Hà Nội: Rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn về tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, ngoài việc tổ chức tốt việc ôn tập lớp 12 theo chương trình và sách giáo khoa, các trường cần hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm cho HS .
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh, tất cả các trường phải hoàn thành nhiệm vụ dạy học theo đúng kế hoạch và biên chế năm học do Bộ GD-ĐT qui định. Hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá, xếp loại HS. Ghi đầy đủ, chính xác, trung thực các kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ. Đặc biệt, các trường cần hướng dẫn và rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm.
ảnh minh họa
Về tổ chức các hội đồng coi thi (HĐCT) theo mô hình cụm trường, Sở GD-ĐT Hà Nội quy định, mỗi cụm trường được ghép ít nhất từ 2 trường trở lên, trừ trường hợp đặc biệt đối với các trường vùng sâu, vùng xa mà HS phải đi quá xa khi ghép cụm trường. Tại mỗi địa điểm thi sẽ thành lập một HĐCT. Mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh, trừ phòng thi cuối cùng có thể tối đa là 28.
Các trường thông báo kịp thời và đầy đủ về kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tất cả HS đang học, thí sinh tự do, để mọi HS có nguyện vọng và đủ điều kiện, đều được dự thi theo Qui chế thi tốt nghiệp THPT.
Video đang HOT
Cũng theo công văn này thì từ 25/4/2011 đến 7/5/2011, trường phổ thông thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy tính. Ngày 7/5/2011 hết hạn đăng ký, hiệu trưởng trường phổ thông tổ chức kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi và các hồ sơ có liên quan đến kỳ thi, xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh; quyết định không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ, đồng thời thông báo trực tiếp cho thí sinh. Lập danh sách đề nghị xét miễn thi; đặc cách tốt nghiệp trước khi thi nộp Sở trước ngày 2/6/2011. Những giấy tờ được hưởng chế độ ưu tiên và cộng điểm khuyến khích chỉ có giá trị nếu nộp trước ngày thi.
Trong thời gian tổ chức kì thi, các trường tuyệt đối không bố trí cho giáo viên, cán bộ, nhân viên nghỉ hè sớm hoặc tổ chức nghỉ tập thể. Mỗi đơn vị cần huy động tối đa số cán bộ, công nhân, viên chức đủ tiêu chuẩn để làm nhiệm vụ thi.
Các trường cần chọn những cán bộ, giáo viên có năng lực, tính kỷ luật cao để đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như: Thư kí, tổ trưởng, uỷ viên phách, thanh tra thi, kỹ thuật viên vi tính, giám khảo… Hiệu trưởng cần kiểm tra kỹ danh sách cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ thi. Không cử một người làm nhiều nhiệm vụ tại cùng một thời điểm..
Cũng nhằm mục đích tổ chức một kì thi nghiêm túc, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các trường phổ biến cho toàn bộ HS tham dự kỳ thi phải được học tập quy chế thi. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi phải được học tập quy chế thi và được bồi dưỡng về nghiệp vụ làm thi.
Theo Dân Trí
Khối A ngành kinh tế áp đảo, khối C quá lèo tèo
Ngày 14/4, kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ 2011, theo thống kê sơ bộ của nhiều trường THPT trên địa bàn Hà Nội lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A, nhất là ngành kinh tế vẫn chiếm áp đảo nhưng ngược lại khối C lại lèo tèo vài chục bộ.
Kết thúc ngày nhận hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2011, đồng loạt các phương tiện thông tin đại chúng đều thông tin phản ánh từ các trường THPT, Sở GD-ĐT trong Nam, ngoài Bắc về số lượng ĐKDT đông nhất vẫn là khối A và D, trong đó ngành kinh tế vẫn chiếm áp đảo nhất. Ở Hà Nội, học sinh dự thi đông nhất vào các trường ĐH Kinh tế quốc dân, Thương Mại, Học viện Ngân hàng, ĐH Điện lực, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội...
Thí sinh không còn mặn mà với khối C do cơ hội việc làm ít
Ngược lại, khối C, số lượng hồ sơ ĐKDT lại rất ít, trong hàng nghìn bộ hồ sơ, chỉ có vài chục bộ đăng ký thi. Cụ thể, trường THPT Marie Curie - Hà Nội năm nay nhận được 1.200 bộ hồ sơ của 450 học sinh trong trường. Ông Lê Ngọc Lâm, cán bộ văn phòng của trường cho biết: "Lượng hồ sơ đăng ký chủ yếu vào khối A và D vào các trường ĐH Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Bách khoa, sau đó mới đến ĐH Ngoại thương, Thương mại. NV2 của học sinh chủ yếu đăng ký vào các trường ĐH Dân lập. Lượng hồ sơ khối C chỉ vài chục bộ, rất ít".
Tại trường THPT Yên Hòa, theo cô Đặng Thu Lan, cán bộ nhà trường cho biết: "Trường năm nay nhận được 1.500 hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ của học sinh nhưng số lượng hồ sơ dự thi vào khối C đếm được trên đầu ngón tay. Thí sinh chủ yếu thi vào trường Kinh tế Quốc dân và Thương mại".
Tương tự, tại trường THPT Đoàn Kết, nhận được 1.474 bộ hồ sơ nhưng lượng hồ sơ dự thi khối C chỉ nhiều hơn các khối ngành năng khiếu một chút. Kỷ lục, trường THPT Việt Đức, nhận được 2.200 bộ nhưng chỉ vẻn vẹn có 3 bộ hồ sơ khối C. Đặc biệt, tại phòng GD-ĐT, quận Hoàn Kiếm, trong 250 bộ hồ sơ nhận được không có bộ nào khối C.
Cô giáo Đặng Thu Lan, trường THPT Yên Hòa phân tích: "Nguyên nhân chính của việc thí sinh dự thi khối C ít cũng là điều dễ hiểu vì học sinh Hà Nội học phân ban nhiều. Số lượng học sinh học ban Tự nhiên nhiều hơn ban Xã hội. Thậm chí có trường không có ban Xã hội vì học sinh được quyền chọn ban học".
Tại sao thí sinh lại ĐKDT C ít? Không phải bây giờ mới xảy ra hiện tượng này mà từ nhiều mùa tuyển sinh trở lại đây. Bởi vì thí sinh cũng đã thực tế hơn về việc làm sau khi ra trường với khối C hiện nay rất khó khăn như các ngành Văn học, Lịch sử, Thông tin - Thư viện, Công tác xã hội, Triết học, Chính trị học... Bên cạnh đó, thí sinh dự thi khối A và D, cơ hội xét tuyển cũng nhiều hơn khối C.
Kinh nghiệm nhiều năm tuyển sinh về số lượng thí sinh dự thi ít và tránh thiếu chỉ tiêu, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QG Hà Nội vài năm trở lại đây ngành nào cũng tuyển sinh 2 khối C và D, A. Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhiều ngành cũng tuyển sinh cả 2 khối C và D. Tương tự, nhiều trường ĐH về xã hội khác cũng như vậy, mở thêm khối thi để "trống móm" thí sinh.
Theo thống kê năm 2010 của Bộ GD-ĐT, trong tổng số 460.148 sinh viên đại học hiện nay thì sinh viên nhóm ngành Xã hội nhân văn có 34.999 sinh viên (chiếm tỷ lệ 7,61%). Hệ CĐ còn ít hơn, trong tổng số 53.130 sinh viên, sinh viên nhóm ngành Xã hội nhân văn là 1.695 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3,19%).
Theo Dân Trí
Nhóm ngành kinh tế dẫn đầu hồ sơ thi ĐH 2011 Tỉ lệ hồ sơ đăng ký dự thi ĐH vào các trường ĐH, CĐ năm nay vẫn ghi nhận sự "lên ngôi" của nhóm các ngành kinh tế. Ngày mai, 14/4 là hạn chót nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường CĐ, ĐH theo tuyến Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, nhiều trường đã hoàn tất việc thu nhận hồ sơ...