Hà Nội: Tạm lùi thời gian đấu thầu đề án sữa học đường
Theo lịch, hôm nay (ngày 1/10) là ngày đóng thầu đề án sữa học đường của Hà Nội. Tuy nhiên, trao đổi với PV Dân trí trưa nay, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tạm lùi thời gian đấu thầu đến ngày 10/10.
Theo ông Tiến, việc tạm lùi thời gian đấu thầu là để bổ sung thêm một số vấn đề vào hồ sơ đấu thầu.
Trao đổi cụ thể thêm với PV Dân trí, ông Nguyễn Viết Cẩn – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các vấn đề bổ sung được đưa ra cho các nhà thầu, không thể cung cấp cho báo chí.
Cũng theo ông Cẩn, hiện đơn vị này đã nhận được hồ sơ tham gia đấu thầu của 11 đơn vị, tăng 4 đơn vị so với công bố trước đó.
Được biết, Đề án “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020″ đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học này đến hết năm 2020. Mục tiêu của đề án là có trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa…
Theo đó, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%.
Chắc chắn phải là các hãng sữa lớn tham gia đề án sữa học đường bởi nếu mỗi cháu một hộp thì mỗi ngày đã sử dụng hàng triệu hộp sữa nên các hãng sữa lớn mới đáp ứng được. (Ảnh minh họa)
Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%. Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.
Đơn vị này cho rằng, chắc chắn phải là các hãng sữa lớn tham gia đề án sữa học đường bởi nếu mỗi cháu một hộp thì mỗi ngày đã sử dụng hàng triệu hộp sữa nên các hãng sữa lớn mới đáp ứng được.
Video đang HOT
“Bất kỳ hãng sữa nào trúng thầu cũng phải đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, về mặt dinh dưỡng mà Bộ Y tế đưa ra. Đây là chủ trương đã được HĐND TP thông qua, nếu tỷ lệ phụ huynh đăng ký chỉ khoảng 50%, đề án vẫn được triển khai”, ông Tiến cho biết.
Cung cấp thông tin với báo chí tại cuộc giao ban Thành ủy chiều 25/9, ông Tiến cho biết, Bộ Y tế đặt hàng riêng sữa học đường với các công ty, chứ không phải sữa chọn ngẫu nhiên.
Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khoẻ của học sinh, đảm bảo mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả… Sữa học đường có thành phần cung cấp trên vỏ, có tem nhãn mác riêng để phụ huynh kiểm tra.
Về tiêu chuẩn sữa, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay: “Ngành giáo dục sẽ làm việc với Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, Viện Dinh dưỡng quyết định sẽ có thành phần nào. Sở Y tế chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở GD&ĐT quản lý việc thực hiện của các trường thông qua hệ thống”.
Trước câu hỏi về việc có nên giao quyền tự chủ cho các trường học quyết định loại sữa học đường, ông Tiến cho rằng, không thể giao quyền cho các trường được vì không thể đủ năng lực cũng như chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội: Trường học không được "tự quyết" chọn sữa học đường
"Không thể giao quyền cho các trường tự chọn sữa học đường vì không thể đủ năng lực. Đồng thời, chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố", ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay.
"Trẻ thành phố béo phì nhưng thiếu chất"
PGS.TS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng Trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày, có mặt trên tất cả tháp dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Sữa quan trọng và dễ tiếp thu của giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
Chẳng hạn, bữa ăn học đường được Nhật Bản thực hiện từ năm 1954, trong đó yêu cầu mỗi bữa trưa trẻ mầm non, tiểu học phải được uống 200ml. Sau 40 năm áp dụng, người Nhật đã tăng chiều cao thêm 10cm, tuổi thọ ở mức cao nhất thế giới.
Tại Thái Lan, chỉ số này là 170,3cm với nam và 159cm với nữ, ở Mỹ là 175,9cm với nam và 162,1cm với nữ, ở Trung Quốc là 172,1cm với nam và 160,1cm với nữ. Trong khi đó, ở Việt Nam chiều cao trung bình của nam mới đạt 163,9cm và 153,7cm với nữ, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đặc biệt, khẩu phần canxi của người Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Tỷ số canxi/phospho của khẩu ăn hiện thấp làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi trong xương, gây ra tình trạng thấp còi.
Trong khi đó, một ly sữa dạng lọc 100ml chưa 100mg hàm lượng canxi. Vì vậy, việc uống sữa là một trong những cách để hấp thụ canxi, giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ.
Tại buổi giao ban Thành ủy Hà Nội chiều 25/9, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, các trường không đủ năng lực để tự thực hiện sữa học đường. (Ảnh: Đ.T)
Bà Nhung cho hay, hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. Chương trình sữa học đường không tăng thêm năng lượng, khiến học sinh bị béo phì mà sẽ bổ sung các vi chất để tăng chiều cao, bổ sung chất đúng như kinh nghiệm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
"Khi thấy con béo phì, nhiều phụ huynh cắt sữa. Tuy nhiên, thực tế, các thực phẩm như bánh bao, bánh giò, xôi đều có lượng kalo nhiều hơn sữa. Trẻ béo phì không phải do sữa mà bởi nếp sống chuộng đồ ăn nhanh. Một hộp sữa trong bữa phụ sẽ tốt hơn chiếc bánh quy, bánh giò hay bánh rán.
Việc dậy thì sớm của trẻ liên quan hormone tồn dư trong rau, thịt gà, thịt lợn của bữa ăn hàng ngày. Hiện chưa có bài báo quốc tế nào đăng thông tin về mối liên hệ giữa sữa và dậy thì sớm. Trẻ thừa cân béo phì vẫn cần canxi và thừa cân béo phì không phải do sữa mà là do chế độ ăn uống", bà Nhung nói.
Các trường không được tự chủ
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc, hiện tại, đơn vị thực hiện đã tiến hành khảo sát năng lực triển khai chương trình sữa học đường của các trường trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là trường công lập, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, các trường tùy theo năng lực để có thể lưu trữ. Các trường lớn có thể lưu trữ sữa trong ngày và theo tuần với các trường nhỏ.
Đơn vị này cũng cho hay, đây là chủ trương đã được HĐND TP thông qua, nếu tỷ lệ phụ huynh đăng ký chỉ khoảng 50%, đề án vẫn được triển khai.
Theo đó, Bộ Y tế đặt hàng riêng sữa học đường với các công ty, chứ không phải sữa chọn ngẫu nhiên. Chương trình thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, vì sức khoẻ của học sinh, đảm bảo mọi thứ tốt nhất về chất lượng, giá cả... Sữa học đường có thành phần cung cấp trên vỏ, có tem nhãn mác riêng để phụ huynh kiểm tra.
Hiện nay, trẻ em thành phố có tỉ lệ béo phì tăng cao nhưng vẫn thiếu chất. (Ảnh minh họa)
Về tiêu chuẩn sữa, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay: "Ngành giáo dục sẽ làm việc với Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Trong đó, Viện Dinh dưỡng quyết định sẽ có thành phần nào. Sở Y tế chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở GD&ĐT quản lý việc thực hiện của các trường thông qua hệ thống".
Trước câu hỏi về việc có nên giao quyền tự chủ cho các trường học quyết định loại sữa học đường, ông Tiến cho rằng, không thể giao quyền cho các trường được vì không thể đủ năng lực cũng như chương trình cần có tính thống nhất trên địa bàn toàn thành phố.
Theo Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Hà Nội đã chủ động vào cuộc để triển khai một Đề án nhằm nâng cao tầm vóc, trí tuệ của học sinh mẫu giáo, tiểu học, đảm bảo cho các em có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện.
Chương trình được triển khai hoàn toàn tự nguyện nên cần tuyên truyền để các nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ, từ đó tham gia chương trình theo đúng tinh thần của Đề án.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
9 chỉ tiêu của chương trình sữa học đường Một chỉ tiêu của chương trình sữa học đường là đến năm 2020, chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi tăng 1,5-2 cm so với năm 2010. Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin về việc thành phố dự kiến chi hơn 1.200 tỷ đồng cho chương trình sữa học đường, nhiều độc giả thắc mắc tại...