Hà Nội quyết chữa nói ngọng
Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra vấn đề luyện phát âm, viết đúng 2 phụ âm đầu “l” và “n” thực hiện tại các trường tiểu học ở 13 huyện ngoại thành Hà Nội, cùng với đó là việc triển khai sáng kiến, kinh nghiệm chữa ngọng cho giáo viên tiểu học.
Các trường hào hứng với dự án “chữa ngọng” của Sở GD-ĐT Hà Nội
Nói ngọng do thói quen
Ông Nguyễn Trí Dũng, phó Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, kết quả khảo sát tại 13 huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy có 22,27% trong số 203.832 học sinh và 11,80% trong số 10.875 giáo viên nói và viết sai chữ l, n.
Trong đó, huyện Mê Linh có số học sinh ngọng nhiều nhất (chiếm khoảng 40,6% trong tổng số trên 14.000 học sinh). Tiếp đến là huyện Sóc Sơn có trên 34% trong số 22.036 học sinh, Ứng Hòa 31,7%… Mê Linh và Phú Xuyên cũng là những địa phương có số giáo viên nói ngọng nhiều nhất, trên 23% trong tổng số giáo viên được khảo sát, tiếp đến là Ứng Hòa, Thường Tín, Sóc Sơn.
Việc nói ngọng l, n do tính chất phương ngữ, thói quen của các vùng miền, trong nhà trường và cộng đồng đều không chú ý đến việc phát âm, viết sai và không có ý thức sửa sai.
Tình trạng học sinh nói ngọng chiếm đa số tại một số trường. Trường tiểu học Đại Thịnh, Mê Linh có khoảng 60% học sinh nói ngọng n, l. Trường tiểu học Ngô Tất Tố, Vĩnh Ngọc, Đông Anh có 30-40% học sinh nói ngọng. Đại diện một số trường tiểu học khác như An Khánh (Hoài Đức), Tiền Phong (Mê Linh), Nhị Khê (Thường Tín) cũng cho biết tỉ lệ học sinh nói ngọng l, n khá phổ biến.
Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng: “Chỉ khi phân biệt được việc phát âm và viết thế nào là đúng, sai thì mới có thể sửa được. Có nhiều học sinh biết mình nói ngọng nhưng không biết phải sửa thế nào cho đúng, cũng có những học sinh không quan tâm đến việc phát âm chuẩn.
Nhiệm vụ của giáo viên các trường tiểu học là giúp các em phân biệt và ý thức rõ việc cần phải sửa, sửa như thế nào. Muốn vậy chính giáo viên phải nói, viết chuẩn, phải đi đầu trong việc sửa nói ngọng”.
Dù xác định ngay từ đầu rằng, “chữa ngọng” là hành trình khá gian nan song đến nay, sau một thời gian thí điểm tại huyện Phú Xuyên đã cho kết quả tương đối khả quan. Tỉ lệ học sinh nói ngọng giảm từ 48,36% xuống còn khoảng 20%, tỉ lệ giáo viên nói ngọng cũng giảm đáng kể. Sở GD-ĐT Hà Nội đã triển khai việc “sửa ngọng” ở 13 huyện ngoại thành, chủ yếu là các huyện thuộc địa bàn Hà Tây, Vĩnh Phúc cũ.
Video đang HOT
PGS.TS Vũ Kim Bảng, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhấn mạnh, “Nói không sửa được l/n là thiếu trách nhiệm. Cách phát âm như vậy chỉ là hiện tượng xã hội, không phải là một bệnh lí. Và chúng ta hoàn toàn có thể sửa được.
“Chữa ngọng” bằng cách rèn thói quen mới
“Gần 50% học sinh và khoảng 30% giáo viên của huyện Phú Xuyên phát âm và viết sai chữ l, n”. Đó là kết quả khảo sát do Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội thực hiện vào năm học 2008-2009.
Kết quả này là một trong những căn cứ đầu tiên để ông Nguyễn Trí Dũng, phó Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất dự án triển khai sáng kiến kinh nghiệm chữa ngọng cho giáo viên tiểu học, thí điểm ở huyện Phú Xuyên, tiếp đến triển khai ở 13 huyện ngoại thành Hà Nội.
Bà Chử Thị Thúy, chuyên viên phòng GD-ĐT huyện Đông Anh, Hà Nội cho biết, ở huyện Đông Anh 100% các trường tiểu học trong huyện đều có học sinh nói ngọng và cũng phát hiện nhiều học sinh “viết ngọng”. Phòng GD-ĐT huyện đã chú trong việc chữa ngọng cho học sinh từ rất nhiều năm nay, trước khi có yêu cầu chính thức của Sở GD – ĐT Hà Nội.
Bà Thúy nhận định, nếu học sinh hiểu rõ nghĩa thì sẽ không phát âm và viết sai. Vì vậy, chúng tôi xác định việc “chữa ngọng” được xem là nhiệm vụ của giáo viên. Trên tinh thần chỉ đạo của Phòng GD – ĐT, giáo viên sẽ tự nghiên cứu để có phương pháp sửa sai hợp lý, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Mỗi tuần các lớp đều danh 1 – 2 tiết học riêng để sửa phát âm cho học sinh. Khi học sinh đã nhận thức được sự thiệt thòi của việc nói và “viết ngọng” thì các em sẽ tự rèn cho mình thói quen “nói chuẩn”.
Ông Phạm Xuân Tiến cho biết đã yêu cầu các trường tiểu học thường xuyên chú trọng việc sửa phát âm, viết sai khi dạy tiếng Việt, đặc biệt là các phân môn tập đọc, tập viết, tập làm văn. Các trường phải bố trí ít nhất 1-2 tiết/tuần để luyện tập, chữa ngọng cho học sinh.
Các trường có thể tổ chức các hình thức sinh động để tạo môi trường phát âm, viết chuẩn tiếng Việt. Giáo viên phải dành thời gian trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để sửa lỗi phát âm cho nhau, hướng dẫn học sinh chia nhóm để luyện tập sửa ngọng. Việc nắm chắc nghĩa của từ để viết đúng là yếu tố quan trọng giúp việc sửa ngọng nhanh hơn.
Tuy nhiên, việc sửa ngọng không chỉ trông chờ vào nhà trường mà phải từ cả cộng đồng. Vì học sinh chỉ ở trường vài tiếng/ngày. Sau đó khi về nhà lại tiếp xúc với môi trường nói ngọng. Việc nói ngọng nhưng không biết và không có động cơ phải sửa của người lớn khiến con trẻ bị lôi cuốn trở lại cách phát âm sai, viết sai.
Bên cạnh đó, có những giáo viên cũng không thành công trong việc sửa ngọng, đây là cản trở cho việc đẩy mạnh việc sửa ngọng của học sinh.
“Chữa ngọng” cần bắt đầu từ cấp mầm non
Khi Hà Nội chính thức khởi động chương trình “chữa ngọng” cho học sinh tiểu học, rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ và hi vọng vào kết quả tốt đẹp.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ “diệt cỏ phải diệt tận gốc” thì nên chăng dự án này cần bắt đầu từ cấp học mầm non.
Ngay từ những tình huống giao tiếp tại trường mầm non đã phần nào hình thành thói quen ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Vì vậy, các giáo viên mầm non mới chính là những người đặt nền móng cho việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của các học sinh tiểu học.
Vì vậy, từ khâu tuyển lựa và đào tạo giáo viên mầm non cần phải bài bản hơn và đặt thêm yêu cầu về chuẩn phát âm.Còn nhiều vấn đề phải bàn và cũng còn nhiều câu chuyện xung quanh chuyện nói và viết ngọng nhưng dự án “chữa ngọng” mà Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang triển khai mang ý nghĩa xã hội to lớn, hứa hẹn mang lại những kết quả tốt đẹp, góp phần làm trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt.
Theo GD và ĐT
Trường "lách luật" để không "giam" HS đến 19h
Thực hiện khung giờ học mới, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các đơn v không được tự ý đnh ra các giờ học tránh. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn "lách luật" để tránh cảnh cả thầy đều khổ vì tan học muộn buổi chiều.
Cả ng lẫn tư đều "lách"
Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Quận Ba Đình) chỉ tổ chức học chính khóao buổi sáng, buổi chiều trường tiến hành bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh (HS). Do đó, hiệu trưởng nhà trường hoàn toàn có lý do để không chấp hành quy đnh của UBND thành phố Hà Nội.
TS Nguyễn Tùng Lâm - hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Việc tổ chức các lớp chiều phải chia ca kíp nên không thể thực hiện "giam" HS đến 19h được. Với lại khuôn viên trường thì hẹp, phòng học chỉ có thế nên có muốn chấp hành cũng chu".
Bố trí học sớm để HS rời trường trước giờ cao điểm đã là giải pháp một số trường học 2 buổi/ngày áp dụng.
Ngay như cả trường THPT DL Lương Thế Vinh, đơn v chấp hành tốt quy đnh khi mà HS tan học sớm (17h15) nhưng vẫn b "giam" đến 19h, đôi lúc phải "nới" quy đnh. Cô Kim Anh - phó hiệu trưởng nhà trường tiết lộ: "Do HS bậc THCS THPT đều tan học cùng giờ nên những HS nào đi dch vụ xe đưa đón có thể ra về được. Còn đối với những HS đi phương tiện cá nhân, xe buýt hay người nhà đến đón thì đành phải ngồi chờ đến 19h theo đúng quy đnh của UBND thành phố".
Nói là thế nhưng Trường THPT Lương Thế Vinh đôi lúc cũng phải linh động. Có bậc phụ huynh nào mà đến đón sớm thì nhà trường cũng phải xem xét giải quyết để cho các em được về cùng.
"HS chỉ ngồi chơi ở trong trường mà bố mẹ đến đón từ lúc 5h30-6h ngoài cổng. Chúng tôi không đành lòng nhìn phụ huynh đứng chờ đến 19h" - hiệu phó Trường THPT DL Lương Thế Vinh nói.
Một số trường tư thục tổ chức học 2 buổi/ngày lại có giải pháp "thuyết phục"n, đó là đẩy thời gian kết thúc giờ học ca chiềuo lúc 16h15 hoặc 16h30. Đây là khoảng thời gian mà mật độ giao thông ở Hà Nội đang ở mức thưa thớt.
Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Siêu tâm sự: "Mặc dù có quy đnh về khung giờ mới nhưng trường chúng tôi vẫn thực hiện y như trước. Do trường tổ chức học hai buổi/ngày chứ không phải học hai ca nên việc bố trí linh động sẽ tối ưui việc thực hiện cứng. Hơn thế nữa phần lớn HS các cấp học ở trường tôi đều sử dụng dch vụ xe đưa đón của trường. Việc thực hiện này trường đã báo cáo lên các phòng chức năng".
Đối với trường ng thì phạm vi "lách" hẹpn. Hầu hết những HS không phải học tiết 5 thì trường đều để cho các em ra về chứ không "giam" lại.
Học sớm, về sớm: Trường tư dễ, trường ng khó
Khi được chia sẻ về giải pháp học sớm ca chiều để HS ra về trước giờ cao điểm, Kim Anh - phó hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh hoan hỉ đồng tình. "Nếu mà Sở GD-ĐT cho chúng tôi thực hiện như vậy thì tốt quá. Có thể thời gian nghỉ trưa hoặc nghỉ tiếtt đi một chút nhưng dù sao cũng đỡ khổn cái cảnh túc trực đến 19h" - Kim Anh nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo các trường ng lập thì lại cho rằng, muốn thực hiện được rất khó bởi sẽ làm thầy rơio cảnh quá tải, không có thời gian để nghỉ ngơi. "Khác với trường tư là họ có thể thuê GV nên việc bố trí có thể thay đổi được. Còn trường ng thì đnh biên GV chỉ vậy mà mỗi thầy lại phải đáp ứng đủ số tiết theo quy đnh của ngành. Trong khi đó ca sáng tano lúc 11h30 nên ca chiều có bố trí thì phảio lúc 12h30 như vậy HS tiết 5 vẫn phải học đến 17h chứ không thể kết thúc sớmn" - Quỳnh, phó hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức phân tích.
Thầy Bình, hiệu trưởng nhà trường, nói thêm: "Nếu trường ng tan ca chiềuo lúc 17h thì lại trùng với các cấp học dưới ng sở nên khó chống được việc ùn tắc. Có lẽ buổi học chiều kết thúco lúc 18h thì hợp lýn".
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
"Giờ học thay đổi, không biết phải đón con như thế nào?" Ngày mai 1/2, các trường học của 12 quận huyện thuộc địa bàn thủ đô bắt đầu áp khung giờ mới do UBND thành phố ban hành. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường học cũng như các phụ huynh bày tỏ những bất cập của việc điều chỉnh giờ học này. Băn khoăn vì những điểm bất hợp lý Theo công văn của...