Hà Nội thống nhất tăng học phí từ 1/1/2016
Mức học phí khu vực thành thị tăng từ 40.000 đồng lên 60.000 đồng/tháng, nông thôn tăng từ 20.000 đồng lên 30.000 đồng/tháng.
Chiều 2/12, 100% đại biểu dự kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 của thành phố Hà Nội.
Mức thu học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập năm học 2015-2016 được áp dụng: Khu vực thành thị tăng từ 40.000 đồng lên 60.000 đồng/tháng/học sinh. Khu vực nông thôn tăng từ 20.000 đồng lên 30.000 đồng/tháng/học sinh. Khu vực miền núi trước không thu nay thu 8.000 đồng/tháng/học sinh.
Mức trên áp dụng cho các cấp học Nhà trẻ, Mẫu giáo, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên cấp THCS, Giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Học sinh tiểu học trong giờ ăn trưa. Ảnh: Thành Long.
Đây là mức thu thấp nhất trong khung học phí của Chính phủ tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao thực hiện theo Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND, ngày 17/7/2013, của HĐND TP về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn thủ đô.
Việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2/10/2015, của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Riêng đối với đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo của Thành phố.
Từ năm học 2016-2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm của thành phố. Các trường công lập chất lượng cao sẽ được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND thành phố phê duyệt.
Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp vẫn được giữ nguyên theo mức mà các trường đã thu cho năm học 2015-20016, song phải công bố cho cả khóa học.
Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội, HĐND Hà Nội đánh giá mức thu học phí mới là phù hợp. Tuy nhiên, do con em các hộ dân miền núi sẽ không được hỗ trợ học phí theo quy định mới nên Ban Văn hóa Xã hội đề nghị thành phố, các huyện làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích chính sách mới về học phí và hỗ trợ chi phí học tập.
Video đang HOT
Theo Zing
'Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học'
Đó là ý kiến của ông Bùi Hồng Quang - Phó vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT - khi trả lời về chính sách mới về học phí, miễn giảm học phí.
- Nhiều chuyên gia cho rằng, chất lượng đào tạo đại học còn hạn chế một phần nguyên nhân vì mức học phí còn rất thấp và mang tính chất đại trà. Việc tăng học phí có đồng nghĩa tăng chất lượng đào tạo, thưa ông?
- Thực hiện thông báo Kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công" trong lĩnh vực giáo dục đã nhấn mạnh "Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua gía, phí dịch vụ"
Quan điểm xây dựng học phí đối với giáo dục đại học chia làm 2 nhóm trường:
Đối với các cơ sở giáo dục đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ): Học phí được xây dựng theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể, đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp;
Đến năm 2018: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý;
Đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Tiền Phong.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị chưa tự chủ), mức thu học phí tăng dần hàng năm khoảng 10%. Do vậy, khả năng bù đắp chi phí đào tạo còn thấp. Tính trung bình đến năm học 2019-2020, mức học phí mới đáp ứng được một phần chi phí đào tạo, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp phát.
Trong điều kiện hiện nay, kinh tế khó khăn, việc làm và thu nhập của người dân còn thấp nên không thể tăng đại trà học phí mà việc xây dựng học phí lần này chưa tính đến tăng đồng loạt để bù đắp chi phí.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có học phí. Ngoài ra, đối với các trường công lập, học phí chỉ là nguồn thu của cơ sở giáo dục. Trên thực tế những năm trước đây và đến hiện nay, về cơ bản, Nhà nước vẫn đảm bảo hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo hoạt động giáo dục, giảng dạy của các cơ sở giáo dục được diễn ra bình thường, đảm bảo chất lượng.
- Nếu so với tốc độ tăng học phí thực hiện từ năm 2010-2014 theo Nghị định 49, mức tăng học phí mới thế nào và dựa trên cơ sở nào?
- Khung học phí mới đối với giáo dục mầm non, phổ thông được xây dựng dựa trên chỉ số giá tiêu dùng. Học phí giai đoạn 2016-2020 vẫn tăng theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm, giống nguyên tắc trước đây quy định tại nghị định 49.
Mức học phí cụ thể sẽ do các địa phương ban hành để phù hợp thu nhập của người dân tại địa phương mình giống như trước đây.
Mức học phí đại học chương trình đại trà tại trường chưa thực hiện tự chủ, tốc độ tăng hàng năm là 10%. Mức tăng này được xây dựng dựa trên mức tăng chỉ số giá trung bình của cả giai đoạn 2010-2015, và chậm hơn so với giai đoạn 2011-2015 (trước đây Nghị định 49 tính trung bình khoảng là 20%/năm).
Mức học phí đại học đối với các trường thực hiện tự chủ được xây dựng dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí và theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16 của Chính phủ.
- Bộ trưởng GD&ĐT từng chỉ đạo quyết liệt xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật với từng ngành nghề đào tạo? Việc này được thực hiện đến đâu và có được thể hiện ở chừng mực nào đó trong quy định học phí mới theo ngành nghề đào tạo?
- Bộ GD&ĐT đã hoàn thành Đề án xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và đang gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành. Kết quả của Đề án đã được sử dụng để xây dựng cơ chế chính sách của ngành trong thời gian qua.
Cụ thể, đã sử dụng để xây dựng Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Sử dụng trong việc tính toán khung học phí đại học cho khối các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo.
Đề xuất mức chi cho hoạt động giảng dạy và học tập từ ngân sách chi thường xuyên cho hoạt động giáo dục là tối thiểu 25% (trước đây QĐ 59 của Thủ tướng Chính phủ quy định 20%). Tuy nhiên hiện trong thời kỳ ổn định ngân sách, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới cho giai đoạn 2017-2020 sẽ tham khảo đề xuất này.
- Từ năm học 2015-2016, nhiều trường đại học được thực hiện đề án tự chủ tài chính theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt? Mức học phí của các trường này so với mặt bằng học phí chung thế nào? Bộ GD&ĐT có đánh giá được tác động của chính sách học phí mới lên người học hay không?
- Từ năm học 2015-2016, một số trường đại học sẽ thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ hoạt động (bao gồm cả tự chủ về tài chính) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, mức học phí của các trường này tính trung bình gấp khoảng trên 2 lần so với các trường chưa tự chủ.
Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học so với trước đây vì các lý do:
Học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, và vẫn do địa phương quy định đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây.
Học phí đại học chương trình đại trà tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2015 (trước đây khoảng 20%/năm).
Các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần học phí có cao hơn mức học phí các trường áp dụng hiện nay. Tùy tình hình cụ thể các trường xác định mức học phí phù hợp để một mặt nâng cao chất lượng đào tạo nhưng mặt khác đảm bảo được mức chi trả của người dân. Đến nay đã có 11 trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, vẫn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như trước đây.
Theo Zing
Dạy tích hợp sẽ đi về đâu? Điều kiện thiết yếu để giảng dạy tích hợp như đội ngũ giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị nên chưa biết tích hợp sẽ đi về đâu! Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết giảng dạy liên môn, tích hợp đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Thế nhưng, cách làm...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng, Hòa Minzy hạnh phúc vì được gặp Chủ tịch nước
Sao việt
23:03:56 16/04/2025
Diễn viên Thanh Hương khoe vòng 1 đốt mắt, không ngại lép vế khi 'Nam tiến'
Hậu trường phim
23:01:18 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
'Nữ hoàng Kpop' BoA công khai những góc khuất đằng sau ánh hào quang
Sao châu á
22:20:28 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng
Pháp luật
22:01:24 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
Thế giới
22:01:05 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.1): Tam quan lệch lạc, khán giả bỏ chạy giữa chừng
Phim châu á
19:59:01 16/04/2025