Hà Nội tăng 33% học phí từ năm học mới
Từ năm học 2016 – 2017, mức học phí hệ mầm non và giáo dục phổ thông ở vùng thành thị sẽ tăng từ 60.000 đồng lên 80.000 đồng một tháng.
Mức học phí hệ mầm non và giáo dục phổ thông ở vùng nông thôn sẽ tăng từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng một tháng.
Mức học phí hệ mầm non và giáo dục phổ thông ở vùng miền núi sẽ tăng từ 8.000 đồng lên 10.000 đồng một tháng.
Mức tăng học phí cao nhất là các trường ở khu vực thành thị, từ 37,5% (năm học 2017 – 2018) lên 41,9% (năm học 2019 – 2020). Mức học phí vào năm học 2020 – 2021 sẽ là 300.000 đồng một tháng, tăng 275% so với năm học 2016-2017.
Đối với khu vực nông thôn, mức học phí năm học 2020 – 2021 là 120.000 đồng một tháng, tăng 200% so với năm học 2016 – 2017.
Với khu vực miền núi, mức học phí vào năm 2020 – 2021 là 30.000 đồng một tháng, tăng 200% so với năm học 2016 – 2017.
Mức thu học phí phải phù hợp điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm; Nằm trong khung quy định của Chính phủ và phù hợp định hướng, lộ trình tính giá dịch vụ công trong giai đoạn tới theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Riêng 2 trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bắc Thăng Long và Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội được thu theo nguyên tắc tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp, không vượt mức trần quy định.
Video đang HOT
Một trường tiểu học quốc tế tại Hà Nội. Ảnh: Mạnh Thắng.
Trước đó, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, học phí hiện nay của thành phố ở mức thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ. Các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương.
Kinh phí còn lại 60% nguồn thu học phí được sử dụng để chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập. Điều này sẽ hạn chế về nguồn lực hỗ trợ các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo công bố kết quả khảo sát mức sống dân cư các năm của Tổng cục thống kê, Hà Nội là một trong những địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao so với thu nhập bình quân của cả nước. Do đó, Hà Nội có điều kiện thuận lợi trong việc huy động sự đóng góp của người dân để đầu tư cho giáo dục.
Từ thực tế trên, UBND TP Hà Nội đề nghị tăng mức thu học phí với chương trình giáo dục đại trà, cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập năm học 2016 – 2017.
Theo Zing
ĐH Kinh tế Quốc dân phản hồi việc tăng học phí
Thông tin ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) tăng học phí, có ngành lên đến 530.000 đồng một tín chỉ khiến nhiều sinh viên lo lắng. Lãnh đạo nhà trường khẳng định, mức tăng này hợp lý.
Từ năm học 2016 - 2017, mức học phí của ĐH Kinh tế Quốc dân là 530.000 đồng một tín chỉ với nhóm ngành Kiểm toán, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế và Tài chính doanh nghiệp, và 375.000 đồng một tín chỉ với một số ngành khác. Trước đó, năm học 2015 - 2016, học phí những ngành "hot" tại trường là 450.000 một tín chỉ
Một số sinh viên ước tính, học những ngành uy tín tại trường, họ phải trả 17 triệu đồng cho 10 tháng học, tương đương 31 tín chỉ. Những ngành bình thường, sinh viên trả 12 đến 14 triệu đồng cho 10 tháng học.
Một sinh viên thuộc khối ngành có mức điều chỉnh học phí cao nhất, cho biết, em và nhiều bạn khác biết thông tin trường tăng học phí theo lộ trình nhưng không nghĩ mức cao như vậy.
"Theo quy định, mỗi năm, sinh viên được đăng ký học tối đa 50 tín chỉ. Nhiều bạn tính toán năm nay đăng ký nhiều nhất 50 tín chỉ, vì sợ với lộ trình tăng học phí trên, những năm học sau sẽ không gánh nổi", sinh viên này tâm sự.
Một sinh viên K57 khác cho rằng, học phí cao tương xứng chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất thì không kêu ca, nhưng thực tế không được như vậy.
Ông Phạm Hồng Chương - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Lê Hiệp.
Chiều 21/7, ông Phạm Hồng Chương - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: Lộ trình tăng học phí được nhà trường tuân thủ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 2/10/2015. Sinh viên đã được thông báo về việc này.
Năm học 2016 - 2017, nhà trường tăng mức học phí của 5 chuyên ngành "xã hội hóa cao" lên mức bình quân 17 triệu đồng một năm, trong khi 12 chuyên ngành chỉ ở mức bình quân 12 triệu đồng một năm.
Ông Chương khẳng định, về tổng thể, mức tăng học phí của trường thấp hơn nhiều so với trần học phí cho phép thu tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính Phủ (17,5 triệu đồng một năm).
"Khi quyết định tăng học phí, nhà trường cân nhắc nhiều khía cạnh và xác định mức này được xây dựng trên cơ sở cân đối chi phí đào tạo, đồng thời đảm bảo cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên thuộc đối tượng chính sách. Đây là mức học phí không phải cao nhất trong các trường công lập khối kinh tế", Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân nói.
Cũng theo ông Chương, mức học phí cao (530.000 một tín chỉ) chỉ áp dụng với 5 chuyên ngành "xã hội hóa" và sinh viên K57, K58. 12 ngành đang có mức học phí thấp hơn nhiều với 375.000 đồng một tín chỉ. Đối với sinh viên K56 trở về trước, mức học phí chỉ là 290.000 một tín chỉ.
Trước ý kiến của sinh viên cho rằng ĐH Kinh tế Quốc dân hiện phải thuê phòng học bên ngoài, chất lượng đào tạo chưa được cải thiện, ông Chương cho biết: Năm học 2013 - 2014, trường thuê 72 phòng học tại 3 cơ sở, do đang thi công Nhà trung tâm đào tạo. Sau khi rà soát, đánh giá điều kiện cơ sở vật chất tại các giảng đường thuê ngoài, nhà trường quyết định đầu tư thêm giảng đường thuộc khuôn viên trường.
Đến nay, nhà trường chỉ còn thuê ngoài tại 1 địa điểm (54 Vũ Trọng Phụng) với 35 phòng học. Kế hoạch đến năm 2017, nhà trường không còn phải thuê giảng đường bên ngoài. Sinh viên được học trong giảng đường hiện đại của toà nhà Trung tâm đào tạo trước kế hoạch 1 năm.
Đại diện nhà trường thông tin, trong năm học 2016 - 2017, các giảng đường thuê ngoài tại 54 Vũ Trọng Phụng sẽ được đảm bảo về máy chiếu, hệ thống chiếu sáng, âm thanh và các tiện nghi cơ bản.
Cách đây 1 tháng, trường đưa vào áp dụng công cụ TURNITIN để tăng cường sự liêm chính trong học tập và nghiên cứu, hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập hướng tới chuẩn mực quốc tế.
Theo Zing
Tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên Từ ngày 9/1/2016, mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 1,1 triệu đồng lên 1,25 triệu đồng một tháng. Thủ tướng đã ký quyết định điều chỉnh mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh...