Hà Nội tiếp tục rà soát lại quy hoạch các trường học
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong thời gian tới, Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, các đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát lại quy hoạch các trường học trên địa bàn, đảm bảo phù hợp sự phát triển của thành phố.
ảnh minh họa
Năm 2012, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu và các chỉ tiêu về trường học đảm bảo cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, các chương trình, đề án, dự án đầu tư phù hợp, đồng thời đề xuất các giải pháp phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển quy hoạch mạng lưới trường học Thủ đô.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội và các đơn vị tư vấn quy hoạch, Nhà đầu tư nghiên cứu cân đối hạ tầng đô thị (trong đó có trường học) tại các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn và khớp nối với quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030, các quy định hiện hành về các cơ sở giáo dục đào tạo.
Video đang HOT
Như vậy, có thể khẳng định việc quy hoạch các trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung là phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, phù hợp quy hoạch và các quy định liên quan.
Tuy nhiên trên thực tế có những nhà đầu tư chậm triển khai hạng mục trường học thuộc các dự án được giao gây bức xúc trong xã hội. Vấn đề này cũng đã được UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan đôn đốc các nhà đầu tư sớm triển khai các hạng mục dự án trường học theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.
Để tạo chủ động cho UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, năm 2015, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 6495/QĐ-UBND, ủy quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã cấp giấy phép quy hoạch, chấp thuận tổng mặt bằng, chấp thuận phương án kiến trúc công trình đối với các dự án an sinh xã hội (trong đó có trường học) thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách quận, huyện, thị xã.
Theo Giaoducthoidai.vn
TS Vũ Thu Hương: Có hiện tượng bố mẹ làm bài hộ con để lấy điểm cộng
Theo Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT mà Bộ GDĐT mới công bố, sẽ bỏ quy định sở GDĐT cộng điểm khuyến khích cho thí sinh khi tuyển sinh vào lớp 10.
TS Vũ Thu Hương. Ảnh: Nhật Minh
Cùng với một số cuộc thi văn hóa cấp tỉnh/TP, cuộc thi năng khiếu, điểm thi nghề phổ thông sẽ không được cộng điểm khuyến khích như trước.
Đánh giá về dự thảo này, TS Vũ Thu Hương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết:
- Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn. Bất cứ học sinh nào giỏi một bộ môn thì không thể đại diện cho tất cả các bộ môn được học trong trường. Quy định được cộng điểm khuyến khích cũng khiến việc học tập của học sinh trở nên quá tải, nặng về kiến thức và yếu kém về thực hành.
Tôi nghĩ chủ trương này còn đem lại sự công bằng cho tất cả các trẻ. Tôi biết có trường hợp, bố mẹ đã làm bài hộ con, sáng chế hộ con để đem đi thi và giật các giải, với hy vọng được ưu tiên trong tuyển sinh đầu cấp.
Trong những trường hợp này, rõ ràng sự thiếu công bằng và có tác dụng rất xấu đến đứa trẻ. Giáo dục cần được tiến hành minh bạch chứ không phải gian dối như vậy.
Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức thi học sinh giỏi và thi nghề phổ thông. Đánh giá chủ trương là đúng, nhưng theo Tiến sĩ cần có lộ trình thực hiện ra sao để học sinh và phụ huynh được chủ động?
- Tôi nghĩ cần có sự công bố sớm từ đầu năm học để học sinh và giáo viên quen dần với việc này. Những kỳ thi nào không được xét tính điểm cũng được công bố rộng rãi. Việc này sẽ giúp học sinh và phụ huynh hiểu, lựa chọn phương án học phù hợp cho con, giảm áp lực với trẻ.
Còn hiện nay đã là giữa năm học, những kỳ thi trẻ đã tham gia rồi và có kết quả cao, tôi nghĩ nên xem xét cộng điểm cho các cháu, tránh gây ra bức xúc cho phụ huynh và học sinh.
Nếu bỏ cộng điểm, số lượng học sinh đăng ký tham gia học nghề ở bậc phổ thông và các cuộc thi khác có thể giảm. Theo TS, cách nào để hài hòa giữa mục tiêu khuyến khích học nghề, giúp định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông, mà vẫn giảm được áp lực học hành cho học sinh?
- Định hướng nghề nghiệp là việc quan trọng bắt buộc. Theo tôi, để các học sinh được đào tạo nghề một cách đúng đắn và đầy đủ, nhất thiết phải đưa việc học nghề vào trong các môn học của nhà trường và có chế độ đánh giá giống như các môn học khác. Khi đó, các học sinh sẽ học hành nghiêm túc và coi trọng những môn học này.
Để việc này có thể diễn ra thuận lợi, nhất thiết phải có sự phối hợp giữa các trường phổ thông, trường dạy nghề với các cơ sở sản xuất. Việc này nên tiến hành linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, từng trường. Như vậy, việc đào tạo nghề cho học sinh vẫn sẽ được tiến hành nghiêm túc góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em.
- Cảm ơn Tiến sĩ đã !
Theo Laodong.vn
Hòa Bình nhân rộng mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy" Sở GD&ĐT Hòa Bình vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tăng cường triển khai mô hình "Nhà trường an toàn không có ma túy". ảnh minh họa Theo đó, nhấn mạnh yêu cầu lưu ý công tác tuyên truyền; việc triển khai nhân rộng mô hình phải được cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng...