Hà Nội rà soát giáo viên tiếng Anh: Có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi
Việc kiểm tra, rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh được Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhà trường bởi những lợi ích mang lại cho cả giáo viên và học sinh.
Giờ học tiếng Anh của trường tiểu học Trần Quốc Toản ( quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Vân Anh
Đòi hỏi cấp thiết
Theo ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, mục đích của việc tổ chức kiểm tra đối với giáo viên tiếng Anh là để có căn cứ xếp lớp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho các thầy giáo, cô giáo dạy môn học này.
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi mà học sinh có rất nhiều cơ hội học tiếng Anh ở bên ngoài nhà trường; số lượng giáo viên bản ngữ có chất lượng tham gia dạy tiếng Anh ngày càng tăng.
Nếu các thầy, cô giáo không kịp thời được đào tạo nâng chuẩn thì sẽ lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ dạy học ở các nhà trường và mong muốn của phụ huynh.
Trao đổi về vấn đề này, cô Bạch Thị Thanh Huyền- Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm) cho biết: Việc rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh là chủ trương đúng đắn của Sở và thành phố.
Tới đây Tiếng Anh trở thành môn chính thức của chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với GV là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết. Việc GV nỗ lực nâng cao trình độ tiếng Anh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng chính là vì học sinh của mình. Nhà trường sẽ bố trí sắp xếp, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia khảo sát và bồi dưỡng.
Cô Huyền cho biết thêm, nếu khóa học được tổ chức trong hè thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy của giáo viên học sinh trong trường. Nếu tổ chức trong năm học thì vẫn có phương án bố trí để đảm bảo không thiếu giáo viên. 2 giáo viên tiếng Anh của nhà trường đã sẵn sàng tham gia lớp đào tạo.
Còn cô Đỗ Mai Phương- giáo viên tiếng Anh Trường tiểu học Trần Quốc Toản cho chia sẻ, từ năm 2019, Ban giám hiệu nhà trường đã thông báo chủ trương nâng cao trình độ cho giáo viên ngoại ngữ. Đây là chủ trương đúng đắn để nâng cao trình độ cho giáo viên.
Video đang HOT
Không phải giáo viên nào cũng có cơ hội tham gia vào khóa thi IELTS vì 100% chi phí khá đắt đỏ. Được thi IELTS miễn phí không chỉ là cơ hội quý báu không chỉ đối với giáo viên trẻ mà cả với giáo viên công tác lâu năm để nâng cao trình độ, là cơ hội để trau dồi kiến thức.
“Sau khi ra trường công tác, kiến thức dần bị mai một. Bây giờ được học lại, được trau dồi kiến thức là rất tốt bởi việc này sẽ đem lại lợi ích cho bản thân mình và cho HS của mình. Nhiều thầy cô cũng thu xếp công việc để cố gắng tham gia vào khóa học vì không phải ai cũng có cơ hội được tham gia khóa đào tạo miễn phí và có lộ trình cụ thể để nâng cao trình độ”. – Cô Phương nói.
Giờ học tiếng Anh của học sinh Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: Vân Anh
Có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi
Còn cô Đào Thị Hồng Hạnh- Hiệu trưởng Trường THCS Bế Văn Đàn (quận Đống Đa) cho hay, nhà trường hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Sở vì đây là việc làm cần thiết. Với đặc thù của môn ngoại ngữ, những kiến thức các thầy cô áp dụng sau khi ra trường không nhiều.
Nếu không được tái đào tạo một cách bài bản chuyên nghiệp, nhất là không có môi trường tiếng để cọ sát với người nước ngoài thì kiến thức sẽ dần bị mai một, nhất là khả năng nghe nói. Thầy cô có thể giỏi về ngữ pháp, giỏi đọc viết nhưng nghe nói không có sự tiếp xúc thường xuyên thì sẽ mai một dần.
Đợt khảo sát này có tác dụng rà soát xem các thầy cô đang đứng ở mức độ nào, xốc các thầy cô lên và tạo cơ hội học tập. Có thể các thầy cô sẽ vất vả một chút vì phải tham gia đào tạo bồi dưỡng nhưng điều này rất cần thiết.
Việc khảo sát để nâng cao trình độ của giáo viên tiếng Anh thể hiện sự quan tâm của thành phố và Sở GD&ĐT đối với đội ngũ GV nói chung, đặc biệt GV tiếng Anh. Chưa môn nào được làm như thế này. Điều này cho thấy thành phố đã có sự quan tâm lớn đối với đội ngũ giáo viên tiếng Anh, giúp nâng cao trình độ giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường.
Cô Hạnh cho rằng việc nâng cao trình độ của giáo viên là cần thiết vì điều này xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Trong khoảng thời gian học tập tại trường, học sinh phải được trang bị kiến thức, khả năng giao tiếp tiếng Anh để sau này tham gia vào lực lượng lao động. Thầy cô phải là những người có đủ kiến thức để hướng dẫn được các con. Có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi.
Ban đầu, giáo viên cũng có một chút lo lắng vì chưa hiểu rõ chủ trương của thành phố, của Sở. Tuy nhiên, sau khi được nhà trường giải thích, các thầy cô đều rất hào hứng để tham gia khảo sát. Có cô giáo sắp nghỉ hưu cũng sẵn sàng tham gia vì coi đây là cơ hội quý báu để nâng cao trình độ.
“Các thầy cô bắt đầu sát hạch từ ngày 18/6. Nhà trường đã thu xếp thời gian, thời khóa biểu để các cô yên tâm tham gia. Do địa điểm sát hạch khá xa nên nhà trường đã chuẩn bị xe cho các cô di chuyển. Nhà trường luôn tạo điều kiện tối đa cho các thầy cô tham gia sát hạch cũng như tham gia các lớp đào tạo sau này”- cô Hạnh cho biết.
Giáo viên Hà Nội kiệt sức vừa dạy học, vừa ôn thi IELTS
Việc Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu toàn bộ giáo viên tham gia thi nâng chuẩn trình độ tiếng Anh IELTS khiến nhiều thầy cô chật vật vừa phải dạy học, vừa lo ôn thi.
Trò ôn thi, cô cũng ôn thi
Cô N.T.N là giáo viên môn tiếng Anh một trường THPT ở Thanh Xuân, Hà Nội ngạc nhiên khi Sở GD&ĐT đưa ra quy định yêu cầu rà soát, đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế trên địa bàn thành phố.
"Để trở thành giáo viên giảng dạy ở bậc THPT, thì ít nhất trình độ tốt nghiệp phải từ cử nhân Ngoại ngữ trở lên. Đồng thời, trước khi thi tuyển vào trường, giáo viên chúng tôi đều phải học để lấy chứng chỉ C1.
Liên tục trong nhiều năm qua, trình độ tiếng Anh chỉ có tăng lên chứ không thể giảm bớt. Vậy tại sao Sở lại đưa ra việc rà soát vô nghĩa trong thời điểm cuối năm học này?", cô N.T.N thắc mắc.
Đây cũng là điều khiến cô L.H.O, giáo viên trường THPT Thường Tín (Hà Nội) nhiều ngày mất ngủ vì áp lực. Khoảng thời gian này, giáo viên và học sinh đang phải học đuổi chương trình để bắt kịp tiến độ kế hoạch năm học 2019-2020. Gần như cả cô và trò đều sắp kiệt sức.
Trong khi đó, Sở GD&ĐT Hà Nội lại đưa ra yêu cầu rà soát thi IELTS 6.5 khiến giáo viên "việc chồng việc". "Vừa phải dạy học sinh, vừa kiểm tra cuối năm, ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi IELTS... chúng tôi có quá nhiều thứ phải làm. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả và tâm lý", cô L.H.O nói.
Thuộc diện phải đi thi, cô T.T.M, giáo viên trường THPT Ngọc Hồi (Hà Nội) cho biết, thời gian theo yêu cầu của Sở quá gấp gáp, cô cảm thấy " mệt mỏi với việc vừa đi dạy, vừa ôn tập".
" Tôi tự tin vào chuyên môn của mình, nhưng để tham gia rà soát trình độ theo hướng thi IELTS thì tôi phải ôn tập lại từ đầu. Dạy học trên lớp và kỹ năng khác với thi IELTS. Những bài thi này đòi hỏi 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết rất cao, buộc thầy cô phải dành nhiều thời gian ôn luyện lại trước khi thi", giáo viên nói.
Đang là giai đoạn nước rút, giáo viên không thể vừa ôn luyện phục vụ cho việc khảo sát, vừa phải đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại trường, cô T.T.M lo lắng.
Nhiều ý kiến lại cho rằng, học sinh hiện có trình độ tiếng Anh tốt, rất nhiều em đạt từ 6.0 đến 8.0; nếu giáo viên không đạt từ 6.5 IELTS trở lên thì khó lòng dạy học.
"Chúng tôi dạy học sinh những kiến thức, kỹ năng ngữ pháp cơ bản theo chương trình hiện hành của Bộ GD&ĐT. Chúng tôi không dạy để các em đi thi lấy chứng chỉ quốc tế. Nếu học sinh có nhu cầu lấy chứng chỉ thì sẽ có những hướng học, luyện đề và rèn 4 kỹ năng chuyên sâu hơn", thầy N.M.Đ, trường THPT Hoài Đức (Hà Nội) thắng thắn chia sẻ.
Thầy Đ đồng tình với việc Sở GD&ĐT rà soát, đánh giá nhằm mục đích bồi dưỡng nâng chuẩn tiếng Anh cho giáo viên. Tuy nhiên về thời gian, thầy giáo phản đối việc Sở tổ chức đợt thi trong thời gian cuối năm học như hiện nay.
Giáo viên giảng bài cho học sinh. (Ảnh minh hoạ)
Nâng chuẩn theo lộ trình
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, việc đào tạo nâng chuẩn quốc tế (IELTS) cho giáo viên tiếng Anh ở tất cả các cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn mới.
"IELTS là một trong những hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và được đánh giá uy tín nhất trên thế giới. Sở lựa chọn hình thức này để hỗ trợ cho giáo viên tiếng Anh phát triển tốt nhất bốn kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói.
Kết quả rà soát giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế IELTS được sử dụng làm căn cứ phân loại, xếp lớp đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho giáo viên", Sở GD&ĐT Hà Nội lý giải
Lớp đào tạo sẽ chia làm nhiều đợt, giáo viên được tham gia các khóa học chuẩn để nâng 1 bậc khung trình độ IELTS. Dự kiến bình quân cứ cách một năm Sở GD&ĐT lại tổ chức bồi dưỡng một lần giúp giáo viên tiếp tục nâng chuẩn.
Mục tiêu tới năm 2025, toàn ngành GD&ĐT Hà Nội có trên 50% giáo viên các cấp học đạt trình độ 6.5 IELTS trở lên.
Về kinh phí đào tạo, giáo viên tham gia được hỗ trợ toàn bộ tiền, bao gồm cả công tác phí trong quá trình học tập bồi dưỡng, giảm thời gian giảng dạy tại trường. "Giáo viên có thể hoàn toàn yên tâm nâng cao năng lực ngoại ngữ cũng như kỹ năng sư phạm của mình sau đợt khảo sát này", Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.
Theo kế hoạch, từ ngày 18/6 đến ngày 5/7, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ triển khai việc kiểm tra rà soát để xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh. Tất cả giáo viên đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc sẽ tham dự kỳ kiểm tra, rà soát đánh giá.
Hà Nội: Giáo viên nâng chuẩn IELTS được hỗ trợ toàn bộ kinh phí Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, giáo viên tham gia lớp đào tạo nâng chuẩn tiếng Anh quốc tế IELTS sẽ được hỗ trợ toàn bộ kinh phí (bao gồm cả công tác phí trong quá trình học tập bồi dưỡng), giảm thời gian giảng dạy tại trường. Ảnh minh họa Cùng với việc chuẩn bị các điều kiện đáp ứng...