Hà Nội tặng máy tính cho 17 giáo viên và 19 học sinh hoàn cảnh khó khăn
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy.
Sáng 9/6 tại Hà Nội, 17 giáo viên thuộc 15 huyện hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và 19 học sinh khối 12 của 10 trường THPT hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học tập đã nhận những chiếc máy tính, điện thoại thông minh, ipad…
Các học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội nhận những món quà ý nghĩa.
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy. Song song với dạy và học trực tuyến, các thiết bị còn giúp giáo viên, học sinh soạn giảng và truy cập các bài giảng hay, hệ thống bài tập ôn thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nguồn tư liệu học mở, họp trực tuyến… Với phần quà này, ngành giáo dục Thủ đô cũng như các nhà hảo tâm mong muốn tạo thêm động lực giúp các giáo viên và các em học sinh vượt qua khó khăn, cố gắng dạy và học tốt, đạt được thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.
Video đang HOT
Cô Vũ Thị Hiền, giáo viên Trường THCS Đồng Tháp, huyện Đan Phượng là một trong những giáo viên hoàn cảnh khó khăn được nhận máy tính chia sẻ: “Tôi rất vui và biết ơn công đoàn ngành, Sở và tất cả những nhà hảo tâm. Trong quá trình công tác tôi không có máy tính thì rất khó khăn trong việc soạn bài, giảng dạy cho các con chủ yếu qua các phần mềm PowerPoint mà không có máy tính để hỗ trợ thì rất là khó khăn. Bây giờ có máy tính rồi thì tôi có thể soạn bài mọi lúc mọi nơi cũng như là chia sẻ các thông tin đến cho các con được thuận tiện hơn. Với phần quà này tôi sẽ tận dụng triệt sử dụng các phần mềm dạy học cũng khai thác thêm các phần bài tập mà khi giao cho các em ở trên internet để làm tốt hơn quá trình giảng dạy của mình”./.
Bộ GD-ĐT: 'Không có kịch bản kết thúc năm học sớm'
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, khẳng định sẽ không dừng năm học ở thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn đang khiến học sinh không thể đến trường.
Ảnh: T.L.
Ngày 9-4, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT - cho biết cơ quan này sẽ theo sát thực tiễn dạy học để điều chỉnh các hướng dẫn phù hợp. Nhưng tinh thần là không dừng năm học ở thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn đang khiến học sinh không thể đến trường.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, nếu tính tới mốc 15-4 thì học sinh cả nước đã không đến trường 10 tuần. Trong thời gian này, có trường vẫn triển khai được dạy học trực tuyến hoặc tổ chức ôn luyện, giải đáp kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng có trường chưa triển khai được.
Vì thế khi tính toán tinh giản nội dung dạy học học kỳ 2, Bộ GD-ĐT lấy thời điểm bắt đầu học bài mới qua Internet, truyền hình từ ngày 15-4 để tính toán thời gian còn lại thực hiện nốt chương trình năm học.
Thời gian kết thúc năm học trước ngày 15-7 như điều chỉnh được công bố thì từ 15-4 đến 15-7, các trường có 13 tuần dạy học theo hình thức qua Internet, truyền hình và khi học sinh trở lại trường, đủ để hoàn thành chương trình đã tinh giản tương ứng với khoảng 4-5 tuần dạy học.
"Từ ngày 12-3, Bộ GD-ĐT đã đề nghị tăng cường dạy học qua Internet và truyền hình, đồng thời có hướng dẫn để dạy học và công nhận kết quả dạy học theo các hình thức này.
Tuy nhiên, các trường cần có thời gian khoảng 3-4 tuần vừa qua để chuẩn bị, thử nghiệm, điều chỉnh kế hoạch. Vì thế, có thể lấy mốc 15-4 để tính thời gian chính thức các nhà trường tổ chức dạy học chương trình học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình" - ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Theo một số sở GD-ĐT thì có những trường gặp khó khăn do không có mạng, đường truyền kém, giáo viên, học sinh không có máy tính, thậm chí nguồn điện không ổn định. Đây cũng chính là lý do khiến một số ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên kết thúc năm học ở học kỳ 1. Phần học kỳ 2 chuyển sang năm học sau để cả nước thống nhất, học sinh công bằng như nhau.
Trao đổi về quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng không thể vì những nơi khó khăn mà bắt những trường có đủ điều kiện dạy học tốt phải ngừng lại để chờ. Bởi đối với giáo dục phổ thông, việc ngừng dạy học kéo dài gây nên nhiều hệ lụy.
Theo ông Thành, đây là thực tiễn đòi hỏi các địa phương, các trường phải cố gắng khắc phục. Đúng là có những nơi điều kiện dạy học trực tuyến chưa tốt.
Về phía Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông để cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin tới các nhà trường. Các địa phương cũng cần chia sẻ để hỗ trợ các nhà trường, giáo viên, học sinh khắc phục khó khăn. Nơi không thể dạy trực tuyến thì học qua truyền hình.
Hiện nay ở một số địa phương khó khăn, họ áp dụng nhiều hình thức linh hoạt để dạy học, để giao nhiệm vụ, giải đáp, kiểm soát việc tự học của học sinh, trong đó có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên và các tình nguyện viên tại địa phương...
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Bộ GD-ĐT có thể cân nhắc
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay. Trong bối cảnh này, tôi cho rằng bộ có thể cân nhắc, tiếp thu các ý kiến để nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT và có phương án hướng dẫn hình thức xét tốt nghiệp cho học sinh đủ điều kiện. (TIẾN LONG ghi)
Vĩnh Hà
Đề xuất nội dung tinh giản chương trình hiện hành của giáo viên sẽ được thực hiện đại trà "Tới đây, giáo viên của các tổ chuyên môn sẽ đề xuất nội dung tinh giản, xây dựng các chủ đề, nhóm chủ đề theo nội dung đã tinh giản. Sản phẩm này được Sở GDĐT các tỉnh tổng hợp, gửi về Bộ GDĐT. Bộ GDĐT sẽ mời các nhà khoa học nghiên cứu đề xuất của giáo viên để tiến hành tư...