Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp qua mạng hoàn toàn khách quan, công bằng
Đó là khẳng định của ông Phạm Xuân Tiến – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội về việc tuyển sinh đầu cấp qua mạng sắp diễn ra trên địa bàn Thủ đô. “Việc tuyển sinh đầu cấp qua mạng vừa tiện ích, công bằng, vừa đổi mới khách quan”, ông Tiến cho biết.
Xung quanh việc tuyển sinh đầu cấp và mới đây, Sở GĐ&ĐT Hà Nội đã đưa ra phương pháp tuyển sinh qua mạng đang làm dư luận khá quan tâm về vấn đề này.
PV Infonet có cuộc trao đổi với ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.
Ông Phạm Xuân Tiến
Ông Phạm Xuân Tiến cho biết: “Việc tuyển sinh qua mạng là thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Chính vì vậy, Sở GD&ĐT sẽ xây dựng phần mềm tuyển sinh trực tuyến và thực hiện trong mùa tuyển sinh đầu cấp năm 2016. Trong giáo dục rất cần phải đổi mới. Không đổi mới thì không làm được cái gì.
Chính vì vậy, việc tuyển sinh đầu cấp qua mạng vừa tiện ích, công bằng, vừa đổi mới khách quan.
Video đang HOT
Tuyển sinh qua mạng, giúp phụ huynh, học sinh biết trước được kết quả về con em của mình vào trường đó hay không. Để đảm bảo cho việc này, các trường sẽ cung cấp thông tin từ chỉ tiêu, khu vực, các điều kiện cần thiết cho việc tuyển sinh. Phụ huynh truy cập vào trang, thực hiện đăng nhập và cung cấp dữ liệu thông tin của thí sinh theo yêu cầu về công tác tuyển sinh và biết được kết quả ngay.
Ngoài ra, nhà trường sẽ có nhiệm vụ sơ duyệt, thông báo kết quả sơ tuyển. Nhà trường định ngày tuyển sinh chính thức. Phụ huynh đem hồ sơ đến để đối chiếu và cho con em làm thủ tục nhập học”.
Học sinh Hà Nội đến trường khai giảng đầu năm học mới.
Đến lúc này, dư luận đang lo sợ chuyện phụ huynh đăng kí trước cho con em mình để chiếm chỗ, ông Tiến thẳng thắn chia sẻ: “Không có chuyện thí sinh, phụ huynh đăng ký trước để chiếm chỗ, được ưu tiên trước. Những hồ sơ đăng kí trước và hồ sơ sau đều có giá trị ngang nhau. Điều quan trọng nhất là thí sinh đó có trúng tuyển hay không, nếu trúng tuyển, kể cả quá chỉ tiêu, nhà trường vẫn phải nhận bởi theo quy định, trẻ mầm non 5 tuổi phải tuyển hết trên địa bàn, học sinh 3-4 tuổi thì nhận theo số lượng.
Với cấp Tiểu học và THCS đã là cấp phổ cập nên dĩ nhiên, các trường phải nhận. Tuy nhiên, việc tuyển sinh lớp 6, nếu vượt quá chỉ tiêu so với được giao thì theo chỉ đạo chung, các quận huyện phải có trách nhiệm chỉ đạo các phường, các trường để rà soát hết các đối tượng trong độ tuổi để tuyển sinh đầu cấp. Tiếp đến là phân tuyến tuyển sinh để sao cho phù hợp nhất”.
Còn nói về những trường đặc biệt quá nhiều hồ sơ đăng kí, ông Tiến lý giải: “Những trường nếu quá nhiều hồ sơ, họ có thể phỏng vấn ngoài bởi chẳng hạn chỉ tiêu họ chỉ có 200 nhưng có 500 hồ sơ và có 300 hồ sơ có điều kiện ngang nhau thì trường không thể tuyển lấy theo thứ tự ai nộp trước, nộp sau. Những trường đó có thể tìm cách phỏng vấn để tuyển đủ chỉ tiêu và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Ông Tiến nói: “Không thể có chuyện hồ sơ ảo quá nhiều. Nếu như thế trong những năm qua, chúng tôi làm sao tuyển sinh được. Để làm được điều này, ngay từ đầu, các trường đã được phân tuyến tuyển sinh những khu vực nào, những cụm cư dân nào, nên có thể định lượng số học sinh sẽ vào trường.
Không chỉ có vậy, phần mềm này (tuyển sinh qua mạng – PV) kết nối với dữ liệu dân cư của công an thành phố quản lý. Khi phụ huynh nhập thông tin, phần mềm này cho biết người đó có hộ khẩu thuộc địa bàn hay không nên có thể bước đầu phân tuyến. Việc tuyển sinh qua mạng các Phòng giáo dục đều được trang bị máy chủ, nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn mạng. Việc tuyển sinh qua mạng, tránh tình trạng người dân chen lấn xô đẩy như trước đây. Đến thời điểm này, nhiều trường không có tên tuổi gì nhưng sĩ số lớp vẫn lên đến 60 em”.
Lý giải về tình trạng sĩ số lớp học lên tới 60 em, ông Tiến phân tích: “Đến thời điểm này có rất nhiều chung cư cao tầng và cả khu giãn dân… nên một số trường phải phình lên 60 em/1 lớp. Vì thế, việc tuyển sinh đầu cấp, theo đó cũng trở thành chủ đề nóng ở nhiều địa bàn”.
Theo ông Tiến, các vùng sâu vùng xa như Ba Vì, Mỹ Đức… phụ huynh không có điều kiện vào internet thì phụ huynh ở những địa bàn bàn này, đến ngày tuyển sinh theo lịch thông báo của nhà trường, gia đình đến nộp hồ sơ trực tiếp.
Theo infonet
Vợ bắt tôi báo hiếu bố mẹ vợ đúng hay sai?
Tôi lo cho vợ con không thiếu thứ gì, ngày sinh nhật mua quà cho vợ trị giá vài ngàn đô, nhưng báo hiếu bố mẹ một đồng vợ cũng khó chịu...
Ảnh minh họa
Tôi năm nay gần 40 tuổi, làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thu nhập hàng tháng của tôi 50 triệu đồng. Vợ kém tôi 2 tuổi, làm việc cho một cơ quan nhà nước, thu nhập mỗi tháng của cô ấy chỉ đủ tiền cho cô ấy ăn sáng và may quần áo. Chúng tôi có với nhau 2 đứa con, tôi hay phải đi công tác xa, vợ ở nhà thuê người giúp việc nên cô ấy chẳng phải làm gì nhiều, mỗi tháng tôi chuyển vào tài khoản của vợ 20 triệu chỉ để cô ấy chi tiêu hàng ngày và trả lương giúp việc. Còn mua sắm trong nhà toàn do tôi chủ động. Nhưng tháng nào cô ấy cũng hết tháng đấy, có tháng còn không đủ tiêu.
Vợ tôi tiêu khá nhiều và không có ý thức tiết kiệm, nhưng tôi cũng không phải là người khắt khe trong khoản tiền bạc, nên cũng không có ý kiến. Tôi rất yêu vợ, nên chẳng tiếc cô ấy cái gì, ngày sinh nhật, ngày lễ tôi vẫn mua quà cho vợ, có khi món quà lên tới vài ngàn đô la, tôi cũng chẳng tiếc và chẳng bao giờ tính toán với cô ấy.
Với gia đình nhà vợ tôi cũng rất thỏa mái, nếu ai có khó khăn gì cần giúp đỡ tôi đều sẵn sàng. Nhưng vợ tôi thì lại khác, cô ấy luôn nghĩ tiền tôi làm ra chỉ để phục vụ cho mẹ con cô ấy, tiền của chồng công vợ, nên lúc nào cô ấy cũng muốn kiểm soát tiền của tôi. Mỗi khi về quê hay bố mẹ tôi lên chơi, biếu vài đồng là cô ấy lại xưng xỉa, và tỏ thái độ khó chịu với tôi. Bố mẹ tôi ra chơi, ăn uống tốn kém cô ấy còn tính toán từng đồng và cằn nhằn với tôi.
Mua cho bố mẹ chiếc ti vi mới vài triệu đồng thay cho chiếc ti vi cũ đã hỏng mà vợ tôi cũng cằn nhằn và giận không thèm nói chuyện với tôi. Bố tôi ốm, tôi đưa bố đi khám bệnh vợ cũng xét nét hỏi tôi về tiền viện phí tôi trả hay bố trả. Tôi nói tôi trả là cô ấy nổi đóa lên nói tôi thiếu tôn trọng vợ, của chồng công vợ, cậy tiền làm ra muốn làm gì thì làm rồi đòi giữ thẻ ATM của tôi để kiểm soát thu nhập của tôi.
Tôi nói với vợ, tôi được như ngày hôm nay công trước tiên thuộc về bố mẹ tôi, họ đã vất vả nuôi tôi khôn lớn, cho tôi ăn học nên bố mẹ già cả đau ốm tôi phải có trách nhiệm. Lúc này cô ấy lại nói nếu tôi đòi có trách nhiệm với bố mẹ tôi thì cũng phải có trách nhiệm với bố mẹ cô ấy mới công bằng. Tôi không tiếc gì bố mẹ vợ, nhưng bắt tôi phải có trách nhiệm với bố mẹ vợ thì có đúng không?.
Theo Đất Việt
Công bằng từ yêu thương Rõ ràng chúng ta tạo ra công bằng chỉ ở mức tương đối. Khi còn nhỏ, tôi và em trai rất hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn thì phải nhường em". Đương nhiên với một đứa trẻ cách phân xử này của mẹ thật không công bằng. Tôi tìm tới bà nội. Bà nội bảo:...