn… quá tải
Dù Điều lệ trường tiểu học của Bộ GD&ĐT quy định mỗi lớp tối đa chỉ 35 học sinh tuy nhiên, hiếm có trường học nào ở các quận nội đô Hà Nội thực hiện được. Sĩ số này, đa phần chỉ thực hiện được ở trường ngoài công lập mà thôi.
Năm nay là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới từ lớp 1, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng sĩ số, dạy học 2 buổi/ ngày. Hà Nội đã nghiêm túc chuẩn bị thực hiện những vấn đề này. Tuy nhiên, sĩ số lớp học đa phần vẫn ở mức trên 50 em/lớp. Hà Nội có khoảng 1.000 lớp có sĩ số 55 học sinh/lớp và khoảng 2.000 lớp có sĩ số khoảng 50 học sinh/lớp.
Các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Hai Bà Trưng … vẫn là địa bàn “điểm nóng” do dân số cơ học tăng nhanh trong khi việc xây mới trường lớp chưa theo kịp tốc độ tăng dân cơ học ấy. Trong năm học 2020 – 2021, quận Hà Đông tăng thêm khoảng 5.000 học sinh so với năm trước, trong khi chỉ có 5 trường mới được đưa vào sử dụng. Áp lực sĩ số quá cao khiến Phòng GD&ĐT quận phải rà soát để san sẻ lại tổng số học sinh các trường.
Theo ông Phạm Xuân Tiến – PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường học trên địa bàn TP vẫn còn có khó khăn so với nhiều địa phương, đó là quy mô học sinh trong độ tuổi ngày càng tăng, dẫn đến hiện tượng một số trường có sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
Trung bình mỗi năm TP tăng khoảng 50.000 học sinh. Do đó, dù có xây mới, sửa chữa nhiều trường học, như năm nay Hà Nội có thêm 44 trường, vẫn không đáp ứng quy định về sĩ số 45 em/ lớp THCS; 35 em/ lớp tiểu học.
Video đang HOT
Nhiều năm nay, vấn đề sĩ số lớp học vẫn là điểm khó của Hà Nội. Ảnh: T.F
Tiếp tục dành quỹ đất cho trường học trong quy hoạch dài hạn
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, kế hoạch đặt ra đến năm 2025, Hà Nội sẽ có đủ trường lớp, phòng học đáp ứng chương trình dạy học theo quy định sĩ số của Bộ GD&ĐT. Muốn vậy, phải có kế hoạch dài hạn cho việc dành và sử dụng quỹ đất cho giáo dục hợp lý.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến thăm trường tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa), làm việc với Sở GD&ĐT Hà Nội về tình hình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1.
Ghi nhận sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc của Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường trên địa bàn TP trong việc tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá, các nhà trường đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ quy định và bảo đảm chất lượng.
Học sinh Hà Nội đã đáp ứng tốt yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới. Các nhà trường cần quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng khích lệ sự tiến bộ của học sinh; quan tâm đến mọi học sinh trong lớp, tuyệt đối không bỏ quên bất cứ một học sinh nào.
Hà Nội có nhiều điều kiện để thực hiện chương trình mới một cách thành công đó là: Chất lượng giáo viên tốt, cơ sở thông tin tốt, các cơ sở cho giáo dục đào tạo được đầu tư. Tuy nhiên, hạn chế vì sĩ số quá đông sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình, khó khăn trong việc áp dụng các mô hình giáo dục, phương pháp dạy học tích cực.
TS Hoàng Ngọc Vinh, thành viên tổ tư vấn Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục và đào tạo cho rằng, lớp học đông sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh. Ông Vinh cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề này, địa phương phải khai thác đất đã quy hoạch, có kế hoạch dài hạn, dành quỹ đất cho trường học những năm tiếp theo, đẩy mạnh xã hội hóa trường học.
Có ý kiến đề nghị: Quy định dạy 2 buổi/ngày ở tiểu học cần đảm bảo 1,5 giáo viên/lớp. Nhưng trong tình thế sĩ số không thể giảm được vì yếu tố khách quan thì cần tăng lên 1,8 giáo viên/lớp mới đảm bảo yêu cầu. Tại các trường tiểu học của Hà Nội, việc tăng giáo viên lớp 1 trên một lớp cũng đã được thực hiện để đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, quy định 35 học sinh/lớp nhưng thực tế có lớp tới 60 học sinh thì giáo viên phải nỗ lực rất lớn và chất lượng giáo dục có thể sẽ bị ảnh hưởng, ngoài các đô thị lớn, những khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực di dân tự do đông cũng làm cho ngành giáo dục bị động trong việc điều chỉnh mạng lưới trường lớp. Đây là vấn đề cần có sự quan tâm của các địa phương.
Giáo viên lớp 1 hứng thú bắt nhịp đổi mới
Sau gần 1 tháng giảng dạy SGK lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018, tại TPHCM, đa số giáo viên đã bắt nhịp với đổi mới. Việc triển khai dạy học bước đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Học sinh lớp 1H, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3, TPHCM trong tiết học môn Tự nhiên và Xã hội. Ảnh minh họa: P.Nga, chụp ngày 30/9/2020
Học trò hào hứng
Tiết học với bài Đồ dùng trong nhà (tiết 2) môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1H, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 do cô Lê Minh Thanh Thảo đứng lớp khởi đầu bằng bài hát "Một con vịt" vui nhộn khiến học sinh vô cùng hào hứng.
Cô Thanh Thảo sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa, truyền tải bài học với màu sắc đẹp, cùng đồ dùng quen thuộc trong gia đình để các em dễ nhận biết, gọi tên. Trước một bức tranh được trình chiếu, chỉ cần cô giáo đặt câu hỏi "con thấy những vật dụng nào có thể gây nguy hiểm?", nhiều cánh tay giơ lên. Bạn khiết Nhi, Nguyên Khôi, Kiến Minh, Tú Anh... trả lời nào dao, kéo, ổ điện, lò vi sóng, bình nước sôi... Các em còn giải thích được vì sao chúng có thể gây nguy hiểm.
Cô giáo tiếp tục hướng học sinh đến phần tiếp theo của bài học là dạy học sinh kỹ năng sử dụng các vật dụng trong nhà an toàn, cẩn thận bằng 4 bức tranh miêu tả những hành động của các bạn nhỏ. Học sinh được chia nhóm để thảo luận cùng với bạn. Không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn khi cô giáo đặt ra các tình huống giả định như cho bạn mượn cây kéo, bê nước uống mời bạn hay bê tô canh nóng lên bàn... để học sinh thực hành, rèn kỹ năng ngay tại lớp. Những vật dụng như kéo, ổ điện, tô, ly nước... được cô Thanh Thảo chuẩn bị để cho phần rèn kỹ năng thêm sinh động.
Những câu trả lời, lượt xung phong thực hành của học sinh đều được cô tặng lời khen, kèm theo tiếng vỗ tay khích lệ. Kết thúc bài học, cô Thanh Thảo đặt ra tình huống: Khi ba mẹ có việc ra ngoài một lát, bạn nhỏ ở nhà một mình và chơi trò cắt dán, không may bị đứt tay. Nếu là con - con sẽ làm gì? Rất nhiều ý kiến được các em đưa ra. Sau khi "chốt" lại được mục đích của bài học qua lời dặn dò vào những phút cuối, cô Thanh Thảo cùng trò ngân lên lời bài hát "Em là học sinh lớp 1" để kết thúc bài học trong niềm vui, tiếng cười của trò.
Ảnh minh họa: P.Nga, chụp ngày 30/9/2020
Bắt nhịp đổi mới
Cô Lê Minh Thanh Thảo chia sẻ: Nội dung, chương trình đáp ứng yêu cầu đặt ra là dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Từng bài học, không chỉ đáp ứng về mặt kiến thức mà còn giúp các em hình thành kỹ năng để áp dụng vào trong cuộc sống đời thường một cách gần gũi. Các em dễ nhớ, thực hành. Không khí lớp học lúc nào cũng vui vẻ, các em như "vừa học, vừa chơi" mà hiệu quả.
Ở các môn học, những hình ảnh, minh họa được đưa vào bài một cách linh hoạt. Giáo viên cũng khá thuận lợi khi chỉ cần đăng nhập vào trang web theo bộ sách để tải các hình ảnh về làm minh họa cho từng bài. "Giảng dạy học sinh theo chương trình mới, giáo viên cũng linh hoạt chủ động để đánh giá năng lực, phẩm chất... của từng em để có điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh. Với tôi, các con vui vẻ, đón nhận bài học một cách hào hứng là điều quan trọng nhất", cô Thanh Thảo nhấn mạnh.
Cũng theo cô Thanh Thảo, thời điểm vào đầu năm học, khi thấy đầu sách của con khá nhiều, một số phụ huynh cũng có những lo lắng, băn khoăn... Khi đó, giáo viên vừa phải giải thích rõ cho phụ huynh hiểu, đồng thời giảng dạy thật tốt để tạo sự yên tâm. Chính vì vậy, bên cạnh nỗ lực của giáo viên, rất mong phụ huynh cùng đồng hành với thầy cô để giáo dục học sinh tốt nhất, các em thấy được "đến trường là vui, hạnh phúc".
Thạc sĩ Đinh Hữu Đắc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn cho biết: Trường có 420 học sinh lớp 1/10 lớp, toàn trường đều thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Sau gần 1 tháng triển khai chương trình mới, giáo viên lớp 1 của nhà trường tích cực, chủ động, đã và đang thực hiện tốt việc dạy - học.
Vị hiệu trưởng này chia sẻ thêm, để thuận lợi cho việc dạy học sinh lớp 1, hằng tuần trường duy trì việc họp chuyên môn, để bàn bạc, trao đổi về các hoạt động dạy học, rút kinh nghiệm, những gì cần cải thiện tốt hơn, vấn đề nào hay cần phát huy. Ngoài ra, trong tổ cũng đề xuất về đồ dùng, trang thiết bị dạy học, tài liệu bổ trợ... để ban giám hiệu phê duyệt.
"Ngày 1/9 mới tựu trường, so với mọi năm hơi chậm, vừa dạy chương trình mới, thầy cô vừa rèn nền nếp cho học sinh lớp 1, điều đó cho thấy đội ngũ giáo viên rất nỗ lực, chủ động và đầy tâm huyết, quyết tâm để thực hiện đổi mới. Những ngày đầu, qua dự một số tiết học, thấy học sinh vui vẻ, tham gia hoạt động trong lớp rất hào hứng, chúng tôi cũng yên tâm", Thạc sĩ Đinh Hữu Đắc cho hay.
Dạy học bắt buộc tiếng Anh tiểu học: Loay hoay tìm nguồn tuyển Tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc trong Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học (áp dụng từ lớp 3). Để triển khai hiệu quả, các địa phương, nhà trường phải có đủ đội ngũ GV. Trong bối cảnh biên chế và nguồn tuyển GV tiếng Anh còn khó khăn, "khan hiếm", đây là vấn đề không dễ dàng. Đội ngũ GV...