Tranh “Em Thúy” thành bảo vật quốc gia
Tác phẩm “Em Thúy” của họa sỹ Trần Văn Cẩn là một trong số 37 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 37 bảo vật quốc gia (đợt 2) cho các hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có nhiều hiện vật là những tác phẩm hội họa nổi tiếng như bức tranh: “ Vườn Xuân Trung Nam Bắc” của họa sỹ Nguyễn Gia Trí, tranh “Hai thiếu nữ và em bé” của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, tranh “Em Thuý” của họa sỹ Trần Văn Cẩn…
Các hiện vật, nhóm hiện vật bao gồm: Trống đồng Đền Hùng; Trống đồng Cẩm Giang I; Mộ thuyền Việt Khê; Thạp đồng Hợp Minh; Bộ khoá đai lưng bằng đồng; Chuông chùa Bình Lâm; Chuông chùa Vân Bản; Tượng Phật A Di Đà; Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay; Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc…
Bên cạnh đó, xuất hiện một lượng lớn hiện vật thuộc văn hóa Chămpa và văn hóa Óc Eo như: Tượng Avalokitesvara, Tượng Phật Bình Hoà, Tượng Phật Sa Đéc, Tượng Nữ thần Durga, Tượng Avalokitesvara…
Nhóm hiện vật này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là Bảo vật quốc gia như: tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước…
Có nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng trong số 37 bảo vật quốc gia vừa được công nhận
Cụ thể 37 hiện vật bao gồm:
1. Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
2. Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
3. Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Thạp đồng Hợp Minh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái).
5. Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
6. Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
7. Bia “Xá Lợi Tháp Minh” (Niên đại: năm 601, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh).
Video đang HOT
8. Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
9. Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
10. Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
11. Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
12. Chuông chùa Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
13. Chuông chùa Vân Bản (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
14. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
15. Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
16. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
18. Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
19. Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
20. Bộ chân đèn và lư hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).
21. Vạc đồng (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
22. Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh).
23. Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
24. Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
25. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
26. Tượng động vật Dốc Chùa (Văn hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).
27. Tượng Phật Bình Hòa (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
28. Tượng Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
29. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp).
30. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
31. Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
32. Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
33. Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
34. Tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh).
35. Tranh “Hai thiếu nữ và em bé” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
36. Tranh “Em Thúy” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Cẩn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
37. Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ. Em ngồi trên ghế mây, hai tay đặt trên đùi và mặc quần áo ở nhà đơn giản màu trắng. Em bé có mái tóc ngắn, hai con mắt mở to trong sáng cùng nét mặt thơ ngây. Bức tranh được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20.
Theo Khampha
10 chiến dịch khó tin trong lịch sử Việt Nam
Trước khi hứng chịu thất bại nặng nề, lực lượng đối phương không thể tin nổi những chiến dịch như vậy có thể diễn ra ...
Trước khi tử trận trên sông Bạch Đằng năm 938, Lưu Hoằng Tháo không thể tưởng tượng ra việc quân dân người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo sẽ tận dụng quy luật thủy triều để biến những bãi cọc ngầm cắm dưới lòng sông thành thứ vũ khí hủy diệt có sức mạnh kinh hồn. Thảm bại trong trận Bạch Đằng, quân Nam Hán đã phải bỏ mộng xâm chiếm nước Việt.
Năm 1075, trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua quan nhà Lý đã đưa ra chủ trương "Tiên phát chế nhân", đem quân đang đất địch đánh trước để chặn thế mạnh của chúng. Thực hiện chủ trương này, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy 40.000 quân đánh các châu Khâm, Liêm trên đất Tống, hạ hàng loạt thành lũy, hủy hoại nặng nề sinh lực của quân Tống, khiến kế hoạch xâm lược của chúng bị trì hoãn, tạo điều kiện cho quân ta củng cố lực lượng và giành thắng lợi trong cuộc quyết chiến sau này.
Trên sông Bạch Đằng năm 1288, chiến thuật chôn cọc gỗ kinh điển mà Ngô Quyền sử dụng 350 năm trước lại được Trần Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn tái hiện. Trong trận thủy chiến được đánh giá là lớn nhất lịch sử dân tộc này, quân Đại Việt đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Nguyên Mông - đội quân thiện chiến nhất thế giới thời đó.
Mùa hè 1643, Công ty Đông Ấn Hà Lan - thế lực hải quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc đó - phái 3 pháo hạm mạnh hội quân với họ Trịnh tại sông Gianh (Quảng Bình). Trong hải trình, hạm đội này đã bị gió thổi giạt vào gần cảng Eo ở Đàng Trong (Thừa Thiên - Huế). Dù có ý kiến can ngăn vì sợ người Hà Lan, chúa Nguyễn vẫn đưa 50 thuyền chặn đánh quyết liệt, tiêu diệt chiến hạm lớn nhất của kẻ thù, khiến hai chiến hạm còn lại bỏ chạy. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử người Việt chiến thắng một hạm đội châu Âu, đồng thời cũng là một sự tổn thương nặng nề đối với thanh thế của Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Cuộc Bắc tiến đại phá quân Thanh do Hoàng đế Quang Trung tiến hành cuối năm 1788, đầu năm 1789 được coi là một cuộc hành quân thần tốc khó tin trong lịch sử dân tộc. Từ Phú Xuân (Huế), Hoàng đế Quang Trung chỉ mất 40 ngày (trong đó có 10 ngày dừng lại tại Nghệ An tuyển quân) đưa đại quân tiến về Thăng Long đánh đuổi quân Thanh. Do không thể tin quân Tây Sơn có thể tiến nhanh như vậy, quân xâm lược đã hoàn toàn mất cảnh giác và phải chịu sự thảm bại nặng nề.
Trong trận đại thủy chiến ở đầm Thị Nại diễn ra giữa quân Tây Sơn và chúa Nguyễn vào năm 1801, quân Nguyễn đã sử dụng lối đánh tập kích thọc sâu bất ngờ và đòn hỏa công tương tự trận Xích Bích diễn ra ở Trung Hoa 16 thế kỷ trước để hủy diệt hạm đội khổng lồ, tưởng như không thể nào bị đánh bại của quân Tây Sơn. Với thất bại này, thủy quân Tây Sơn hầu như đã sụp đổ hoàn toàn, nhường cho nhà Nguyễn nắm giữ quyền kiểm soát vùng biển.
Người Pháp từng tin rằng căn cứ Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá. Tuy vậy, bằng tài năng quân sự tuyệt vời của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biến niềm tin của họ trở thành sự tuyệt vọng với chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Trước khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 nổ ra, ngay cả những người Mỹ có trí tượng tượng phong phú nhất cũng không thể hình dung nổi cảnh các chiến sĩ Giải phóng đánh trực diện vào các địa điểm trọng yếu tại Sài Gòn như Tòa Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Chiến dịch quân sự này đã gây tiếng vang lớn, tạo bước đột phá buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12/1972, lực lượng phòng không - không quân của miền Bắc Việt Nam đã làm được điều mà người Mỹ không thể tin nổi: Bắn hạ 34 "siêu pháo đài bay" B-52, đập tan hoàn toàn mưu đồ kéo dài chiến tranh của Mỹ và buộc họ phải quay trở lại bàn đàm phán tại Paris.
Cuối tháng 9/1974, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp tại Hà Nội đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch chiến lược Chiến dịch mùa xuân 1975, dự định hoàn thành việc thống nhất 2 miền Bắc - Nam trong 2 năm 1975-1976. Tuy vậy, với tinh thần "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa", chiến dịch Mùa Xuân 1975 đã được tiến hành khẩn trương và quyết đoán, đem lại chiến thắng cuối cùng cho dân tộc vào ngày 30/4/1975.
Theo Kiến thức
10 ông vua tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam (1) Vì thói đam mê hưởng lạc, chỉ trong ít năm, nhiều vị vua đã phá tan nát cơ đồ mà các bậc tiền bối dày công xây dựng trong cả thế kỷ. Lê Long Đĩnh bạo ngược Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Trong chính sử, ông được mô...