Hà Nội: Sẽ giải thể các trường ngoài công lập không đủ điều kiện
Sở GD-ĐT Hà Nội đang thực hiện rà soát điều kiện tuyển sinh năm 2013 đối với các trường THPT ngoài công lập. Hiện tại có 8 trên tổng số 102 trường THPT ngoài công lập đã dừng hoạt động và đang được Sở GD-ĐT trình thành phố để giải thể.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, trường THPT ngoài công lập đang hoạt động, chiếm gần 50% số trường THPT của Hà Nội. Vai trò của các trường ngoài công lập rất quan trọng bởi thành phố mới chỉ có thể đáp ứng chỗ học cho khoảng 70% học sinh THPT vào các trường công lập trong bối cảnh đa phần nguyện vọng của học sinh thủ đô là được tiếp tục học phổ thông thay vì học nghề. Tuy nhiên, hiện nay các trường này lại chỉ thu hút được 16,4% số học sinh THPT do cơ sở vật chất của các trường quá thiếu thốn. Hiện mới có khoảng 20% số trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội có cơ ngơi ổn định và xây dựng kiên cố. Số còn lại phải đi thuê, mượn địa điểm.
Ngoài ra, có 40% số trường chỉ có dưới 2 phòng học bộ môn, trong đó chủ yếu chỉ là phòng chứa đồ dùng học tập, 30% số trường thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh, 14% số phòng học là bán kiên cố, học tạm…
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trường ngoài công lập, Hà Nội đang thực hiện các biện pháp giảm dần sĩ số học sinh/lớp và số lớp/trường ở tất cả các cấp học của khối trường công lập từ năm học 2012-2013.
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết: “Quan điểm của ngành là cố gắng bảo đảm duy trì và phát triển hệ thống ngoài công lập, tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu vẫn là bảo đảm quyền lợi của học sinh và hướng tới chất lượng thực chất. Vì vậy, chỉ những trường ngoài công lập có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định mới được giao chỉ tiêu tuyển sinh”.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Video đang HOT
Bi hài chuyện "bám ông thời tiết" đi học
Bản tin thời tiết của VTV1 liên tục thay đổi dự báo, kèm theo chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên địa bàn Hà Nội khiến nhà trường, phụ huynh vất vả khi xác định cho học sinh nghỉ hay không.
Thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các phòng GD, các trường và phụ huynh theo dõi bản tin thời tiết trên VTV1 lúc 6h15 để chủ động việc cho con nghỉ học nếu dưới 10 độ C (với HS tiểu học) và 7 độ C (với HS THCS).
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng bởi bản tin phát sớm nên khó hoặc quên theo dõi và bản tin cũng liên tục thay đổi dự báo thời tiết.
Nhật kí nháo nhào sáng 8/1
Sáng 8/1, bản tin lúc 6h15 của VTV báo 10,5 độ C. Sau đó (hơn 7h), bản tin báo từ 8 đến 14 độ C và có xu hướng giảm sâu hơn ngày 7/1. Trường học lấy mốc chốt là 6h30 nên các con vẫn đến lớp.
"Từ sáng đến giờ, các phụ huynh gọi tới tấp hỏi có cho con đi không. Mình chẳng biết trả lời như nào? Cô chủ nhiệm thì nói cần theo dõi thêm. Có mẹ bảo: "Em cứ quyết nghỉ học hay không, bọn chị theo. Thời tiết này các con đi học chắc ốm mất..." - Trưởng ban phụ huynh một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội tâm sự.
Phụ huynh nháo nhào hỏi nhau vì bản tin dự báo thời tiết.
"Làm trưởng ban phụ huynh xem ra nhiều lúc cũng bận rộn: sáng nào lạnh mấy cũng dậy sớm để ôm cái tivi nghe dự báo thời tiết, rồi bấm bấm, báo cáo chính xác còn hơn mấy cô bắt mạch thời tiết. Mà không theo dõi sát, báo sai, cả lớp sẽ nhốn nháo vì có con đi học có con không. Cô giáo lại phải xê dịch lịch học bù cho các bạn nghỉ" - vị này chia sẻ.Chị Đào Thị Phượng, ở Hương Viên (quận Hai Bà Trưng) lo lắng: Sáng nay sau khi xem dự báo thời tiết thấy hơn 10 độ, tôi gọi cho nhiều người để hỏi, vẫn không biết có nên cho con đi hay không.
Gọi cho cô giáo thì máy bận liên tục, chắc cũng nhiều phụ huynh gọi đến để hỏi. Sau một hồi đắn đo, tôi mới quyết định mặc quần áo ấm cho con đi học dù đang thấy con không được khỏe. Đến lớp thấy cũng không đông như thường ngày. Hỏi ra mới biết, rất nhiều phụ huynh vì lo lắng cho sức khỏe của con, không dám cho con ra đường".
Sáng học chiều nghỉ vì...rét
Đã lỡ cho con đến rồi chị đành cho cháu ở lại học, nhưng chỉ cho con học nửa buổi. Đến đầu giờ chiều quay lại đón con về sớm cho cháu đỡ lạnh.
Khá nhiều phụ huynh gặp khó khăn khi phải theo dõi bản tin thời tiết của VTV lúc 6h15 để chủ động việc cho con nghỉ học khi thời tiết rét đậm, rét hại (Ảnh: V.Chung)
Bác Hải có cháu đang học Trường TH Cát Linh (quận Đống Đa) cho biết: "Sáng nay trời lạnh lại mưa phùn. Bố mẹ cháu đi vắng, ô sin ở nhà quyết định không đưa cháu đi".
Chị Lan Hằng có con đang học Trường TH Trung Tự (quận Đống Đa) cho hay buổi sáng nếu không dậy sớm xem dự báo chị sẽ gọi hỏi hàng xóm có con học cùng trường để quyết định cho con đi hay không.
Chị Lan Anh, một nhân viên công sở may mắn hơn khi có bạn làm ở VTV. Sáng nếu dậy muộn chị gọi thẳng cho bạn để quyết định có để con tới lớp không.
Một số phụ huynh khác yên tâm hơn khi sáng sớm nhận được tin nhắn của cô chủ nhiệm hoặc sổ liên lạc điện tử của trường báo.
Lãnh đạo cũng lúng túng
Tại huyện Ba Vì, ông Nguyễn Đắc Mùi, Phó phòng GD-ĐT huyện cho biết, nhiệt độ tại Ba Vì theo thông báo của Đài truyền hình Hà Nội trong ngày 7/1 chưa xuống dưới 10 độ C. Do vậy số trẻ đi học ở huyện khá đông, trên 11.000 cháu và 37 trường có 100% HS đến lớp.
Trong khi dự báo thời tiết lúc 6h15 của VTV1 báo dưới 10 độ C, học sinh tiểu học ở nội thành gần như được nghỉ 100%.
Một số phụ huynh ở vùng ngoại thành vì khó khăn, không có điều kiện đưa đón con nên sáng họ lựa chọn cách để con tới trường, nếu được nghỉ các cháu sẽ tự về và ở nhà chơi với bạn trong xóm.
Phó phòng Nguyễn Đắc Mùi cho hay: "Từ ngày mai, bản tin thời tiết của VTV thông báo dưới 10 độ C thì học sinh tiểu học và mầm non sẽ được nghỉ".
Theo Văn Chung
Vietnamnet
HN: Rét đậm, có thể hoãn thi học kỳ Sáng qua (7/1), phần lớn các trường tiểu học tại Hà Nội vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội vẫn tiếp tục rét đậm, xuống dưới 10 độ C. Một hiệu trưởng trường tiểu học cho biết: "Hôm nay có lịch kiểm tra học kỳ 1, nhưng vì trời rét đậm nên trường phải...