Hà Nội: Tổ chức Giải thưởng Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo lần thứ 2
Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và trung tâm HOCMAI tổ chức xét chọn Giải thưởng “ Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 2 năm học 2017-2018.
Lễ trao Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ nhất năm học 2016-2017.
Đây là giải thưởng cao quý được với mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Đồng thời khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
Theo kế hoạch, giải thưởng được diễn ra 2 vòng: Sơ khảo và Chung khảo. Vòng chung khảo dự kiến sẽ diễn ra trong 4 ngày (15,16,17,19/10/2018). Ban Tổ chức giải thưởng thành lập Hội đồng xét duyệt từng cấp học: cấp Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT với tổng số 129 nhà giáo tham gia báo cáo.
Tại buổi xét duyệt mỗi cá nhân sẽ báo cáo những kết quả nổi bật thể hiện sự tâm huyết, sáng tạo, những ý tưởng, cách làm, kết quả nổi bật của những đổi mới, sáng tạo trong quản lý, trong dạy học, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động (giúp đỡ học sinh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi)… mà cá nhân đã đạt được trong năm học 2017 – 2018, với những minh chứng cụ thể để minh họa. Hội đồng xét duyệt sẽ phỏng vấn trực tiếp các nhà giáo.
Cơ cấu giải thưởng:
- Giải thưởng mức độ 1: Mỗi nhà giáo được thưởng 10 triệu đồng, cúp pha lê và chứng nhận;
- Giải thưởng mức độ 2: Mỗi nhà giáo được thưởng 05 triệu đồng, cúp pha lê và chứng nhận;
Video đang HOT
- Giải thưởng mức độ 3: Mỗi nhà giáo được thưởng 02 triệu đồng, cúp pha lê và chứng nhận.
- Giải phụ:
Nội dung: Nhà giáo có chuyên đề, sản phẩm khoa học: Đổi mới, sáng tạo nhất; tính Ứng dụng cao nhất; Tiềm năng nhất.
Mức thưởng: 5 triệu đồng và giấy chứng nhận.
Quà và phần thưởng do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tài trợ với tổng số tiền tài trợ 895 triệu đồng.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
"Mọc" thêm những quy định mới để làm gì?
Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội) cho rằng, các nhà quản lý giáo dục cần phải làm sao để các nhà giáo có tâm và có tài chứ không phải quản họ như những con robot trong nhà máy...
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD&ĐT) soạn thảo được lấy ý kiến từ ngày 28/9/2018. Trong đó, hành vi xúc phạm người dạy và người học có thể bị phạt tiền lên đến 20-30 triệu đồng và bị phạt 10 triệu đồng nếu có hành vi ép buộc học thêm... Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người, mức phạt này là chưa hợp lý.
Thưa TS. Vũ Thu Hương, bà nhận định thế nào về nội dung Dự thảo nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ GD&ĐT công bố?
Với một người đủ tự trọng và tôn trọng pháp luật luôn biết việc mình không được xâm phạm vào danh dự và thân thể trẻ. Luật pháp không cho phép ai xâm phạm vào danh dự và thân thể người khác nên đưa nội dung này vào luật giáo dục vừa thừa vừa gây ức chế trong giáo viên. Hơn nữa, giáo viên là công việc hết sức đặc biệt vì nó liên quan đến con người. Không có tiền bạc hay luật lệ nào khiến người ta làm việc tốt bằng chính tấm lòng và sự đam mê của họ.
TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội. (Ảnh: Y.N)
Nếu Bộ GD&ĐT không thể làm cho giáo viên của mình đam mê và tâm huyết mà chỉ điều khiển họ như những robot thì ngành thực sự đã thất bại trong việc quản lý nhân sự của mình.
Theo bà, liệu việc xử phạt thế này có hiệu quả hay không? Có phải Bộ GD&ĐT nên quy định rõ, ai sẽ phạt và ai thu tiền?
Theo tôi nghĩ điều này thực sự rất khó. Khi các trường mầm non lắp camera, trẻ vẫn bị đánh mà còn bị đánh với hình thức tinh vi hơn. Không có biện pháp nào, luật nào có thể tạo tình yêu và sự tâm huyết cho giáo viên được bằng chính những cách quản lý tôn trọng và cởi mở. Thực tế, cách quản lý kiểm soát bằng phạt tiền chỉ làm giảm hứng thú, nhiệt huyết dạy học và khiến giáo viên mệt mỏi, dẫn đến nhiều chiêu thức lách luật mà thôi.
Việc ngành giáo dục cần làm là quy định học sinh học 1 buổi/ngày, còn lại trẻ học kỹ năng sống tại các trung tâm kỹ năng, câu lạc bộ và nhà văn hóa. Chấm dứt việc đánh giá giáo viên bằng dự giờ, đánh giá bằng chính kết quả kiểm tra học sinh do các hội đồng đến kiểm tra trực tiếp. Đồng thời, đề cao và tôn vinh các giáo viên dạy trẻ kỹ năng và đạo đức, các lớp học sinh ngoan, lễ phép...
Có lẽ, quy định nên mang tính răn đe hơn là chăm chăm xử phạt phải không, thưa bà?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội): "Giáo dục là môi trường đặc thù nên các hành xử trong nhà trường cần phải lưu ý để đừng gây nên những hệ quả phản giáo dục. Một sai phạm xảy ra trước hết phải xem xét trên yếu tố giáo dục trước. Nếu mức độ nghiêm trọng thì phải xử lý hành chính. Nhưng trường hợp phải xử phạt hành chính nên để các cơ quan chức năng chứ không nên để ngành giáo dục xử phạt. Tôi nghĩ trong một nhà trường mà chỉ chăm chăm soi xét để phạt tiền cán bộ, giáo viên cũng rất khó. Nhà trường không phải đồn cảnh sát".
Một nhà giáo giỏi sẽ gửi đến học sinh thông điệp giáo dục rõ ràng và hợp lý. Thông điệp đó được học sinh tiếp nhận và thực hiện nghiêm túc. Điều này không có quy định răn đe hay xử phạt nào có thể khiến nhà giáo thực hiện được. Vì thế, điều quan trọng số một là các nhà quản lý giáo dục phải làm sao để các nhà giáo có tâm và có tài chứ không phải quản họ như những con robot trong nhà máy.
Như vậy nghĩa là, việc phạt tiền về cư xử giữa thầy và trò cần phải cẩn trọng hơn trong môi trường giáo dục của nước ta hiện nay?
Chắc chắn rồi, việc nhà quản lý giáo viên cần làm là để giáo viên cảm thấy được tôn trọng. Nghề giáo là nghề nhạy cảm, chỉ cần một hành động thiếu cân nhắc có thể gây hậu quả rất lớn cho thế hệ mai sau.
Trong khi đó, giáo dục là làm việc với con người. Đây là nghề nghiệp đòi hỏi tính nhân văn cao nhất trong các ngành nghề. Có rất nhiều giáo viên làm việc không phải vì lợi nhuận, không phải vì sự tôn vinh mà chỉ bằng chính tình yêu với trẻ, với nghề của mình. Chính vì thế, khi Nghị định này ra đời giống như một "cái tát" xúc phạm vào chính người giáo viên, biến tất cả thành tiền và đặt lên bàn cân. Người giáo viên biến thành một dạng doanh nhân kinh doanh chữ chứ không phải là nhà giáo.
Thực tế, không có thước đo nào có thể đo được hiệu quả giáo dục đạo đức mà nhà giáo đem lại cho đứa trẻ. Vậy nếu đem lên bàn cân, yếu tố giáo dục đạo đức có thể được tính là một nhân tố quyết định mức lương nhà giáo hay không? Và khi đó họ tính thế nào?
Nếu đã không thể đong đếm được những gì ta trả cho các nhà giáo, cớ gì chúng ta có quyền tính tiền để xử phạt các nhà giáo khi họ vô tình mắc sai lầm trong nghề? Tại sao các hành vi vi phạm pháp luật lại không được xử phạt đúng theo quy định mà phải "mọc" thêm một quy định mới vừa thừa lại vừa xúc phạm nhà giáo như thế?
Xin cảm ơn Tiến sỹ!
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại Thương Hà Nội): "Theo như tôi thấy, Nghị định chưa rõ ràng, không có căn cứ để phạt hay đưa ra các mức phạt. Đồng thời, trong dự thảo Điều 9 quy định phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên là có vấn đề. Tôi nghĩ, thế này nghĩa là cho hiệu trưởng quyền sinh quyền sát với giáo viên, thích cho ai dạy thì được dạy, nếu trái ý là cắt "cần câu cơm"?
Tôi nghĩ, quan trọng là căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định này? Dự thảo cũng phải có căn cứ. Trong khi đó, những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo như làm bài hộ hoặc trợ giúp thí sinh làm bài, thi thay hoặc thi kèm, thậm chí làm luận văn, luận án tốt nghiệp thuê... cũng chỉ bị phạt tiền trong khi đáng ra phải đuổi khỏi ngành. Như thế khác gì chạy án công khai đâu?".
Theo baoquocte
Tôn vinh nhà giáo tâm huyết với nghề Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ nhà giáo không ngừng nỗ lực để đáp ứng yêu cầu trong dạy và học. Có thầy giáo, cô giáo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đem cái chữ đến cho học trò. Để động viên, tôn vinh những tấm gương tiêu biểu của ngành, tổ chức công đoàn đã triển khai...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
Netizen
19:16:59 24/04/2025
LHQ cảnh báo tình trạng gia tăng các dịch bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine
Thế giới
19:06:08 24/04/2025
Mạo danh cán bộ phường ở Sóc Trăng gạ người dân mua vé xem xiếc
Pháp luật
18:52:58 24/04/2025
Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao
Xe máy
18:50:20 24/04/2025
Triệu Lộ Tư bị xếp vào nhóm nghệ sĩ nhiều rủi ro
Sao châu á
18:05:44 24/04/2025
Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt
Sao thể thao
17:41:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm
Phim việt
17:32:20 24/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều vừa ngon lại thanh mát, cân bằng dinh dưỡng
Ẩm thực
17:27:08 24/04/2025
Phim Hàn ăn khách 'A Shop for Killers 2' trở lại với dàn diễn viên mới
Hậu trường phim
17:23:00 24/04/2025
Gợi ý tủ đồ gợi cảm cho nàng đi biển ngày hè
Thời trang
17:16:23 24/04/2025