Hà Nội: Sàng lọc học sinh trung bình ra khỏi lớp chuyên
Học sinh có học lực trung bình, hạnh kiểm trung bình sẽ được sàng lọc ra khỏi các lớp chuyên của các trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Ngược lại, học sinh các lớp đại trà sẽ có cơ hội gia nhập các trường chuyên.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành văn hướng dẫn gửi hiệu trưởng các trường THPT về công tác chuyển trường của học sinh THPT, chuyển trường và tuyển bổ sung học sinh vào lớp chuyên đợt đầu học kỳ II năm học 2019-2020.
Theo đó, đầu học kỳ II năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức chuyển trường và tuyển bổ sung học sinh vào các lớp 10 chuyên và lớp 11 chuyên của các trường: THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Đối với việc chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác: Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến đã tiến hành tuyển sinh băng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng cùng một hướng dẫn châm thi), học sinh phải đạt đủ tiêu chuẩn trúng tuyển sinh chuyên và không thuộc diện phải chuyển ra khỏi lớp chuyên các năm học tương ứng của trường chuyển đi và trường chuyển đến.
Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến không tuyển sinh bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi), học sinh phải tham dự thi tuyển bổ sung theo quy định tại Quy chế trường chuyên.
Video đang HOT
Đầu học kỳ II năm học 2019-2020, trường chuyên (hoặc trường có lớp chuyên) tổ chức sàng lọc học sinh chuyên lớp 10, lớp 11 và chuyên sang trường THPT không chuyên hoặc lớp không chuyên của trường những học sinh thuộc một trong các trường hợp sau: Phải lưu ban, Xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở xuống, Xếp loại học lực từ trung bình trở xuống.
Học sinh các trường THPT đã hoàn thành xong chương trình học kỳ I lớp 10 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên) hoặc lớp 11 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 11 chuyên) năm học 2019-2020 có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội; có nguyện vọng thi vào lớp chuyên của một trong bốn trường trên sẽ có cơ hội được tuyển bổ sung với các lớp chuyên.
Điều kiện dự thi: Cuối học kỳ I lớp 10 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên) hoặc cuối học kỳ I lớp 11 (đôi với tuyên bô sung vào lớp I1 chuyên) năm học 2019-2020 học sinh có học lực xếp loại giỏi và hạnh kiêm xếp loại tốt.
Học sinh muốn dự thi vào môn chuyên nào thì phải có điểm trung bình cuối học Kỳ I lớp 10 (đối với tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên) hoặc cuối học kỳ I lớp II (đối với tuyển bổ sung vào lớp 11 chuyên) năm học 2019-2020 của môn đó từ 8,0 trở lên.
Khi thi tuyển, học sinh làm một bài thi của môn chuyên đã đăng ký, thời gian làm bài là 120 phút đi với học sinh thi môn chuyên Hóa học và môn chuyên Ngoại ngữ, 150 phút đối với các môn chuyên còn lại. Nội dung thi theo chương trình học kỳ I lớp 10 (đối với tuyến bố sung vào lớp 10 chuyên) hoặc theo chương trình học kì I lớp 11 (đôi với tuyển bổ sung vào lớp 11 chuyên).
Học sinh trúng tuyển khi có điểm bài thi từ 7,0 trở lên (thang điểm 10) và có đầy đủ điều kiện dự thi, hồ sơ hợp lệ. Trường hợp số học sinh trúng tuyển vào một trường nhiều hơn chỉ tiêu của trường đó thì Sở GD&ĐT sẽ lấy điểm từ cao xuống cho đến đủ chỉ tiêu.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Cách đánh giá học sinh hiện nay gây nhiều hệ lụy
Bài Không nên đánh giá học sinh chỉ ở hạnh kiểm và học lực trên Báo Thanh Niên số ra ngày 7.9 phản ánh rất đúng về bất cập trong việc đánh giá học sinh (HS).
Ảnh minh họa: Ngọc Dương
Việc đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên và việc học của HS chỉ dựa vào điểm số của một số bài kiểm tra như hiện nay là vẫn còn lạc hậu.
Quan trọng hơn, nó dẫn đến nhiều hệ lụy và là rào cản cho lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới đây. Bởi cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới là đổi mới ở 5 phương diện: mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá và cách quản lý. Trong đó việc đổi mới cách kiểm tra đánh giá là rất quan trọng. Nó hướng đến cách đánh giá năng lực (gồm hiểu biết, kỹ năng và thái độ của người học), khác với cách đánh giá nặng về kiến thức trước đây.
Tuy nhiên, kế hoạch giảng dạy của hầu hết các tổ bộ môn hiện nay chủ yếu là các bài kiểm tra lý thuyết rất hàn lâm theo kiến thức đóng, học gì thi nấy, cách đánh giá quá xem trọng điểm số. Nhiều trường phổ thông coi đó là "tôn chỉ" của việc dạy và học, và chủ trương của ngành giáo dục là hướng đến việc kiểm tra đánh giá mở, chú trọng kỹ năng của HS trong đa dạng các hoạt động đã bị những "tôn chỉ" này ngãng đường.
Chẳng hạn ở môn văn, cách đánh giá HS hiện nay chỉ dừng lại ở đọc và viết. Trong khi đó môn văn rất cần kỹ năng nói. Nếu cứ chú trọng học để thi, học vì điểm thì HS chúng ta sẽ giỏi viết trên giấy nhưng lại vụng về khi giao tiếp. Lối học "vẹt", thiếu sáng tạo, quá lệ thuộc tài liệu của HS, suy cho cùng cũng từ đây mà ra.
Cùng với đó, việc đánh giá xếp loại giáo viên bằng hiệu quả giảng dạy qua điểm số các bài kiểm tra định kỳ của HS là quá phiến diện. Nó dẫn đến hệ lụy là giáo viên tùy tiện cắt xén chương trình học để dạy học "tủ" những trọng tâm. Hơn nữa nó sẽ là rào cản, làm cho giáo viên ngại đổi mới việc dạy học.
Theo Thanh niên
16 học sinh nhận giải "Khuyến tài Nguyễn Hiền" Ngày 30-7, Hội Khuyến học phối hợp với Phòng GD-ĐT Q.Thanh Khê tổ chức trao Giải "Khuyến tài Nguyễn Hiền" năm học 2018-2019 và trao học bổng cho HS có hoàn cảnh khó khăn hiếu học năm 2019. Giải "Khuyến tài Nguyễn Hiền" là giải thưởng đặc biệt dành cho HS giỏi toàn diện tiêu biểu, đã hoàn thành chương trình học tập...