Hà Nội tuyển sinh đầu cấp: Tăng vọt sức ép quá tải
Bàn về tuyển sinh năm học mới, ngành giáo dục khẳng định đủ chỗ cho học sinh các cấp với mức trung bình chung 35-40 học sinh một lớp. Tuy nhiên, do nhu cầu cục bộ, sức ép trái tuyến lớn đến mức một lãnh đạo quận huyện cho biết, mỗi lớp phải lên đến 100 học sinh mới đủ đáp ứng…
Sức ép tăng vọt ở khu chung cư, đô thị mới
Nhiều phụ huynh quá kỳ vọng vào các trường có tiếng dẫn tới quá tải trong tuyển sinh
Vừa chuyển về căn hộ cao cấp tại một tòa nhà mới xây khu Nam Thành Công, bố mẹ bé Nguyễn Bích Lan chưa kịp mừng vì tậu được nhà đã phải chạy ngược chạy xuôi tìm chỗ cho con học khi biết là dù có đúng tuyến thì để vào trường Tiểu học Nam Thành Công không phải dễ đối với những cư dân mới chuyển đến. Tương tự như vậy, khu tập thể Kim Liên vốn là khu tập thể cũ nhưng từ khi được xây mới, nâng tầng, lượng cư dân mới đến tại các khu nhà phải đối mặt với thực tế là khó kiếm được chỗ học cho con tại ngôi trường trên địa bàn này, vốn nổi tiếng là lớn nhất về sĩ số học sinh tại Hà Nội.
Phân tích về vấn đề “ nóng” của mùa tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt với bậc tiểu học năm học sắp tới, ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa cho biết, sau khi đập đi xây mới lại một số khu tập thể Kim Liên cũ, số trẻ vào lớp 1 năm nay lên tới gần 550 cháu, trong khi đó, số lượng năm trước chỉ là 250 cháu. Điều này gây sức ép rất lớn lên hệ thống trường tiểu học xung quanh, đặc biệt là trường Tiểu học Kim Liên. Khu Nam Thành Công cũng đưa vào hoạt động 2 khu nhà cao 27 đến 29 tầng kết hợp nhà dân với khu văn phòng. Mặc dù số liệu thống kê mới chỉ có hơn 40 cháu trong độ tuổi đi học lớp 1 tại các khu nhà này nhưng nhu cầu thực tế sẽ lớn hơn nhiều do bố mẹ các cháu công tác tại các địa chỉ trên sẽ có nhu cầu cho con học tại những trường xung quanh để thuận tiện đưa đón. Với quy định bắt buộc tối đa chỉ được 50 cháu/lớp đối với các lớp tiểu học, ông Long cho biết riêng khu Kim Liên đã thiếu tới gần 100 chỉ tiêu.
Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông, ông Nguyễn Văn Trường cho biết, nếu chia đều bình quân số học sinh ra các trường thì không có vấn đề gì nhưng mật độ phân bố dân cư trên thường không đồng đều, đặc biệt những khu đô thị mới Văn Quán hiện mới chỉ có một trường mầm non, một trường tiểu học tư thục Ban Mai thì việc bố trí chỗ học cho những hộ dân cư mới chuyển đến khá phức tạp. Thực tế, nhu cầu của phụ huynh tập trung vào một số trường đông đến nỗi nếu đáp ứng đủ thì sĩ số mỗi lớp của những trường này phải lên cả 100 học sinh.
Video đang HOT
Có hộ khẩu đúng tuyến cũng chưa chắc chân
Để tìm được chỗ học theo đúng nguyện vọng, nhiều gia đình bỏ không ít tiền ra để “chạy trường”, nhưng nếu không tìm được mối quan hệ thì cách tốt hơn là “chạy” hộ khẩu để về đúng tuyến. Ông Nguyễn Văn Trường phân tích, Luật Cư trú mới đăng ký tạm trú rất đơn giản nên dẫn đến tình trạng phụ huynh thường xuyên thắc mắc về việc thực hiện quy định của thành phố, cứ có hộ khẩu là được tuyển sinh vào trường trong khi quận lại yêu cầu chỉ tuyển sinh những trường hợp đăng ký trước khi nhập học 1 hay 2 năm… Ông Nguyễn Văn Trường cho biết, nhiều gia đình chỉ tìm cách gửi đăng ký tạm trú vào hộ khẩu qua nhà người quen, bạn bè chứ không thường xuyên sinh hoạt tại địa chỉ này nên người dân địa phương phản ứng rất mạnh vì con em họ không đủ chỗ học.
Bà Cao Thị Bích Lan, Phó Chủ tịch UBND Hoàn Kiếm cũng phản ánh thực tiễn khá vô lý trên địa bàn quận Hoàn Kiếm khi có gia đình chỉ ở trên diện tích nhà không quá 30m2 nhưng hộ khẩu lại có tới gần 10 cháu trong độ tuổi đi học các cấp. “Áp lực học sinh các cấp học tuyển sinh đầu cấp đảm bảo nhu cầu thực tiễn rất lớn nên quận đã phải đưa ra biện pháp yêu cầu các trường phải đảm bảo mức trần với học sinh các cấp học không quá 40 học sinh/lớp với bậc tiểu học và 45 học sinh/lớp với bậc THCS. Bà Lan cũng kiến nghị công an các quận huyện cần quản lý chặt chẽ về việc thực hiện Luật Cư trú tránh tình trạng lách luật, gây sức ép lớn với công tác tuyển sinh.
Đối với tình trạng “quá tải” của quận Đống Đa, ông Nguyễn Duy Long cho biết, giải pháp được đặt ra là Phòng GD-ĐT sẽ làm việc với từng phường để cùng lên phương án. Việc rà soát lại cụ thể để phân loại bao nhiêu cháu thuộc đối tượng KT1 đang sinh hoạt tại địa bàn hay đã chuyển đến địa bàn khác, bao nhiêu cháu thuộc diện KT2… từ đó sẽ có đề xuất ưu tiên tuyển sinh cho các đối tượng này. “Phương án cụ thể sau khi làm việc với địa phương sẽ được trình UBND quận Đống Đa phê duyệt để có thể công khai cho người dân trước thời hạn tuyển sinh 15 ngày” – ông Long cho biết.
Tránh gây phản cảm bởi chuyện xếp hàng xin học từ nửa đêm Công tác tuyển sinh là công việc thường xuyên hàng năm của ngành giáo dục nhưng vẫn cần rút kinh nghiệm để tránh gây sức ép tâm lý lớn cho phụ huynh, học sinh. Đặc biệt, những việc gây phản cảm cho xã hội như xếp hàng từ nửa đêm, hay những trường hợp chuyển hộ khẩu tới địa bàn xin học 1, 2 tháng trước khi nhập học… Tuy nhiên, nếu chỉ ngành giáo dục thực hiện sẽ không giải quyết được vấn đề nên cần có sự quan tâm, chỉ đạo của thường vụ, cấp ủy địa phương làm sao để đảm bảo ổn định chung về tâm lý cho phụ huynh học sinh, hạn chế căng thẳng, áp lực tuyển sinh trong năm học tới. Bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Tăng công khai để giảm “chạy trường” Công khai và nghiêm túc trong công tác tuyển sinh sẽ hạn chế được tình trạng “chạy trường” là kinh nghiệm của chúng tôi. Nhiều năm nay, chúng tôi không phải chịu áp lực tuyển sinh do các trường đều được trang bị tốt về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, quy định được xét trái tuyến khá ngặt nghèo, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được xét tuyển sinh trái tuyến chứ không chấp nhận đại trà học sinh tạm trú với ông bà, họ hàng. Trong trường hợp số lượng vượt quá chỉ tiêu của trường, chúng tôi sẽ áp dụng việc xét ngày tháng năm sinh và công khai rõ cho người dân đều nắm được quy định này. Ông Nguyễn Văn Quý, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Gia Lâm
Trong năm học 2011-2012: Hà Nội không tăng bất kỳ loại học phí nào
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại buổi giao ban của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội với UBND các quận, huyện, thị xã. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ: Mặc dù, UBND thành phố đã nhận được Đề án đề nghị tăng học phí từ năm học 2010, vào thời điểm hiện nay vấn đề này cần phải cân nhắc, nhất là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bình ổn giá cả, đảm bảo đời sống sinh hoạt của người dân. Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội sẽ không tăng bất kỳ loại học phí nào trong năm học 2011- 2012.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh đến đặc thù của kỳ thi năm nay là rất gần với kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIII sắp tới cho nên UBND các quận, huyện, thị xã phải hết sức tập trung, không được chủ quan tránh để xảy ra sai sót trong thi cử. Để làm tốt công tác này, các quận, huyện, thị xã cần quán triệt xuyên suốt sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác chuẩn bị cho 2 kỳ thi cấp quốc gia (Thi tốt nghiệp PTTH) và cấp thành phố (tuyển sinh vào lớp 10) cho thật tốt, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Trường mầm non: Không được phép dạy trước chương trình lớp 1
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn về hoạt động hè cho bậc mầm non. Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đặc biệt nhấn mạnh về việc các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không dạy trước chương trình ở các độ tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi không được dạy trước chương trình lớp 1 dưới bất kỳ hình thức nào. Thay vào đó, các trường nên tăng cường các hoạt động ngoại khoá (học võ, múa, vẽ, kể chuyện…) phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Cũng theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, phụ huynh học sinh có nhu cầu gửi con trong hè phải có đơn xin học hè. Nhà trường tuỳ theo điều kiện cụ thể về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của đơn vị mình để xem xét việc tổ chức hoạt động hè. Các trường cần sắp xếp giảm bớt số cháu/lớp và bố trí cho giáo viên được nghỉ hè. Trong trường hợp thiếu giáo viên, nhà trường kí hợp đồng với những giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn của cấp học mầm non và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp.
Theo ANTD
HH Mai Phương Thúy có "xù" 20.000 USD từ thiện?
Chậm trễ trong việc chuyển tiền, quà từ thiện trên cương vị đại diện cho một doanh nghiệp, hoa hậu Mai Phương Thúy đang chịu sức ép từ dư luận.
Trong vụ scandal bạc tỷ hậu chương trình từ thiện giúp đồng bào miền Trung tối 11/11/2010, thông tin hoa hậu Mai Phương Thúy đại diện một doanh nghiệp hứa tặng 20.000 USD nhưng chưa thấy, được công chúng hết sức quan tâm.
Hoa hậu Mai Phương Thúy và các người đẹp khác trong đêm từ thiện 11/11
Hoa hậu Mai Phương Thúy hiện là đại diện cho hai nhãn hàng Apollo và PaperOne của Công ty cổ phần Quốc Huy Anh - đơn vị đã đăng ký ủng hộ từ thiện tại Đêm hội Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung tối 11/11.
Trong đêm hội, Hoa hậu Việt Nam 2006 đã thay mặt doanh nghiệp trên, công bố thông tin sẽ đóng góp 20.000 USD cùng 1.000 tập vở cho đồng bào và học sinh vùng lũ miền Trung.
Tuy nhiên, gần hai tuần sau khi chương trình đấu giá kết thúc, ngày 23/11, bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM cho biết, hoa hậu Mai Phương Thúy cùng doanh nghiệp mà cô làm đại diện vẫn chưa chuyển tiền, quà đến cơ quan này.
Cùng ngày, ban tổ chức đêm hội thông báo thêm rằng, số tiền mà hoa hậu Mai Phương Thúy hứa ủng hộ là 10.000 USD, chứ không phải 20.000 USD như công bố trước đó trong chương trình gây quỹ từ thiện.
BTC thông báo kết quả đêm hội, trong đó có 20.000 USD từ Mai Phương Thúy
Ngày 25/11, Công ty cổ phần Quốc Huy Anh đã lên tiếng phản hồi những thông tin mà nhà tổ chức đêm hội đưa ra. Doanh nghiệp này khẳng định "số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung thông qua Hội Chữ thập đỏ TP.HCM là 20.000 USD, chứ không phải là 10.000 USD".
Doanh nghiệp hoạt động trong ngành giấy này cho biết, ngoài 1.000 tập vở đã được công bố trong chương trình, họ sẽ ủng hộ tiếp 99.000 tập vở, nâng số lượng tập vở gửi tặng học sinh vùng lũ miền Trung lên con số 100.000.
Việc chậm trễ trong thao tác chuyển tiền, quà đến Hội Chữ thập đỏ TP.HCM sau đêm hội, được giải thích rằng: "Vì lý do tham gia nhiều công việc từ ngày 12/11/2010 tại Hà Nội nên Mai Phương Thúy chưa vào TP.HCM được".
Tuy vậy, người đẹp được mệnh danh là hoa hậu làm từ thiện nhiều nhất này không đưa ra lời bình luận về sự việc mà mình có liên đới. Mọi thông tin trao đổi về vụ việc được hẹn đến cuộc họp báo sẽ diễn ra ngày 27/11 tại TP.HCM.
Theo Vietnamnet
Thành viên Shinee khóc nức nở trên sân khấu Trong buổi họp fan mới đây tại Đài Loan, anh chàng hát chính của SHINee - Jong Hyun - đã bật khóc ngay trên sân khấu, trước mặt hàng ngàn người hâm mộ. Tuy nhiên, đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của Jong Hyun khi chứng kiến sự ủng hộ nhiệt tình của người hâm mộ với tấm băng-rôn ghi dòng...