Hà Nội: Thay đổi thời gian nhận hồ sơ chuyển trường
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo lịch thay đổi thời gian nhận hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT. Theo đó, từ ngày 29/12/2011 đến ngày 5/1/2012, các trường THPT trên địa bàn TP sẽ nhận hồ sơ chuyển trường của HS chuyển đến.
Theo trong thời gian này các trường có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận, hoàn thiện hồ sơ chuyển trường cho những học sinh (HS) có nhu cầu chuyển đi.
Biên bản xét duyệt và danh sách HS chuyển đến tại đơn vị mình sẽ được nộp về Sở GD-ĐT để làm thủ tục xét duyệt theo quy định. Kết quả xét duyệt được công bố tại trường trong hai ngày 19 và 20/1/2012.
Đối với những HS chuyển từ các tỉnh, TP khác về Hà Nội, Sở yêu cầu, nếu là HS chuyển đến các trường THPT công lập thì phải có điều kiện: HS hoặc cha, mẹ, hoặc người giám hộ phải có hộ khẩu thường trú, hoặc quyết định điều động công tác của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trường hợp HS hoặc cha, mẹ, hoặc người giám hộ có hộ khẩu tạm trú thì chỉ được chuyển đến các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn TP.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội thì hồ sơ chuyển trường bao gồm: Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của hiệu trưởng nhà trường nơi đến; bảng kết quả học tập; bản sao giấy khai sinh; giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10…
Bên cạnh đó, HS đang học ở các trường ngoài công lập không được chuyển đến các trường công lập. Sở GD-ĐT cũng nhấn mạnh: “Không lợi dụng việc chuyển trường để làm thay đổi kết quả học tập và rèn luyện của HS hoặc buộc HS phải chuyển trường”.
Video đang HOT
Theo DT
Khi teen biến lớp học thành "địa bàn" để làm việc riêng
Lớp học là nơi để chúng ta tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, hiện nay nó không chỉ dùng để dạy và học nữa, mà thay vào đó nhiều teen đã biến lớp học thành "địa bàn" cho những hoạt động riêng của mình.
Khi lớp học dành để ngủ
Việc quy định một học sinh THPT không được nghỉ quá 45 buổi trong một năm học đã buộc teen phải thường xuyên đến lớp và đi học đầy đủ. Khá nhiều teen với thói quen thức khuya để online tán gẫu, chát chít hoặc học bài,... đã để lại hậu quả cho hôm sau là đến lớp với đôi mắt thâm quầng và bộ dạng ngái ngủ. Thế nhưng cũng phải gượng người đến lớp để không bị đánh dấu là vắng học trong sổ điểm và teen còn có thể tha hồ ngủ bù cho đêm qua.
Tuấn (18t) nói: "Mình mới là sinh viên năm nhất được 1 tháng. Vì nhà xa nên mình phải trọ học và tất nhiên là không bị bố quản chuyện thời gian nữa. Buổi tối, mình tha hồ chơi game, ngủ muộn. Lên lớp thì thầy cô cũng không kiểm tra bài cũ, hay gọi lên bảng hỏi bài. Mình chỉ đến đó ngủ chờ tới khi nào cô điểm danh xong là về."
Teen thường nghĩ rằng, việc mình ngủ trong lớp không gây ồn ào, không làm ảnh hưởng tới ai nên cũng chẳng có vấn đề gì cả. Thế nhưng, việc bạn ngồi trong lớp không nghe thầy cô giảng bài mà lại ngủ là thể hiện sự thiếu tôn trọng. Teen thử nghĩ xem nhé! Nếu mình ở vị trí đứng trên bục giảng nói mà ở dưới học sinh ngủ gật thì cảm giác ức chế vô cùng, tinh thần dạy học cũng bị giảm đi rất nhiều. Quan trọng hơn là khi ngủ, teen không thể tiếp thu được kiến thức bài học. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học của chính chúng ta mà thôi.
Kinh doanh
Cuộc sống ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường khiến xã hội trở nên sôi động và nhộn nhịp hơn. Teen cũng vậy, ngày càng năng động. Vì thế không có gì phải ngạc nhiên khi có rất nhiều bạn ở lứa tuổi chúng mình đã có những cửa hàng hoa hay cửa hàng phụ kiện nho nhỏ cho riêng mình. Hoặc là những ngày lễ 8/3, 20/10 các bạn rủ nhau đi bán hoa. Và lớp học cũng được teen tận dụng làm địa điểm kinh doanh. Có thể nói, ở đây teen có thể tận dụng được tối đa các mối quan hệ từ thân thiết cho đến dạng quen sơ sơ. Nhất là với những bạn khéo tay một chút biết làm các đồ gọi là handmade. Ban đầu chỉ là tặng bạn bè, sau đó thì thấy nhiều người thích, teen bắt đầu nảy ra ý định làm và bán ngay trong lớp học của mình, sau đó là mở rộng ra các lớp khác nữa. Hay là việc teen nhận hàng từ công ty với giá rẻ rồi tự đi bán lại cũng vậy.
Trang (16t) cho hay: "Lớp mình cũng có một số bạn tự làm đồ handmade đem tới lớp bán lại cho các bạn khác. Ai thích thì có thể mua. Ban đầu thì các bạn rất thích. Nhưng rồi sau đó, bạn này thì bảo là sao mà đắt thế, bạn cùng lớp thì cho nợ trả sau nhưng mãi không lấy được tiền. Nhiều thứ khác dẫn tới hai bạn cãi nhau, rồi chia bè phái trong lớp làm cho không khí học tập của lớp khá là nặng nề."
Nói một cách khách quan thì việc teen có thể kiếm tiền bằng chính sức lao động và sự khéo léo của mình là rất đáng học tập, hoan nghênh. Thế nhưng teen cũng không nên để ảnh hưởng tới học tập của mình và cố gắng làm sao tránh việc sứt mẻ tình cảm bạn bè. Khi teen bán hàng trong lớp sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, lời qua tiếng lại gây bất đồng quan điểm, dẫn tới mất đoàn kết trong tập thể. Nhiều khi nhà trường cũng như thầy cô nghiêm khắc đã cấm tình trạng này diễn ra ở trong lớp vì muốn teen tập trung vào học tập.
Và để đúng nghĩa với từ lớp học thì teen có thể hẹn bạn đến nhà mình chơi hoặc là công viên hay ở một địa điểm nào thích hợp để kinh doanh thì sẽ vẹn cả đôi đường đấy teen à.
Tán gẫu
Mặc dù bây giờ gần như teen nào cũng có điện thoại, ở nhà có internet, nhắn tin, online nói chuyện với nhau là khá dễ dàng. Thế nhưng, mỗi khi tới lớp, teen vẫn còn vô số thứ để "buôn". Con trai thì bóng đá với phim ảnh võ thuật, con gái thì xung quanh chuyện quần áo, diễn viên Hàn Quốc bất kể đó là trong giờ học hay giờ ra chơi.
Trong một tiết học 45 phút, đảm bảo thầy cô giáo phải rất nhiều lần nhắc nhở chúng ta trật tự, nhưng chỉ được mấy phút sau "đâu lại vào đấy" ngay.
Tú (17t) cho hay: "Thực ra, khi "tám"chuyện trên mạng thì toàn những chuyện đâu đâu ấy. Nhưng ngồi với nhau mới thấy có nhiều chuyện để nói. Hết chuyện này lại có chuyện khác. Mà ngồi đông đông nữa thì thôi rồi. Chắc là có buôn cả ngày cũng không hết được." Việc chúng ta hòa đồng cùng mọi người tán gẫu không có gì là xấu cả. Bởi nó giúp cho mọi người thân thiện hơn, hiểu nhau hơn. Nhưng vấn đề là chúng ta nói khi nào và ở đâu? Hơn nữa, khi nói chuyện chúng ta cũng sẽ không thể nghe bài giảng được, như thế thì sẽ không hiểu bài đâu.
Tâm sự chuyện yêu
Với những teen nhà ở xa nhau hoặc bị bố mẹ cấm đoán chuyện tình yêu thì lớp học là một điểm lí tưởng, điều này đang diễn ra khá phổ biến trong trường học. Không phải mất thời gian đi lại hay hẹn nhau ở quán xá tốn kém. Chỉ cần lên lớp là gặp được nhau và thoải mái tâm sự. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều cặp đôi biến lớp học thành nơi hẹn hò cho mình. Chuyện tình cảm sẽ không có gì phải bàn nếu cả hai tập trung học hành và không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, nhất là khi cả hai giúp nhau cùng tiến bộ. Nhưng không ít bạn đã quá vô tư thổ lộ tình cảm của mình trước mặt các bạn khác làm mất đi hình ảnh thanh lịch, trong sáng của lứa tuổi teen.
Xưa nay, mọi người thường rất coi trọng những nơi như lớp học, vì đó là nơi các thầy cô truyền thụ kiến thức và dạy ta Văn - Lễ - Nghĩa. Thế nên, đừng biến tướng lớp học thành nơi mang ý nghĩa khác nhé teen!
Theo PLXH
Bài giảng đạo đức "cười ra nước mắt" của 1 trường THPT Hải Phòng Nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên "Tập bài giảng đạo đức" dành cho học sinh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) có nhiều nội dung ngô nghê, kiến thức sai trầm trọng. Chị L. (Kiến An, Hải Phòng) có con gái năm nay bước vào lớp 10 tại trường THPT...