Hà Nội: Tuyên dương 1.000 em học sinh giỏi tiêu biểu
Sáng 18/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức lễ “Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2018-2019″, ghi nhận và biểu dương những học sinh giỏi xuất sắc, những tấm gương tiêu biểu, cháu ngoan Bác Hồ của ngành GD&ĐT Hà Nội.
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen cho học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô. (Ảnh: Hà Nội mới)
Tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, trong năm học 2018-2019, quy mô giáo dục của Hà Nội tiếp tục ổn định và có bước phát triển mạnh.
Toàn thành phố có 2.713 trường học với 1,9 triệu học sinh, tăng 72 trường và hơn 100.000 học sinh so với cùng kỳ năm trước. Các điều kiện về cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng chuẩn hóa và hiện đại.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2018-2019, học sinh Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước với 134 học sinh đạt giải, trong đó có 11 giải Nhất. 21 đề tài của học sinh Hà Nội tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đều đạt giải, trong đó có 3 giải Nhất.
Tại buổi lễ, thành phố đã tuyên dương 1.000 em học sinh giỏi tiêu biểu.
Video đang HOT
Theo viettimes.vn
Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang "diễn"?
Giáo viên "gài" trước câu hỏi, học sinh được "phân vai" trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà... những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động" về bệnh thành tích trong giáo dục.
Với mỗi thế hệ học sinh, không lạ gì những tiết dạy và học khi có giáo viên đến dự giờ...
Không phải hiện tượng đơn lẻ
Còn bao nhiêu địa phương xảy ra sự việc như ở Hải Phòng, khi nhà trường lựa chọn học sinh tham gia tiết thi giáo viên dạy giỏi, học sinh yếu kém không được vào lớp? Trước câu hỏi này, không ít giáo viên - người trong cuộc - thành thật, đây không phải là hiện tượng đơn lẻ.
Đến nỗi, nhiều giáo viên tâm sự, nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, hay những đợt dự giờ, thao giảng. Đến hẹn lại lên, những lúc như thế thầy cô vẫn nói vui là "chuẩn bị lên thớt".
Từng có nhiều năm đi chấm thi giáo viên dạy giỏi, PGS-TS Nguyễn Hữu Hợp (khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, việc thi giáo viên dạy giỏi hiện nay mang tính chất diễn, hình thức nhiều hơn. Việc đánh giá năng lực sư phạm của một người giáo viên chỉ qua một tiết dạy thôi là việc thiếu khách quan.
Dòng tin nhắn yêu cầu học sinh không được lựa chọn phải ở nhà khi trường diễn ra hội thi giáo viên dạy giỏi.
"Thi giáo viên giỏi còn thiếu tính sư phạm khi các em học sinh làm quân xanh cho giáo viên dạy, các em phải học nói dối để khiến buổi diễn thành công"- PGS Hợp thẳng thắn.
Theo Thông tư 21 ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, khi tham gia hội thi, giáo viên sẽ báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, làm một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ...
Đặc biệt, giáo viên phải thực hành giảng dạy hai tiết trong chương trình tại thời điểm diễn ra hội thi. Giáo viên sẽ có ít nhất một tuần chuẩn bị cho tiết thực hành.
Và trong thời gian này, cả cô và trò đều khổ. Cô sẽ tất bật lên ý tưởng cho bài giảng, có người còn "gà" trước câu hỏi và câu trả lời cho học sinh. Việc này khiến thi giáo viên giỏi không còn là động lực để giáo viên phấn đấu mà trở thành một áp lực lớn và mang tính hình thức.
"Diễn" trong giáo dục là nguy hại
Từng nhiều năm giảng dạy ngành giáo dục tiểu học trong trường sư phạm, PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) chia sẻ không ít lần nghe tâm sự của các cựu sinh viên về những áp lực liên quan đến tiết dự giờ, thi giáo viên giỏi.
Theo bà, không giáo viên nào hào hứng với việc liên tục đón các đoàn đến dự giờ lớp học của mình, hay suốt ngày tham gia hết hội thi nọ, hội thao kia, vùi đầu trong sổ sách, giấy tờ hành chính.
Tuy nhiên vì thi đua, vì thành tích, đôi khi giáo viên và học sinh thực hiện theo cách đối phó, hay nói cách khác là phải "diễn". PGS Tuyết cho rằng, việc này là nguy hại với giáo dục, gây hoang phí thời gian, tâm sức và thêm gánh nặng áp lực lên vai giáo viên.
Nên bỏ thi giáo viên dạy giỏi
Theo Thạc sĩ Nguyễn Quốc Vương - nguyên giảng viên khoa Lịch sử của Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội, thi giáo viên giỏi đang trở thành thứ "tra tấn" tinh thần cho cả thầy và trò khi họ phải ôn thi, luyện thi, thi và... diễn.
Đã có thi thì phải có chấm điểm, muốn được điểm cao thì phải ôn luyện, muốn ôn luyện tốt thì lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả là một bài được cô ôn đi ôn lại với trò nhiều lần. Bản thân cô còn chán ngán nói gì tới trò.
BÍCH HÀ
Theo laodong
Cô học trò đạt danh hiệu công dân trẻ TP HCM 2018 Thành Đoàn TP.HCM vừa công bố danh sách 9 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2018 được bình chọn. Học Sinh Cao Thanh Hiếu một trong 9 gương công dân trẻ tiêu biểu 2018. Trong 9 gươngcông dân trẻ có em Cao Thanh Hiếu, học sinh trường THCS Nguyễn Du (Gò Vấp) Nhắc đến Cao Thanh Hiếu, ai cũng sẽ ngưỡng mộ...