Hà Nội sớm công khai kế hoạch tuyển sinh đầu cấp
Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Thành ủy ngày 22-5, các vấn đề nóng của giáo dục Thủ đô như dạy thêm, học thêm, lạm thu, tuyển sinh đầu cấp đã được Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất giải pháp tháo gỡ với khẳng định sẽ thực hiện 4 rõ trong khâu tuyển sinh đầu cấp năm học mới 2014-2015.
Hà Nội sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh trước ngày 30-5
Rõ thông tin để tránh gây bức xúc
Ông Hồ Quang Lợi, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh, giáo dục luôn là điểm nóng của thành phố, thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân. Chính vì vậy, tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT Hà Nội, các thành viên Ban Tuyên giáo Thành ủy đã đặt ra nhiều câu hỏi xuất phát từ quyền lợi của học sinh, người dân.
Ông Đào Xuân Dũng, Trưởng phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề cập, gần đây xảy ra một số vụ việc gây mất an toàn cho học sinh như bắt cóc học sinh, trấn lột, vi phạm an toàn giao thông quanh khu vực trường học. Điều này đòi hỏi Sở GD-ĐT Hà Nội phải có những giải pháp cụ thể. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Công tác học sinh-sinh viên, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, các vấn đề về ANTT được ngành đặc biệt quan tâm, đưa ra các kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền, công an địa phương. Cái khó là việc trang bị kiến thức, năng lực cho đội ngũ bảo vệ để nhận biết, xử lý các tình huống gây gổ, đánh nhau của học sinh trong và ngoài nhà trường cùng những hiện tượng như ông Đào Xuân Dũng đã nêu. Riêng vấn đề vi phạm an toàn giao thông, Hà Nội vẫn kiên trì thực hiện chuyển giao số liệu, tên tuổi học sinh vi phạm luật giao thông từ Phòng Cảnh sát giao thông CATP về các trường để có biện pháp nhắc nhở học sinh.
Vấn đề dạy thêm học thêm, lạm thu, tuyển sinh đầu cấp cũng được đoàn làm việc yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội báo cáo cụ thể để tránh gây bức xúc với người dân vì thông tin không đầy đủ. Đặc biệt, đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng việc công khai trong công tác tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội cần triển khai sớm để người dân chủ động nắm thông tin và tham gia giám sát hoạt động này. Trả lời về tuyển sinh đầu cấp năm học mới, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội tiếp tục thực hiện 4 rõ là rõ chỉ tiêu tuyển sinh, rõ thời gian, rõ phân tuyến, rõ mục tiêu. Tất cả các thông tin này đều được công khai gắn với trách nhiệm của từng thành viên hội đồng tuyển sinh. Cũng theo ông Ngô Văn Chất, hiện Sở GD-ĐT đang thu thập kế hoạch tuyển sinh của các quận huyện cho năm học mới 2014-2015, chậm nhất 30-5 sẽ công khai toàn bộ kế hoạch này để người dân Thủ đô được biết.
Quản lý tốt nhưng phải kiểm tra thường xuyên
Vấn đề lạm thu trong trường học, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: “Các khoản thu khác ngoài học phí đã có hướng dẫn, đặc biệt thu tự nguyện phải theo 4 bước. Sở cũng đã quy định rõ, không thu tiền để đầu tư cơ sở vật chất, đời sống giáo viên mà chỉ đầu tư cho các hoạt động của học sinh”. Tuy nhiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, ông Hồ Quang Lợi cho rằng: “Vấn đề lạm thu, tôi thấy Sở làm rất nghiêm, quy định chặt chẽ nhưng thực tế có rất nhiều cách lách. Đề nghị sở tăng cường thanh tra, kiểm tra”.
Ông Hồ Quang Lợi cũng chỉ ra bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì ngành giáo dục còn một số tồn tại như một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên trình độ còn hạn chế. Việc định hướng, phân luồng chưa đạt yêu cầu. Vấn đề dạy thêm học thêm, chạy trường, chạy lớp vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây bức xúc lo lắng trong nhân dân. “Sở cần lưu ý các biểu hiện xuống cấp, thiếu gương mẫu của một bộ phận giáo viên, lệch lạc nhận thức chính trị, suy thoái tư tưởng đạo đức. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới công tác giáo dục truyền thống” – ông Hồ Quang Lợi lưu ý.
Theo ANTĐ
Video đang HOT
Thi thử: Lợi và hại
Nhiều học sinh chủ động đăng ký tham gia thi thử vì cảm thấy cần thiết; tuy nhiên, không ít nhà quản lý lại băn khoăn hậu quả tâm lý mà kỳ thi này gây ra.
Thi thử quy mô lớn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một số địa phương chủ trương tổ chức thi thử có quy mô. Có thể kể đến Bắc Giang, Ninh Bình, Bình Phước, Bình Dương...
Sở GD&ĐT Bắc Giang lựa chọn thi thử tốt nghiệp THPT và đã có hẳn một văn bản hướng dẫn rất chi tiết cho việc này. Lý do đưa ra là năm nay thi tốt nghiệp THPT có nhiều điểm mới và đây là cách làm quen, tập dượt.
Sở này cũng cho biết sẽ thông qua thi thử để đánh giá đúng trình độ của học sinh, từ đó điều chỉnh việc dạy học, ôn tập cho giáo viên và học sinh.
Đây cũng sẽ là cơ sở để các nhà trường rút ra kinh nghiệm nhằm điều chỉnh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức coi thi, chất lượng dạy và học, đề xuất các giải pháp, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện với Sở GD&ĐT.
Bình Dương, Bình Phước, Ninh Bình thì chọn tổ chức thi thử ĐH quy mô toàn tỉnh. Tất nhiên, học sinh sẽ đăng ký theo tinh thần tự nguyện.
Theo đó, Bình Dương chỉ tổ chức thi thử hai khối A và B. Ninh Bình lại chọn 5 khối để thi thử gồm A, A1, B, C, D.
Cách tổ chức thi tại Ninh Bình khá bài bản, Sở GD&ĐT tổ chức ra đề chung ở tất cả các môn; có Hội đồng ra đề do Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập.
Thậm chí, Sở GD&ĐT sẽ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc sao in đề thi, việc bảo mật đề thi và quy trình tổ chức coi thi, chấm thi tại các hội đồng thi thử.
Bình Phước chọn cách làm hơi khác, đó là tổ chức thi thử ĐH qua Internet cho học sinh lớp 12. Các môn tổ chức thi thử là những môn trắc nghiệm gồm Vật lý, Sinh học, Hóa học và Tiếng Anh.
Bên cạnh những cuộc thi quy mô như trên, nhiều trường THPT trên cả nước cũng tự tổ chức thi thử ở cấp trường và cách làm cố gắng bài bản nhất có thể để thực sự giúp cả cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh được trải nghiệm như thật...
Học sinh khá giỏi muốn được cọ xát
Thông tin từ nhiều giáo viên, thường học sinh đăng ký thi thử phần nhiều học lực khá trở lên. Những học sinh trung bình, yếu lại không mấy thiết tha với kỳ thi này.
Nguyễn Thị Hoàng Anh học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho biết trường mình có tổ chức thi thử cả tốt nghiệp THPT và ĐH cho học sinh khối 12.
Trải nghiệm từ bản thân, Hoàng Anh cho hay, mỗi lần thi thử là một lần em được cọ xát, được rèn luyện tâm lý, đồng thời phần nào đánh giá được trình độ nắm kiến thức và khả năng làm bài của bản thân.
Tham gia thi thử cũng giúp Hoàng Anh rút ra nhiều kinh nghiệm khi ở trong phòng thi, từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp luyện thi để dạt kết quả cao.
"Bố mẹ em cũng rất đồng tình với việc em tham gia thi thử và khuyên em cần tham gia nhiều kỳ thi hơn nữa để trau dồi kiến thức" - Hoàng Anh nói.
Đặc biệt, với thi thử môn Lịch sử, Hoàng Anh tâm sự, qua mỗi lần thi thử, em thấy rõ ràng mình nắm vững kiến thức hơn, ghi nhớ chính xác hơn các sự kiện và con số; dần dần làm quen với các dạng câu hỏi, các dạng đề, đặc biệt là đề mở để từ đó chủ động sử dụng kiến thứ trong mọi dạng đề...
Lê Đức Tương Kỳ - Học sinh lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Du (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho biết, trường em thường tổ chức cho học sinh thi thử mỗi năm hai đợt, vào giữa tháng Ba và tháng Năm. Học sinh sẽ làm đề chung với Trường THPT Vũng Tàu
Theo Kỳ, vì tính chất thời điểm, nên những kì thì thử vào tháng Ba ít học sinh tham gia hơn, chỉ khoảng nửa học sinh khối 12. Tuy nhiên, đợt thi vào tháng Năm thu hút hầu hết tất cả học sinh tham gia, trừ những bạn không có nguyện vọng học ĐH.
Đã trải qua một vòng thi thử, Kỳ nhận định việc thi thử rất tốt cho bản thân, giúp em kiểm tra lại tổng hợp kiến thức, khả năng và điểm còn thiếu sót để kịp thời ôn tập. Đồng thời, làm quen với sự nghiêm túc và không khí phòng thi.
"Đây cũng là phương pháp học rất hiệu quả. Nếu như kì thi hồi tháng 3 giúp em biết được khả năng mình ra sao để chọn trường cho thích hợp thì kì thi tới sẽ giúp em rất nhiều trong việc tổng duyệt lại quá trình học hành ôn luyện" - Kỳ tâm sự.
Không cẩn trọng sẽ lợi bất cập hại
Việc có nên tổ chức thi thử hay không vẫn có những ý kiến rất mâu thuẫn. Tuy nhiên, cũng chính vì cả hai kỳ thi quốc gia năm nay có nhiều điểm mới nên một số nhà quản lý giáo dục cho rằng, không tổ chức thi thử cẩn trọng sẽ dẫn đến hệ lụy.
Ông Lý Đại Hồng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Long - thể hiện quan điểm không khuyến khích thi thử. Điều mà vị Phó giám đốc Sở này lo lắng là năng lực ra đề của các trường, đặc biệt là với môn có cấu trúc mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Ngoài lý do này, ông Hồng cho rằng, việc thi thử sẽ để lại dấu ấn, có thể khiến những học sinh làm bài tốt sinh tâm lý chủ quan; làm bài yếu có thể dẫn đến mất niềm tin.
Theo ông Hồng, quan trọng nhất là ra được đề thi theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, nhưng làm được điều đó quả thực khó khăn nên việc đánh giá cũng chưa thực sự đúng, chính xác.
"Sở GD&ĐT Vĩnh Long không chủ trương thi thử và bấy lâu nay cũng không thực hiện việc này. Tuy nhiên, các trường có thể tổ chức, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng nào đó.
Còn việc ôn tập nên theo từng giai đoạn, từng đợt, qua đó nắm được tình hình để uốn nắn, hướng dẫn học sinh học tốt hơn" - Ông Hồng bày tỏ quan điểm.
Theo GDTĐ
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới. Đề thi môn Ngữ văn: Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm...