Hà Nội siết chặt giãn cách dịp lễ 2/9
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại hệ thống chốt ra vào thành phố, các quận, huyện, xử lý nghiêm người và phương tiện vi phạm.
Chiều 1/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ký ban hành Chỉ thị 06 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Theo Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Đặc biệt, có nơi còn biểu hiện lơ là thực hiện giãn cách xã hội, người dân ra đường vẫn còn đông. Đáng lo ngại là vẫn còn phát sinh ổ dịch mới trong cộng đồng.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị toàn thành phố tiếp tục tập trung lãnh đạo, quyết liệt, hiệu quả việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Toàn thành phố phải kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh. Các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại hệ thống chốt ra vào thành phố, quận, huyện, thị xã và tại cơ sở; siết chặt kiểm tra người và phương tiện, xử lý nghiêm trường hợp cố tình vi phạm.
Diễn biến dịch tại Hà Nội tiếp tục phức tạp sau 5 tuần giãn cách. Ảnh: Đức Anh.
Chính quyền địa phương, các đơn vị có giải pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phòng, chống dịch Covid-19, việc cấp và sử dụng giấy đi đường…
Thành ủy Hà Nội chỉ đạo xây dựng phương án phòng chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn thành phố (kết thúc vào ngày 6/9) theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng cam”.
Đối với khu vực “vùng xanh”, bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các cấp, ngành từ thành phố đến quận, huyện, thị xã được yêu cầu phải xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương… để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động.
Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu chính quyền địa phương sẵn sàng phương án tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, sinh hoạt phù hợp với đặc điểm từng vùng; tập trung tổ chức cách ly, phong tỏa triệt để “vùng đỏ”, bảo đảm chặt chẽ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đúng nguyên tắc cách ly, ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
Cùng với đó, lực lượng chức năng đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng nhằm bóc tách triệt để F0, truy vết F1. Chiến lược chính là chuyển “vùng đỏ” thành “vùng cam”, chuyển “vùng cam” thành “vùng xanh”; tiến tới tổ chức xét nghiệm diện rộng cả “vùng xanh” đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới.
Thủ tướng: Tới nơi "nóng" nhất, tận mắt thấy người dân gồng mình chống dịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tận phường "nóng" nhất của Hà Nội về dịch bệnh, gặp người dân, đi không báo trước, để tận mắt thấy tình hình thực tế, đến với nhân dân và sống với nhân dân.
Chiều 31/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Thủ tướng kiểm tra tình hình tại ngõ 328 đường Nguyễn Trãi, ổ dịch nóng nhất tại Hà Nội thời gian qua (Ảnh: VGP).
4 cửa hàng, một shipper, một chốt kiểm soát
Thủ tướng trực tiếp trao đổi, nắm tình hình với nhiều người dân. Kiểm tra 4 cửa hàng bán hàng thiết yếu vẫn được phép mở cửa trên đường Nguyễn Tuân và một cửa hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Trãi, Thủ tướng trao đổi kỹ lưỡng với những người này về công tác bảo đảm an toàn phòng chống dịch, như thực hiện giãn cách 2 mét giữa người bán với người mua, đeo khẩu trang, xịt sát khuẩn, tiêm chủng vắc xin, yêu cầu khách hàng phải quét QR code để khai báo y tế...
Hỏi cặn kẽ về cách thức giao hàng hóa, thu tiền của khách thế nào để bảo đảm an toàn, Thủ tướng còn trực tiếp xem giấy đi đường, giấy chứng nhận tiêm vắc xin, yêu cầu thực hành quy trình xịt khuẩn tay với một shipper ông gặp trên đường Nguyễn Trãi...
Tại chốt kiểm soát của phường ở ngã 3 Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân, Thủ tướng động viên lực lượng đang làm nhiệm vụ tại đây và tìm hiểu thực tế kiểm soát người dân đi lại trên đường.
Nghe đề xuất của các lực lượng đang ngày đêm chống dịch, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế lưu tâm việc tiêm vắc xin cho những người làm việc tại các chốt kiểm soát như cựu chiến binh, phụ nữ, dân phòng... cũng như xem xét phụ cấp hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị bảo hộ, nước uống... cho các chốt kiểm soát.
Thủ tướng kiểm tra 4 cửa hàng thiết yếu, một tiệm điện thoại trên đường Nguyễn Trãi.
Tại buổi làm việc sau đó với lãnh đạo TP Hà Nội, quận Thanh Xuân cũng như phường Thanh Xuân Trung, Thủ tướng nêu tinh thần, về tận phường "nóng" nhất của Hà Nội về dịch bệnh, gặp người dân ngay tại cơ sở. Người đứng đầu Chính phủ đi không báo trước, không theo kế hoạch để tận mắt thấy tình hình thực tế, đến với nhân dân và sống với nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải xuống tận khu dân cư, xuống với dân thì mới hiểu hết được thực tiễn cuộc sống trong lúc người dân thủ đô đang gồng mình lên chống dịch.
Khẳng định thành quả chống dịch là thành quả của nhân dân, nhân dân đóng vai trò quyết định với thắng lợi của công cuộc phòng chống dịch, Thủ tướng nhận định: "Càng đi thực tiễn, càng xuống cơ sở càng thấy quan điểm, chủ trương lấy xã phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ là đúng đắn trong điều kiện hiện nay".
"Điểm nóng" Covid-19 chưa đạt được kết quả giãn cách
Thủ tướng cũng chỉ rõ những bất cập ông nhìn thấy qua cuộc kiểm tra thực tế tại điểm nóng Thanh Xuân Trung.
Trước hết, theo Thủ tướng, người dân vẫn ra đường đông. Như vậy là chưa đạt kết quả về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ông cho rằng, nếu tình hình giữ như hiện nay thì Hà Nội kiểm soát được, đối phó tốt với dịch bệnh, nhưng nếu tình hình phức tạp hơn, diễn biến xấu như một số địa phương phía Nam thì có thể bị động, lúng túng và có thể có bất ngờ.
Thủ tướng trao đổi với một shipper, kiểm tra giấy đi đường của người dân.
Thủ tướng phân tích những việc "không được" tại phường Thanh Xuân Trung như là qua một tháng vẫn chưa kiện toàn được nhân sự Bí thư phường. Phường đã có Ban chỉ đạo nhưng chưa có quy chế làm việc. Cơ sở cũng không có đủ người trực tại sở chỉ huy tiền phương, đoàn công tác đến thì "chạy lên chạy xuống" tìm người.
"Hơn 500 xã phường không phải nơi nào cũng vậy, nhưng tại phường nóng nhất thì như vậy là chưa ổn. Hà Nội cơ bản làm tốt công tác phòng chống dịch, nhưng những điểm này cần khắc phục ngay, tăng cường kiểm tra giám sát. Những gì làm được phải ghi nhận, những gì chưa được phải nói thẳng", Thủ tướng nêu rõ. Đây cũng là bài học cho xã khác, phường khác...
Họp trực tuyến với lãnh đạo 579 xã phường, thị trấn của Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, các văn bản của Trung ương, nhất là các Công điện, chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rất rõ các công việc cần triển khai.
Ông lưu ý thêm chủ trương, phòng dịch vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, nhất là khi chưa có đủ vắc xin để tiêm cho phần lớn dân số. Do đó, phải vận động, kêu gọi, thuyết phục người dân tích cực tham gia, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
"Về chiến lược vắc xin và thuốc điều trị, xã phường chưa lo được mà Trung ương, Thành phố phải lo" - Thủ tướng nêu rõ.
Lãnh đạo Chính phủ cũng quán triệt, khi đã thực hiện giãn cách xã hội thì phải làm quyết liệt, chặt chẽ, làm nghiêm ngặt ngay tại xã phường, không để "chặt ngoài lỏng trong", đã hy sinh về kinh tế - xã hội để thực hiện giãn cách xã hội thì đổi lại phải đạt mục tiêu phòng chống dịch.
Báo cáo với Thủ tướng khu vực ngõ 328-330 Nguyễn Trãi là "chảo lửa", Bí thư Quận ủy Thanh Xuân cho biết, quận đã cách ly nghiêm ngặt người với người, nhà với nhà, tiến hành xét nghiệm kịp thời trên diện rộng, bóc tách F0, F1 ra khỏi cộng đồng, sau đó tiếp tục truy vết. Tới nay, khu vực này đã phát hiện 313 ca F0 trên tổng số khoảng 1.800 người dân.
Tuy nhiên, kết quả đợt xét nghiệm lần thứ 3 cho 1.300 người dân trong khu vực trưa 31/8 cho thấy có 16 mẫu dương tính, tích cực hơn so với các lần trước.
Sinh viên mắc kẹt tại Hà Nội: Chủ đạo là mì tôm, thèm lắm mới dám mua rau "Để tiết kiệm, mỗi ngày, mình phải căn ke thực phẩm, chia từng bữa ăn dần, song món "chủ đạo" vẫn là mì tôm. Hôm nào thèm lắm, mình mới dám mua một chút rau..." Khi năm học kết thúc, trong khi nhiều sinh viên trở về cùng gia đình thì một số khác lại chọn cách bám trụ lại thành phố để...