Hà Nội: Tết 2016 mới có đường sắt trên cao
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ để tháng 12/2015 đưa tuyến đường sắt nội đô trên cao Cát Linh – Hà Đông vào vận hành thương mại. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sau khi đi kiểm tra tiến độ thi công dự án trên vào sáng 28/12.
Vướng đủ đường
Thay ngay nhà thầu không đủ năng lực Ngày 27/12, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm tiến độ tại dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (đoạn Nhổn – ga Hà Nội). Theo đó, thành phố yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội kiên quyết thay thế nhà thầu nếu không đủ năng lực, không bảo đảm tiến độ. Đặc biệt, phải nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra chậm trễ trong việc triển khai thi công gói thầu số 5.
Tại buổi họp về tiến độ dự án, báo cáo với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Hữu Thắng (Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam) cho biết, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã bị chậm kế hoạch từ 3 đến 8 tháng so với tiến độ tổng thể chung. Vướng nhất là giải phóng mặt bằng, hiện nay mới giải tỏa được 9/13km chính tuyến và 23ha khu vực depot (trung tâm điều hành, quản lý, nhà kho…). Công tác khảo sát thiết kế đến nay cũng còn chậm do chậm giải phóng mặt bằng nên tổng thầu không thể khoan khảo sát địa chất lấy số liệu thiết kế.
Nhiều “điểm nghẽn” về giải phóng mặt bằng đã được các bên liên quan chỉ ra như điểm ga Cát Linh (cũng là điểm đầu dự án), điểm ga Thái Hà, khu vực chợ tạm Ngã Tư Sở; đường nhánh ra vào khu depot và khu vực nghĩa trang Vân Nội thuộc quận Hà Đông…
Theo ông Nguyễn Trường Sơn (Phó chủ tịch UBND quận Hà Đông), quận Hà Đông phải giải tỏa 38ha nhưng đến nay mới làm xong 33ha mặt bằng sạch bàn giao cho chủ đầu tư. “5ha còn lại là khu depot và nghĩa trang Vân Nội, chúng tôi cố gắng sẽ đền bù giải tỏa ngay trước Tết Âm lịch này”, ông Sơn cho hay.
Nhân lực vận hành cho dự án cũng đang chậm so với kế hoạch. Dù Cục Đường sắt Việt Nam đã phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội thông báo tuyển nhân sự theo tiêu chuẩn của tổng thầu nhưng hết thời hạn mới chỉ tuyển được 20/48 nhân sự. “Chúng tôi đã xin ý kiến hạ bớt tiêu chuẩn tuyển dụng để tìm nhân sự đưa đi đào tạo phục vụ vận hành dự án sau này”, ông Nguyễn Hữu Thắng cho biết.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ bởi giải phóng mặt bằng. Ảnh: Việt Nguyễn.
Video đang HOT
Tăng năng lực vận tải hành khách công cộng
Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT, chủ đầu tư là Cục Đường sắt Việt Nam và tổng thầu EPC Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc bằng mọi giá hoàn thành giải phóng mặt bằng các hạng mục vướng mắc chậm nhất trong quý I/2014 để đẩy nhanh tiến độ dự án, vận hành thử vào tháng 9/2015 và vận hành thương mại vào tháng 12/2015. Phó Thủ tướng cho rằng, dù chỉ dài 13km, nhưng tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông là trục chính của thành phố, lượng lưu thông khoảng 1 triệu người/ngày nên cần sớm đưa dự án này vào vận hành, tăng năng lực lưu thông cửa ngõ phía Tây Hà Nội để giảm ùn tắc.
Đối với Cục Đường sắt Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng hoàn thành hồ sơ mời thầu thiết bị toa xe. Trong đó, lưu ý vấn đề chất lượng, nhất là kiến trúc, cảnh quan, nội, ngoại thất của phương tiện, bảo đảm mô hình vận tải văn minh, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: “Đây là 1 trong 8 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội có ý nghĩa rất lớn giảm ùn tắc giao thông. Muốn hạn chế được phương tiện cá nhân thì phải tăng năng lực phương tiện công cộng”.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt này sẽ có trục đôi khổ đường 1,435m, cho phép tàu chạy trên cao với tốc độ thiết kế 80km/h. Mỗi đoàn tàu được tổ chức chạy 4 toa xe, tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến, năng lực vận chuyển tối đa 28.500 khách/giờ/hướng.
Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị Theo phê duyệt Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 8 hệ thống đường sắt đô thị (hiện nay 5 tuyến đang trong giai đoạn nghiên cứu, 3 tuyến đang được triển khai xây dựng). Tuyến số 1: Ngọc Hồi – Yên Viên – Như Quỳnh; Tuyến số 2: Nội Bài – Trung tâm thành phố – Thượng Đình; Tuyến số 3: Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai; Tuyến số 4: Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh; Tuyến số 5: Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc; Tuyến số 6: Nội Bài – Khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi; Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới phía Tây Nhổn – Vân Canh – Dương Nội; Tuyến số 8: Cổ Nhuế – Vành Đai 3 – Lĩnh Nam – Bát Tràng – Dương Xá.
Theo Lê Minh
Cuối 2015, đường sắt trên cao HN sẽ hoạt động
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm 2015. Trong khi đó, tiến độ dự án ký kết với nhà thầu Trung Quốc sẽ khai thác vào quý 2/2015.
Ngày 12/11, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức cuộc toạ đàm trực tuyến về "Tiến độ và chất lượng các công trình giao thông trọng điểm".
Tại cuộc tọa đàm, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP Hà Nội trả lời về công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.
Cụ thể, nhiều ý kiến băn khoăn, dự kiến đến tháng 11/2013 bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư, tuy nhiên, dự án hiện đang vướng ga Cát Linh, quận Thanh Xuân và Đống Đa, vậy TP Hà Nội phối hợp giải quyết tình trạng ấy như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường (Ảnh VGP)
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công vào tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư gần 8.770 tỉ đồng. Tuyến đường có chiều dài hơn 13 km, đi trên cao thuộc trục đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) - Hào Nam (quận Đống Đa). Đoàn tàu gồm 6 toa hoặc 8 toa có sức chuyên chở từ 2.028-2.110 người với tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ lữ hành là 35 km/giờ. Thời gian khai thác dự kiến từ 5h-23h mỗi ngày với tần suất tối đa 2 phút/chuyến.
Tại cuộc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, về tiến độ dự án tổng thể ký kết với nhà thầu Trung Quốc, dự án này sẽ đưa vào khai thác thương mại vào quý 2/2015.
"Tuy nhiên, vừa rồi chúng tôi rà soát lại thấy rằng hiện nay mặt bằng bàn giao cho nhà thầu bị chậm khoảng 6 tháng. Chúng tôi làm việc và đề nghị thành phố Hà Nội trong năm nay xử lý xong mặt bằng cho nhà thầu", ông Trường cho hay.
Thứ trưởng đề nghị tạo điều kiện thời gian thi công cho nhà thầu. "Bởi nếu không đáp ứng được thời gian thi công đặc biệt vào ban đêm, phải điều chỉnh một số tuyến giao thông để phục vụ cho nhà thầu thì mới kịp", ông Tường nói.
Mặc dù dự kiến ban đầu là quý 2/1015 đưa vào khai thác, nhưng tại buổi tọa đàm Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng: "Dự án Cát Linh-Hà Đông sẽ là tuyến đường sắt trên cao đầu tiên, chúng ta đi vào hoạt động vào cuối năm 2015".
Cũng tại buổi tọa đàm, ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP Hà Nội cho biết, dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông hết sức quan trọng, dự kiến là tháng 11/2013 xong công tác giải phóng mặt bằng.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào khai thác vào cuối năm 2015 (Ảnh: Người Lao Động)
Tuy nhiên, theo ông Thiều, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng trên tuyến này hết sức khó khăn, khối lượng nhiều.
Lý do, chủ đầu tư mới bàn giao lại các chỉ giới, mốc giới giải phóng mặt bằng một số tuyến ga trên cao và một số tuyến ga trên địa bàn 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa. Sau khi bàn giao xong, quận còn phải điều tra, kiểm đếm, lên phương án cả lộ trình nên cần có thời gian.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng làm việc với chủ đầu tư và Bộ GTVT để xác định lại phần kiến trúc, ấn định lại chỉ giới giải phóng mặt bằng, tổ chức lại công tác giải phóng mặt bằng. Vấn đề tái định cư cũng hết sức khó khăn, khối lượng điều tra, kiểm đếm tại ga Cát Linh rất nhiều.
Theo ông Trưởng ban bhỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, phần đường tránh tại Hà Đông, trình tự thủ tục và những vấn đề về thu hồi đất, xử lý điều kiện giải phóng mặt bằng hết sức khó khăn...
"Trong tháng 11 này là không xong được và chúng ta làm dần, cố gắng nhanh nhất tuyến Cát Linh Hà Đông", ông Thiều nói.
Đối với dự án Cát Linh-Hà Đông, chúng tôi mong muốn Hà Nội có những giải pháp tích cực hơn. Vừa rồi Chủ tịch TP Hà Nội nêu rất rõ, ví dụ việc tái định cư không nhất thiết phải xây dựng một khu tái định cư mới, có thể đưa vào các dự án tái định cư đã có để giải phóng ngay. Di dời mồ mả cũng không nhất thiết xây dựng một nghĩa trang mới mà đưa vào các nghĩa trang đã có thì cũng giúp đẩy nhanh tiến độ. Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Theo Khampha
Đặc công "Đặc biệt Việt Bắc" Bất kể nắng mưa, những chiến đấu viên của Tiểu đoàn Đặc công 20 vẫn khổ luyện, để đạt đến trình độ "xuất quỷ nhập thần" đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Phá ngói bằng đòn "Cương đao". Tiểu đoàn nhiều năm liền là đơn vị quyết thắng, huấn...