Hà Nội tập trung tổ chức nghiêm túc kì thi nghề THPT 2018
Đánh giá sự quan trọng của kì thi nghề phổ thông cấp THPT năm 2018, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý đặc biệt đến sự nghiêm túc của kì thi.
Ngày 24/8, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi, chấm thi và thanh tra kì thi nghề phổ thông cấp THPT năm 2018.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Kì thi nghề phổ thông cấp THPT thành phố Hà Nội năm nay có 66.555 thí sinh đã học hết lớp 11 tham gia thi. Có 137 điểm thi lý thuyết và 96 điểm chấm thi thực hành, với 19 môn thi lý thuyết và 19 môn thi thực hành.
Theo kế hoạch, chiều 28/8, các thí sinh sẽ thi lý thuyết theo hình thức tự luận trong thời gian 45 phút, điểm thi hệ số 1.
Thi thực hành theo ca, từ chiều 29/8 đến 1/9, thời gian thi tùy theo từng môn, tối đa 90 phút; học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, điểm thi hệ số 3.
Đề thi được ra trong phạm vi nội dung chương trình của một trong các nghề phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.
Lãnh đạo sở GD&ĐT Hà Nội đặc biệt lưu ý đến quy trình coi thi, chấm thi thực hành.
Các cán bộ chấm thi cho thí sinh bốc thăm đề thi (đối với môn Tin học); hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi.
Tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu, dụng cụ, phôi liệu và vật dụng cấm theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Đối với các môn thi không phải môn Tin học, cán bộ chấm thi số 1 mời 1 thí sinh bốc thăm đề thi thực hành cho cả ca thi; cán bộ số 2 thông báo hỗ trợ kỹ thuật và phục vụ để chuyển phôi liệu cho thí sinh.
Video đang HOT
Chấm thi thực hành là chấm cả quá trình làm bài của thí sinh để đánh giá thí sinh về chất lượng sản phẩm (6 điểm), thao tác kỹ thuật: đảm bảo nhanh chóng, thành thục, chính xác (2 điểm), an toàn (2 điểm); tuyệt đối không được chỉ chấm sản ph ẩm thực hành.
Đối với bài thực hành nghề Tin học, mỗi thí sinh lần lượt làm bài trên một máy tính. Sau khi làm bài thi trên máy, cán bộ chấm thi in đầy đủ bài làm của thí sinh ra giấy in bài thực hành Tin học, yêu cầu thí sinh kiểm tra, điền đầy đủ thông tin cá nhân, môn thi, mã đề, kí xác nhận nội dung bài thi vào tờ giấy in bài thực hành Tin học.
Để kỳ thi diễn ra đảm bảo nghiêm túc, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Trưởng điểm điểm thi kiểm tra kỹ lưỡng về khâu phôi liệu, chuẩn bị đầy đủ những phôi liệu thực hành theo đúng yêu cầu của Sở, hạn chế làm đi làm lại phôi liệu.
Đối với nghề May, Móc, Cơ khí phải chuẩn bị phôi liệu một cách cẩn thận. Vì môn thi lý thuyết, thời gian thi diễn ra rất nhanh (45 phút) nên tốc độ làm việc cán bộ coi thi phải rất khẩn trương.
Các trưởng điểm thi, sau khi kiểm tra cơ sở thực hành, điều kiện thực hành, con người, lịch thi thực hành lưu ý không được dồn ca thì phải có báo cáo thường xuyên và đột xuất về Sở GD&ĐT Hà Nội để xử lý kịp thời tình huống xảy ra.
Theo giaoducthoidai.vn
Thi vào lớp 10 tại Hà Nội: Thu thẻ dự thi ngay sau ngày làm thủ tục
Ngoài việc kiểm tra điều kiện tổ chức kì thi, trưởng điểm thi phải xem xét an ninh đã đảm bảo chưa, nếu cần phải leo lên sân thượng để kiểm tra chặt chẽ. Phải tổ chức cho giáo viên học quy chế giống như quy chế thi THPT quốc gia. Để tránh tình trạng học sinh quên nên điểm thi sẽ thu thẻ dự thi sau ngày làm thủ tục.
Nếu cần, phải lên sân thượng kiểm tra an ninh
Tại Hội nghị nghị hướng dẫn coi thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019, do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sáng nay (4/6), một trong những yêu cầu đầu tiên được đưa ra là thắt chặt an ninh kì thi.
Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, với các trưởng khi đến điểm thi, nếu thấy đủ điều kiện tổ chức kì thi thì phải xem xét về an ninh đã đảm bảo chưa.
"Nếu cần leo lên sân thượng để kiểm tra, phải làm chặt chẽ. Yêu cầu trong ngày 5/6 phải làm xong việc này. Phải tổ chức cho giáo viên học quy chế giống như quy chế thi THPT quốc gia", ông Đại cho hay.
Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, điểm mới năm nay, sẽ không tổ chức khai mạc thi lớp 10 ngoài sân trường mà tổ chức ngay trong phòng thi.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT. (Ảnh: Đình Cường).
Điểm trưởng phải ngủ lại để trông đề
Các Phó Trưởng điểm phải đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhận các tài liệu về văn phòng, dán dấu niêm phong, lấy kinh phí để mang về cho trưởng điểm thi chi trả đúng quy định và nhanh.
Các bộ phận phục vụ của nhà trường được phân rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, khu vực phụ trách, không tổ chức nấu ăn tại điểm thi. Phải phân rõ khu vực nào được đi vào và không được đi vào... Đây là trách nhiệm của phó trưởng điểm.
Đối với trưởng điểm thi, các thầy cô phải ngủ tại điểm thi trông đề. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2017, có một số trưởng điểm ko ngủ trông đề do đó năm nay phải ngủ lại, nếu không, phải báo cáo cho Phó trưởng điểm trông thay hoặc báo cáo Sở. Tuyệt đối không được giao cho một mình thư ký hay an ninh trông đề.
"Phó trưởng điểm thi phải bố trí chỗ ngủ cho trưởng điểm và an ninh. Phải nghiêm túc tổ chức học tập quy chế cho học sinh, giáo viên. Tránh việc thí sinh vô tình đút điện thoại trong túi mà lôi ra nghe khi vừa ra khỏi cửa thì vẫn bị vi phạm quy chế, rất tiếc cho các thí sinh trong trường hợp này.
Trưởng điểm thi phải điểm danh các giám thị trước buổi thi đảm bảo đủ quân số, luôn có lực lượng dự phòng", Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh.
Thu lại thẻ dự thi sau ngày làm thủ tục
Thầy Lê Minh Tú - Trường THPT Quảng Oai chia sẻ, theo quy chế, giám thị sẽ thu thẻ dự thi để đối chiếu.
"Năm trước học sinh hay quên thẻ dự thi. Nên chăng ngày 6/6, các trường thu thẻ dự thi và ngày 7/6 sẽ trả lại để đối chiếu sau?", thầy Tú cho hay.
Ông Phạm Quốc Toản, Phó Trưởng phòng Quản lý thi-Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, do thí sinh là học sinh THCS nên vẫn còn bé.
"Thực tiễn những năm trước, vào buổi chiều các cháu thường hay quên hoặc bị rơi thẻ dự thi rồi phải làm bản cam đoan rất mất thời gian. Vì thế Sở thống nhất: Buổi chiều ngày 6/6, sau khi làm thủ tục xong ở trong phòng thi, giám thị sẽ thu lại thẻ của thí sinh.
Bộ phận phục vụ cơ sở vật chất của điểm thi sẽ phải tiếp nhận, bảo quản và phân về các phòng thi cho các buổi sau", ông Toản nói.
Thí sinh thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội. (Ảnh: Mỹ Hà)
Đảm bảo điện lưới ổn định
Chuẩn bị cho kỳ thi, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã phối hợp cùng Công an TP Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng chi tiết kế hoạch tổ chức kỳ thi.
Các đơn vị đã có phương án đề phòng bão lốc làm tốc mái, mưa dột ở phòng thi, ngập nước cục bộ tại các điểm thi; chống ùn tắc giao thông. Phương án bảo đảm điện tại các điểm thi cũng được triển khai trong đó gồm cả phương án dự phòng cho các hoạt động của Hội đồng thi, phục vụ Ban in sao đề, coi thi và chấm thi...
Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, từ nay tới ngày thi, các đoàn kiểm tra sẽ liên tục đi kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các điều kiện tổ chức thi tại từng điểm thi, phòng thi, bảo đảm không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào.
Các điểm thi nằm ở khu vực đông dân cư, gần đường giao thông, các phòng thi có cửa sổ sát nhà dân hoặc gần đường, sát ruộng... được đặc biệt lưu tâm trong quá trình kiểm tra.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Đi trước một bước về phát triển đại học Nhận xét về những điểm mới của Quy chế thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018, tiến sỹ Trương Tiến Tùng - Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội cho rằng, những điểm mới đó hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn khách quan và Bộ GD&ĐT đã đi trước một bước về phát...