Hà Nội tuyển sinh lớp 10 bằng bài thi tổ hợp: Nặng nề, không hiệu quả
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố cách thức tuyển sinh lớp 10 năm 2019 – 2020 theo hướng có thêm bài thi tổ hợp 4 môn bên cạnh thi Toán, Văn như trước đây. Theo dõi cách làm tương tự của các tỉnh, tôi thấy phương án này chỉ tạo thêm áp lực cho giáo viên và học sinh, ít đem lại hiệu quả tích cực.
Đó là quan điểm của thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội).
Học sinh “ tối tăm mặt mũi“
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam vẫn nặng về ứng thí, học để thi. Bởi thế, khi Hà Nội áp dụng phương án mới, thầy và trò sẽ học theo hướng luyện thi, mất tính tự nhiên vốn có. Nhiều nhà trường, nhiều thầy cô sẽ gia tăng áp lực lên học trò.
Học sinh THCS, nhất là học sinh lớp 9, đang thi 2 môn Văn, Toán nhưng theo quan sát của tôi, các em đã “tối tăm mặt mũi”. Với phương án mới, các em lúc nào cũng phải sẵn sàng cho 9 môn (Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí, Hóa học và Sinh học). Hơn nữa, phương án tổ hợp chỉ được công bố cuối tháng 3 nên rất bị động cho thầy trò.
Thầy Trần Mạnh Tùng (GV Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) – tác giả bài viết.
Vất vả nhưng không hiệu quả
Như trên tôi đã nói, áp lực chủ yếu do nhà trường, do giáo viên tạo ra. Phần lớn học sinh đều có tâm lí chờ đợi đến khi công bố mới học thật sự. Trước kia, thi tốt nghiệp THPT nhiều năm đã áp dụng cách này (công bố 1 môn vào cuối tháng 3, đầu tháng 4), thời gian trước khi công bố, tôi hầu như không thấy học sinh có sự chuẩn bị gì.
Video đang HOT
Với một bài thi 4 môn, trung bình mỗi môn thi góp 2,5 điểm. Số điểm cũng không nhiều để làm học sinh chú tâm hơn.
Tôi có tham khảo qua các đồng nghiệp ở Hải Phòng, các thầy cô cho biết, thi tổ hợp 7 môn quá áp lực và không hiệu quả nên vừa rồi Sở GD Hải Phòng đã điều chỉnh còn tổ hợp 2 môn, việc làm này nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà trường, các em học sinh và của xã hội.
Với các đồng nghiệp ở Hưng Yên, nơi đang thi tổ hợp 6 môn. Kết quả bài tổ hợp cũng rất thấp, với khoảng 70% điểm dưới trung bình, các thầy cô cũng không thấy các em chăm học hơn khi thi thêm bài tổ hợp.
Thầy Trần Mạnh Tùng: “Việc thi như phương án trên là ép các em học để thi tất cả 9 môn. Việc làm này là phản khoa học, đi ngược lại với xu hướng tiếp cận năng lực người học” (Ảnh minh họa)
Nhiều nơi hiểu sai về giáo dục toàn diện
Giáo dục toàn diện không phải là cái gì học sinh cũng giỏi, cái gì cũng biết. Người lớn chúng ta có làm được đâu.
Giáo dục toàn diện, hiểu theo nghĩa tích cực, tiến bộ là giáo dục phù hợp: Tức là giáo dục hướng đến sự phát triển phù hợp, hài hòa của từng đối tượng học sinh. Học sinh được phát huy tối đa thế mạnh, sở thích của mình. Giáo dục như thế mới khai phóng được người học, tìm ra và đào tạo được người tài, đáp ứng được nhu cầu của người học và của cuộc sống.
Đi ngược xu hướng tiếp cận năng lực
Với triết lý giáo dục “lấy việc hình thành năng lực người học làm trung tâm, làm mục tiêu đào tạo thay cho truyền thụ kiến thức”, ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Như vậy, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục chính là chuyển giáo dục sang hướng tiếp cận năng lực cá nhân học sinh. Mỗi em có những điểm mạnh, yếu khác nhau, không thể đánh đồng hết được.
Việc thi như phương án trên là ép các em học để thi tất cả 9 môn. Việc làm này là phản khoa học, đi ngược lại với xu hướng tiếp cận năng lực người học.
Mong Sở GD-ĐT Hà Nội cân nhắc được hơn, tham khảo ý kiến các tỉnh bạn để có phương án thi phù hợp. Theo ý kiến cá nhân tôi, chỉ nên thi bắt buộc 3 môn: Toán, Văn và Ngoại ngữ.
Trần Mạnh Tùng
(Giáo viên Toán, Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: Có nên chọn cả 2 bài thi tổ hợp?
Việc chọn cả 2 bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ giúp tăng cơ hội trúng tuyển đại học cho thí sinh (TS), song cũng là áp lực về khối lượng kiến thức, đòi hỏi TS phải cân nhắc kỹ.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Đăng ký 2 bài, phải thi cả 2
Năm 2018 là năm thứ 2 TS tham dự kỳ thi THPT quốc gia thi theo bài thi chứ không theo môn như những năm trước. Kỳ thi có 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Để tăng cơ hội xét tuyển đại học, cao đẳng, quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 cho phép TS được đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Ông Trần Văn Long - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) lưu ý, theo hướng dẫn thi mới đây của Bộ GD-ĐT, TS đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài thi này; nếu TS bỏ 1 trong 2 bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp THPT. TS hệ giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng; không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Để xét tuyển đại học, cao đẳng, TS đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của từng trường.
TS cũng lưu ý, nếu đăng ký dự thi bài thi tổ hợp nào để xét công nhận tốt nghiệp thì phải thi tất cả các môn thành phần của bài thi tổ hợp đó. Chỉ có TS tự do đã tốt nghiệp hoặc TS được bảo lưu điểm thi theo quy chế mới được chọn các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. Cũng chỉ có TS tự do đã tốt nghiệp mới không bị ràng buộc về việc bỏ môn thi, bài thi đã đăng ký; tất nhiên vẫn phải thi đủ các môn thi, bài thi tương ứng với nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng.
Theo quy chế, TS làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi mới thu phiếu trả lời trắc nghiệm. TS phải nộp lại đề thi, giấy nháp khi hết thời gian làm bài môn thi thành phần, tuy nhiên không phải nộp lại đề thi, giấy nháp đối với môn thi Sinh học, Giáo dục công dân của bài thi tổ hợp và các bài thi độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Cần cân nhắc kỹ
Một số TS cho biết, việc chọn cả 2 bài thi tổ hợp nhằm đề phòng trường hợp 1 trong 2 tổ hợp có môn điểm liệt (1 điểm) thì không được xét tốt nghiệp THPT, hoặc để tăng thêm cơ hội xét tuyển đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tổ chức trên địa bàn tỉnh vừa qua, một số chuyên gia khuyên TS không nên ôm đồm đăng ký cả 2 bài tổ hợp với tâm lý "chọn cả 2 cho chắc", bởi việc ôn tập sẽ rất vất vả. Cụ thể, để xét tốt nghiệp THPT, TS phải thi tối thiểu 4 bài thi, tương đương với 6 môn thay vì 4 môn như năm 2016 về trước. Nếu đăng ký cả 5 bài thi, thì TS phải thi tới 9 môn. Bên cạnh đó, ngoài phạm vi chương trình lớp 12, kỳ thi năm 2018 còn bao gồm cả chương trình lớp 11 nên khối lượng kiến thức sẽ rất nhiều. Do đó, TS nên nhắc tổ hợp mình có thể đảm bảo lượng kiến thức và khả năng đạt điểm cao. Đồng thời, hướng vào khối thi tương ứng với ngành nghề phù hợp năng lực của mình.
Tất nhiên, việc đăng ký 1 hay 2 bài thi tổ hợp là quyền lựa chọn của TS. Cơ hội và cả những khó khăn là điều mà các giáo viên, nhà trường cần tư vấn cho TS để có lựa chọn phù hợp. Sau ngày 20-4, TS sẽ không được thay đổi các thông tin về bài thi, môn thi đã đăng ký.
Theo Baokhanhhoa.vn
Đề thi THPT Quốc gia 2018 sẽ thế nào? Dự kiến kỳ thi THPT Quốc gia 2018 diễn ra từ ngày 24 - 27/6 và đề thi có kiến thức nằm trong chương trình phổ thông nhưng sẽ có thêm ngữ liệu mới. Năm 2018, đề thi THPT Quốc gia sẽ có kiến thức nằm trong chương trình phổ thông nhưng cũng có những ngữ liệu ngoài chương trình. Đề thi có...