Hà Nội sẽ tiếp nhận, xử lý kiến nghị của người dân về quy định hành chính trên Zalo
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội sẽ xây dựng và đưa vào vận hành kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo trong tháng 9.
Nhằm mở rộng kênh tương tác, ứng dụng CNTT để người dân, doanh nghiệp “dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị” góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch triển khai xây dựng kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo.
Sắp tới, qua ứng dụng Zalo, người dân, doanh nghiệp tại Hà Nội có thể gửi phản ánh, kiến nghị về khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính (Ảnh minh họa)
Việc thiết lập kênh thông tin này nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong cải cách hành chính, tạo thêm kênh tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền địa phương để gửi những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết.
Qua ứng dụng Zalo, người dân, doanh nghiệp có thể gửi phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố; các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn thành phố hoặc phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ của cán bộ, công chức khi thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố.
Video đang HOT
Kế hoạch của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cũng nêu rõ yêu cầu kênh thông tin này phải tích hợp, kết nối với Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng Dịch vụ công quốc gia để đồng bộ dữ liệu, thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý thuận tiện, đúng quy định.
Kênh thông tin tiếp nhận phản ánh kiến nghị về quy định hành chính qua ứng dụng Zalo còn phải được thực hiện đơn giản, thuận tiện, có các tính năng thân thiện với người dùng. Người dân, doanh nghiệp có thể gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đến cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội một cách dễ dàng, thuận tiện.
Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức khi tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị qua ứng dụng Zalo đảm bảo kịp thời, nhanh chóng điều chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết phản ánh kiến nghị.
Theo kế hoạch, trong tháng 9, Trung tâm Tin học – Công báo thuộc Văn phòng UBND thành phố sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu phản ánh kiến nghị. Cơ sở dữ liệu được xây dựng đảm bảo tiếp nhận thông tin từ ứng dụng Zalo chuyển đến sau khi đã phân loại với những phản ánh kiến nghị về quy định hành chính như khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; hành vi, thái độ của cán bộ, công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Thông tin, dữ liệu của hệ thống sẽ được điều chuyển đến Hệ thống phản ánh, kiến nghị của thành phố và thực hiện đồng bộ với Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp nhận, xử lý theo quy định. Đảm bảo kết nối thông suốt, ổn định và an toàn, bảo mật thông tin với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Sau khi phản ánh, kiến nghị được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết, kết quả được thông báo tới người dân, doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị thông qua cơ sở dữ liệu phản ánh, kiến nghị của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội kết nối với ứng dụng Zalo.
Cũng trong tháng 9, Trung tâm Tin học – Công báo sẽ hoàn thành việc xây dựng quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo.
Ai được quyền kiểm tra, giữ Căn cước công dân?
Nhiều bạn đọc nêu thắc mắc: Hiện nhiều cơ sở lưu trú qua đêm (khách sạn, nhà nghỉ) vẫn giữ lại Căn cước công dân (CCCD) của khách, chỉ trả lại sau khi khách rời đi. Như vậy có đúng không?
Về việc này, đại diện Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an cho biết: Theo quy định của Luật CCCD, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân, dùng để chứng minh nhân thân công dân của Việt Nam và sử dụng vào những thủ tục hành chính, giao dịch dân sự khác. Theo quy định, chỉ những cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mới có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.
Trong các giao dịch dân sự như xin việc làm, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ lưu trú qua đêm... thì không có quyền giữ CCCD của người đó, mà chỉ được phép yêu cầu xuất trình CCCD để kiểm tra thông tin. Trước đây, với Chứng minh nhân dân cũng quy định như vậy.
Bạn đọc cũng nêu thắc mắc: Liệu trong quá trình kiểm tra CCCD, ví dụ như lễ tân khách sạn, có thể dùng thiết bị công nghệ để quét, sao chép và làm giả CCCD, đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng hay không?
Vẫn theo C06, CCCD gắn chip hiện nay được tích hợp nhiều thông tin của công dân và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ. Để bảo mật, công nghệ áp dụng trên CCCD gắn chip hiện nay tuân thủ theo tiêu chuẩn bảo mật của thế giới và của Việt Nam, đảm bảo thẻ không thể bị theo dõi ngầm, không bị đọc trộm thông tin trên thẻ nếu công dân không tự xuất trình thẻ CCCD để tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ (thiết bị này được C06 trang cấp cho các cơ quan chức năng phục vụ quét thông tin trong CCCD để giải quyết các thủ tục hành chính).
Theo đó, chip trên CCCD chỉ hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với các thiết bị đầu đọc chip trong phạm vi 10 cm. Trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa đầu đọc và chip của thẻ CCCD, mọi thông tin đều được mã hóa nhằm chống lại việc nghe lén, lấy trộm thông tin của công dân.
Ngoài ra, dữ liệu công dân bên trong chip khó có thể làm giả và thay đổi được sau khi phát hành thẻ với các thuật toán mật mã tuân thủ theo tiêu chuẩn của Ban Cơ yếu Chính phủ, cũng như tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Đồng thời, nếu có tác động bất hợp pháp can thiệp, chip sẽ có cơ chế tự bảo vệ dữ liệu. Công nghệ phần cứng của chip cũng như các công nghệ phần mềm triển khai trên thẻ CCCD đảm bảo chống lại việc làm giả thẻ cũng như làm giả dữ liệu của công dân. Không những vậy, ảnh được in trên thẻ CCCD là ảnh được lưu trong chip trong quá trình sản xuất, do vậy hoàn toàn có thể phát hiện khi đối sánh sinh trắc, nên việc lấy trộm thẻ CCCD để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp là không thể thực hiện.
Ví dụ, với thẻ CCCD gắn chip, khi đi rút tiền tại ngân hàng, công dân phải quét vân tay trực tiếp để so sánh với vân tay lưu trong thẻ CCCD để xác định chủ thẻ, nếu vân tay trùng khớp thì mới rút tiền được. Như vậy, nhân viên ngân hàng có thẻ cũng không thể tự rút được tiền của công dân.
Trong trường hợp các đối tượng cố tình làm giả CCCD thì cơ quan chức năng sẽ dễ dàng phân biệt, phát hiện khi sử dụng các thiết bị quét chuyên dụng
Lại xuất hiện website giả mạo trang thông tin điện tử Giấy phép lái xe Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị các Bộ: TT&TT, Công an hỗ trợ ngăn chặn và xử lý các website tên miền tcgplxgov.vn giả mạo trang thông tin điện tử giấy phép lái xe do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Trong nội dung thông tin đề nghị hỗ trợ xử lý website giả mạo trang thông tin điện...